• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Bữa tiệc tưng bừng của tâm lý học và những điều bí ẩn


Thường có độc giả hỏi tôi, tại sao lại viết ra một câu chuyện như Đừng nói chuyện với cô ấy ? Nguyên nhân viết ra câu chuyện này là gì? Tôi hường trả lời: “Tôi thích công việc viết lách, kiên trì nhiều năm, rốt cuộc đã viết ra được một tác phẩm không tệ, đây hẳn có thể tính  là một lẽ thường tình. Còn về nguyên nhân... Không có nguyên nhân gì cả, viết ra một câu chuyện mà còn phải có nguyên nhân ư?”

Nhưng tỉ mỉ ngẫm lại, đó rõ ràng là một câu trả lời hết sức qua loa, bởi lẽ bất cứ việc gì  xảy ra cũng đều có nguyên nhân. Tôi trả lời là không có nguyên nhân có lẽ là vì tôi lười không muốn suy nghĩ quá nhiều về điều này, cũng có thể là tôi đã biết được nguyên nhân, vậy nhưng xuất phát từ một mục đích nào đó mà lại vô thức tiến hành che giấu hoặc là ngụy trang co những tin tức có liên quan. Bất kể ra sao, để có thể nhân thức rõ bản thân hơn, đồng thời cũng là để có thể mang tới cho các bạn độc giả đã đưa ra câu hỏi này một câu xác đáng, tôi quyết định nhìn thẳng vào nội tâm của bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân thực sự khiến tôi sáng tác ra Đừng nói chuyện với cô ấy.

Chuyện có lẽ phải bắt đầu nói từ lúc tôi còn nhỏ.

Phần lớn các gia đình trên thế gian này đều không thể coi là đầm ấm, còn tôi thì được sinh ra trong một gia đình có thể nói là rất không đầm ấm. Từ khi tôi bắt đầu hiểu chuyện thì cha mẹ đã ôm mộng làm giàu, không ngừng mang tiền đi đầu tư một cách mù quáng, để rồi nợ nần chồng chất, càng chất càng cao. Vì bận làm ăn, họ rất ít khi để tâm đến gia đình, sau khi về nhà thì chỉ toàn cãi nhau là đem tôi ra trút giận, hơn nữa còn thường xuyên nói chuyện về nợ nần mà chẳng chút kiêng dè. Từ nhỏ tôi đã hiểu được rằng cả cha lẫn mẹ đều là người không đáng tin cậy, do đó rất thiếu cảm giác an toàn, tích cách cũng vì vậy mà trở nên u uất.

Năm 2001, tôi từng thử tự sát hai lần, phương thức là dùng thuốc ngủ và cứa cổ tay. Đến khi thực sự làm rồi tôi mới phát hiện giết người không phải là một chuyện đơn giản, đặc biệt là khi giết chính bản thân mìn. Muốn chết mà không được, tôi dần dần biết cách kiên trì và nhẫn nại, đồng thời còn học được biện pháp tìm ra hi vọng trong sự tuyệt vọng.

Trong trạng thái tâm lý ấy, tôi gặp được một cô gái có cái tên là Cẩn, bạ cùng lớp của tôi. Giữa những năm tháng nụ tình chớm nở, cô gái ấy đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp trong trái tim tôi, trở thành nơi mà tôi thác gửi niềm hy vọng đối với cuộc sống. Nếu không có cô ấy, có lẽ tôi sớm đã sa ngã để rồi cuối cùng đi đến sự hủy diệt. Gặp được cô ấy có thể coi là một điểm nhấn trong sinh mệnh của tôi, đây chính là nguồn gốc của bút danh “Ngộ Cẩn [1]”

Sự vô vọng và u uất trong hiện thực đã thúc ép tôi xây nên cho mình một thế giới tinh thần cực kỳ phong phú. Hồi nhỏ tôi rất thích khoa học tự nhiên, coi việc thăm dò nhữn điều bí ẩn trong vũ trị là mục tiêu cả đời mình. Chính quá trình tiếp xúc với ngành khoa học này đã hình thành nên địa vị chủ đạo của tính duy lý trong cách thức tư duy của tôi.

Sau khi thử tự sát hai lần mà đều thất bại, tôi bắt đầu suy nghĩ về sự phức tạp của đời người và thế giới. Đương nhiên tất cả đều mơ hồ. Năm 2002, tôi đọc được cuốn Trăm năm cô đơn trong nhà của một người bạn cùng lớp, thế rồi tức thì đắm chìm vào trong những con chữ tràn trề sắc sống của García Márquez[2] cùng thế giới quan khiến người ta phải gật gù tán thưởng ông. Một năm sau đó, tôi như đói như khát đọc liền một mạch hơn mười bộ danh tác văn học của cả Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời bắt đầu thử sáng tác. Kể từ thời điểm đó, sáng tác đã trở thàn một điểm nhấn khác trong sinh mệnh của tôi. Trong quá trình không ngừng đọc và sáng tác, tôi bất ngờ phát hiện, ngoài những thiên thể xa xôi và huyền bím trong vũ trụ còn tồn tại rất nhiều bí ẩn khác, chẳng hạn như sự đổi thay và quy luật trong xã hội loài người, chẳng hạn như thế giới tâm lý phức tạp đến khó tả của từng cá thể nhân loại.

Cho dù đã nhận thức được điều này, nhưng trong một thời gian khá dài sau đó, tôi vẫn chưa thể tiếp xúc với các tri thức tâm lý học chuyên sâu. Tôi chỉ biết dựa vào sự tò mò và bản năng của mình để bắt đầu quan sát, tiếp xúc, phân tích, cuồi cùng thử khống chế hoạt động tâm lý của bản thân. Về sau tôi mới hiểu ra, đây chính là cái gọi là “phân tích bản ngã” mà Freud đã nó tới.

Tôi thích cảm giác phân tích bản ngã này, thế rồi càng ngày càng đào sâu vào nội tâm của bản thân, từ đó thu được rất nhiều kinh nghiệm phân tích tâm lý. Về sau khi tiếp xúc với tri thức về tâm lý học, đặc biệt là tri thức về phân tích tâm lý, tôi gần như là tự học thành tài, bởi lẽ những tri thức đó sớm đã trở thành một bộ phận trong sự trải nghiệm về tri giác của tôi.

Năm 2006, lần đầu tiên tôi đọc được cuốn Giải mộng[3], tuy rằng không hiểu lắm nhưng vẫn rất say mê. Cuốn sách đó đã mở ra cho tôi một cánh cửa rộng lớn về phân tâm học [4], tôi loạng choạng bước vào, thế rồi phải “bò” đi một cách khó khăn. Sau khi đi sâu nghiên cứu các cuốn sách như Phân tâm học nhập môn [5] , Tôtem và Tabu [6], tôi bắt đầu thử học “chạy”. Nhưng đối với tôi của thời điểm đó, để có thể nắm vững được môn khoa học này thì cần có thêm một số kinh nghiệm thực tiễn nữa mới được.

Những kinh nghiệm này chẳng bao lâu sau khi đã bất ngờ đến với tôi. Mấy năm trước, khủng hoảng nợ nần của cha mẹ tôi rốt cuộc đã bùng nổ. Sau khi nhà tan cửa nát, tôi bắt buộc đối mặt với áp lực nặng nề từ xã hội. Trong những năm tháng đó, tôi đã tận mắt nhìn thấy mặt hiện mộc mạc nhất trong bản tính con người, cũng từng gặp phải những cái ác trần trụi nhất. Sau bao phen rèn luyện sống không bằng chết, tôi đương nhiên đã có được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về thế giới tâm lý của loài người. bây giờ ngẫm lại, bắt đầu từ khi đó, câu chuyện Đừng nói chuyệnvới cô ấy có lẽ đã nảy mầm trong lòng tôi rồi.

Đương nhiên, nguyên nhân trực tiếp khiến tôi viết ra câu chuyện này là tôi đã xem hai phần của bộ phim truyền hình Mỹ Breaking Bad [7], để rồi cho rằng mình cũng có thể viết ra câu chuyện về một Giáo sư đại học đi giết người.

Ban đầu tôi muốn viết về một vị Giáo sư dùng kiến thức vật lý, hóa học để giết người, vì tôi cũng rất có hứng thú với vật lý và hóa học. Nhưng sau phần mở đầu, tôi bỗng vô thức nảy ra một ý tưởng mới. Tôi vẫn còn nhớ rõ tình cảnh khi đó: Sau khi gõ chữ được đôi dòng, tôi đột nhiên sững người, hai tay rời khỏi bàn phím, hít sâu một hơi, sau đó mới lại đặt hai tay trở về. Hai giây sau, tôi xóa toàn bộ những gì đã viết, quyết định bắt đầu lại từ đầu, sau đó viết ra câu chuyện về một Giáo sư đại học lợi dụng những tác động tâm lý để giết chết người khác.

Đây chính là nguyên nhân cụ thể khiến tôi viết ra câu chuyện này.

Trong tác phẩm, ngoài những chi tiết đan xen và cô vàn điều bí ẩn thì còn có rất nhiều tri thức tuy sâu sắc nhưng dễ hiểu về tâm lý học, trong đó bao gồm cả một số quan điểm độc lập của người viết về hoạt động tâm lý của loài người. Nội dung trong truyện chủ yếu đề cập tới các phương diện như nguyên lý tâm lý học của hành vi ám thị, cơ chế tổn thương của tâm lý, sự luên quan và khả năng gây ảnh thưởng tới nhau của tâm lý và sinh lý, cơ chế tự bảo vệ của tâm lý, ý nghĩa của việc phát triển tâm lý tình dục đối với các sự kiện toàn tâm lý.

Nếu đã đọc phần mở đầu của cuốn sách này rồi, tin rằng bạn sẽ không kìm nén được mà đọc một mạch tới phần kết thúc.

Ngộ Cẩn

Ngày 24 tháng 4 năm 2015



--- ------ ------

1.     Ngộ có nghĩ là gặp, “Ngộ Cẩn” tức là “gặp Cẩn” –ND

2.      Tức là Gabriel José García Máquez (6/3/1927 – 17/4/2014), một nhà văn người Colombia nổi tiếng. Ông còn là nhà báo và một nhà hoạt động chính trị. Nổi tiếng với các tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả (El amor en ló tiempos del cososlera), Mùa thu của vị trưởng lão (El otoño del patriarca),  Tướng quân giữa mê hồn trận (El general en su laberinto) và hơn cả là Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad), García Márquez là một đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latinh. Tên tuổi của ông gắn liền với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. García Márquez được trao Giải Nobel Văn học năm 1982. – ND

3.     Tức cuốn The Interpretation of Dreams của Sigmund Freud – ND

4.      Viết tắt của phân tích tâm lý học, là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng, được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người như thuyết tiến hóa và khoa học về nhận thức, nó đã đóng góp vào việc tìm hiểu sâu hơn về nhận thức về văn hóa và văn minh nhân loại. – ND

5.      Tức cuốn A General Introduction on Psychoanalysis của Sigmund Freud – ND

6.     Tức cuốn Totem and Taboo của Sigmund Freud - ND

7.     Breaking Bad là một loạt phim truyền hình dài tập được sáng lập là sản xuất bởi Vince Gilligan. Bộ phim được quay chủ yếu tại Albuqierque, New Mexico. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của Walter White, một giáo viên hóa học được chẩn đoán mắc ung thư phổi và không thể chữa trị bằng phẫu thuật. Ông quyết định trở thành một tên tội phạm, kết hợp với một học sinh cũ tên Jesse Pinkman để sản xuất và bán chất gây nghiện tổng hợp Methamphetamine, với mục đích kiếm một khoản tiền lớn để đảm bảo cuộc sống của gia đình ông trong tương lai. Breaking Bad nhận được sự hoan nghênh rộng rãi của khán giả - ND

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang