Cảnh sắc đầu xuân có sức hút làm say đắm lòng người, làm gió xuân thổi tới khiến thảm cỏ thơm xanh rờn trông đẹp hơn, liễu rủ xanh biếc mềm mại lộ dấu hiệu mùa xuân đã đến. Vùng đất lớn tràn đầy sức sống và sinh khí, tất cả đều biểu thị hình sắc vui vẻ. Tùy Văn Đế tản bộ chậm rãi trong cung Nhân Thọ, khi tận mắt chứng kiến cảnh xuân làm say đầm lòng người, ông chợt ngây ra một thoáng. Trong lúc thẫn thờ, đột nhiên ông nhìn thấy trong khóm hoa mai trước mặt có một thiếu nữ đứng quay lưng, cô ta thân hình uyển chuyển mái tóc đen nhánh, đôi cánh tay trắng muốt. Ông ngây ra ngắm nhìn, cô gái thoắt quay người lại, một tuyệt sắc giai nhân, hoa đẹp còn phải thua mỹ nhân. Làn tóc phất phơ như liễu rũ, mắt sáng như hồ nước mùa thu, miệng nhỏ, răng đều đặn như những hạt anh đào. Tả không hết vẻ đẹp chim sa cá lặn của cô ta. Ông bị hớp hồn bởi nét đẹp dịu dàng.
Tùy Văn Đế vốn không phải là người đam mê nữ sắc, vả lại Độc Cô hoàng hậu là người hay ghen, không dung tha bất cứ hành vi phóng đãng nào, một mực không cho phép chồng ôm ấp nghĩ tới một người phụ nữ khác. Tùy Văn Đế đành ngậm ngùi chấp nhận sự quản lý của bà ta, suốt ngày suốt đêm bà ta kề cận bắt thề độc không được sủng ái người phụ nữ thứ hai. Trong cuộc đời ông kể từ khi thành thân với bà ta, ngày qua ngày ông chỉ dám ngắm nhìn những phụ nữ đẹp mà không dám lại gần vuốt ve tán gẫu. Về phía Độc Cô hoàng hậu luôn sai gia nhân thân cận, giám sát hành vi của đức phu quân.
Không ngờ, đúng lúc mùa xuân vừa đến, bà ta bị cảm nhẹ nên đành nghỉ ngơi trong cung để dưỡng bệnh. Dương Kiên buồn chán muốn đi tản bộ ở vườn thượng uyển, ngắm nhìn cảnh xuân làm rung động tâm hồn, hơn nữa trước mắt lại xuất hiện một cô gái đẹp tuyệt trần, thử hỏi làm sao ông ta còn nhớ tới lời thề thốt bên gối và sự ghen tuông ngoa ngoắt của vợ đây? Thiếu nữ tên gọi Uất Trì Trinh - 28 tuổi, cháu gái út của Uất Trì Quýnh. Khi ông ngoại bị tiêu diệt, cô theo cùng đám phụ nữ trong gia đình, tất cả đều không nhập cung, cũng chẳng biết tại sao bây giờ cô lại đứng đây. Đột nhiên nhìn thấy Văn Đế cho rằng mình có phúc lớn mệnh tốt, rốt cuộc đã được thánh thượng chú ý. Nên giả bộ chối từ, càng ra vẻ trông càng yêu kiều, không cần đợi đến chiều tà thì hai người đã quấn quýt đằm thắm.
Tùy Văn Đế vui vẻ trong lòng, không cần nói nhiều ai cũng biết rằng lòng tham của con người quả là vô đáy, từ đó ông ngang nhiên ở với Uất Trì Trinh, tình ý vấn vương, lần khần mãi mới thiết triều. Cái kim giấu mãi trong bọc cũng lòi ra, bà vợ chua ngoa của ông sớm đã được bọn nội thị báo cáo rõ ràng đầu đuôi câu chuyện, bà ta ba máu sáu cơn, giận dữ đùng đùng và đợi Tùy Văn Đế thiết triều, dẫn đám cung nữ đi tới chỗ Uất Trì Trinh để xử lý cô ta. Đợi khi Tùy Văn Đế hoàn tất việc lâm triều, ông định đi đến chỗ Uất Trì Trinh thì phát hiện ra cô ta đã biến thành một thi thể nhầy nhụa máu thịt. Đồng thời còn nghe thấy giọng hoàng hậu gào rít mắng chửi. Đứng ở trong nhìn trộm chỉ thấy vị mẫu nghi thiên hạ lông mày dựng đứng, mắt mở trừng trừng, thanh minh rằng sớm đã nhìn thấy xa giá của thánh thượng tới, ngược lại vẫn ngồi nguyên xi bất động luôn mồm nói liều.
Vốn dĩ Tùy Văn Đế bị mang tiếng là sợ vợ, nhất thời không dám can ngăn. Do đó vừa đau khổ vừa phẫn nộ, nhu nhược lên ngựa quay về, không nghe giọng hoàng hậu nói với theo "Bệ hạ hồi cung", ông thả cương ngựa đi về phía cửa Đông Hoa, đi nhưng tâm hồn lưu lạc tận đâu đâu.
Độc Cô hoàng hậu chỉ muốn trút hết nỗi hờn ghen trong lòng, nào ngờ Tùy Văn Đế biến sắc mặt bỏ đi, cưỡi ngựa một mình rong ruổi, như vậy thì quyết làm thế nào không cần gấp rút choáng váng bởi quá khứ. Bà ta vội sai người cấp tốc truyền gọi Việt Quốc Công Dương Tố và Tả Bộc Xạ Cao Cảnh cưỡi ngựa đuổi theo Tùy Văn Đế.
Bọn Cao, Dương khó khăn lắm mới tìm thấy hoàng thượng, khuyên giải Tùy Văn Đế quay về cung, tốt nhất nên nhún nhường với hoàng hậu. Đúng lúc Cao Cảnh nói: "Thánh thượng nên lấy nỗi khó khăn của quốc gia làm trọng để mà tiến thân, việc giữ thành trị quốc là chuyện không đơn giản hà tất gì chi vì một phụ nữ mà buông lỏng coi nhẹ thiên hạ, giang sơn? Cúi xin thánh thượng an giấc, sớm mai hồi cung, để tránh lòng người náo loạn".
Việc sóng to gió lớn của đôi vợ chồng già tuy đã bình yên trở lại, nhưng trong lòng Độc Cô hoàng hậu vẫn còn nỗi u buồn không cách gì gỡ bỏ. Bà ta hận Tùy Văn Đế đã quay lưng với lời thề hẹn tìm kiếm hoan lạc mới, dù sao ông ta cũng là thiên tử nên bà ta không dám trút cơn giận dữ. Vì thế lão già Cao Cảnh trở thành cái túi trút giận, Cao Cảnh nói một câu: "Vì một phụ nữ...", bà ta nghĩ mình đường đường là quốc mẫu vây làm sao có thể coi là một phụ nữ bình thường đây? Tùy Văn Đế quay lưng với lời hẹn quả là chuyện không đúng, còn lão già Cao Cảnh sao dám coi nhẹ bà ta được. Không trừng trị lão già đó thì nỗi ấm ức của bà ta còn chưa dứt. Bà ta vốn thiên vị con thứ là Tấn Vương Dương Quảng, còn con cả là Dương Dũng đang ở ngôi vị thái tử có những hành vi không thuận mắt bà ta, vì thế nhiều lần bà ta khuyên Tùy Văn Đế phế trưởng lập thứ. Có lần Tùy Văn Đế hỏi Cao Cảnh: "Có nên lập Tấn Vương Dương Quảng làm thái tử không?" Vậy mà Cao Cảnh lại nghiễm nhiên trả lời: "Lập trưởng là quy luật đã được định sẵn từ lâu, làm sao có thể dễ dàng sửa đổi?". Sau khi Độc Cô hoàng hậu biết chuyện, bà ta hiểu: Một khi Cao Cảnh còn ở nguyên vị trí của mình thì Dương Quảng khó lòng ngồi vào ngôi vị thái tử. Vì thế cả hận cũ và hận mới dồn nén vào, bà ta quyết chí nghĩ mưu phế bỏ Cao Cảnh.
Một hôm, chẳng may vợ Cao Cảnh bị ốm chết, Độc Cô hoàng hậu được dịp liền xúi bẩy Tùy Văn Đế: "Cao Cảnh tuổi cao, đột nhiên lại mất đi người vợ hiền, tuổi già sức yếu và thêm vào đó là nỗi đau mất vợ, bệ hạ ân đức bao trùm khắp thiên hạ, tại sao không làm bà mối để kiếm cho Cao Cảnh một người chăm sóc lúc tuổi già!".
Tùy Văn Đế thấy vợ nói có tình có lý, lại rất chân thành, do đó ông sai triệu kiến Cao Cảnh, trịnh trọng đề cập chuyện làm bà mối để giúp Cao Cảnh. Không ngờ, Cao Cảnh nước mắt lưng tròng đáp rằng: "Hạ thần tuổi đã cao, sau khi tan triều chỉ muốn nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và không muốn tái hôn". Tùy Văn Đế vô cùng thương cảm cho hoàn cảnh của ông ta nên cũng không đề cập lại chuyện đó.
Vài tháng sau, vợ bé của Cao Cảnh sinh được một con trai. Tùy Văn Đế rất mừng cho Cao Cảnh. Ngược lại, Độc CÔ hoàng hậu lại ra vẻ buồn rầu. Tùy Văn Đế ngạc nhiên hỏi nguyên do, hoàng hậu đáp: "Lão thần Cao Cảnh công lao to lớn địa vị oai phong, hiện nay cũng lừa dối thánh thượng rồi!".
Tùy Văn Đế nhẹ nhàng ôn hòa hỏi lại: "Ái khanh nói như vậy là có ý gì?
Hoàng hậu từ tốn nói: "Lẽ nào thánh thượng quên mất, cách đây vài tháng vợ Cao Cảnh ốm chết. Lúc đó thần thiếp có đề cập với ngài: Cao Cảnh đã già, vợ lại mới mất, không có ai làm bầu bạn, vì thế đã khuyên thánh thượng đứng ra làm mối tìm giúp ông ta một người nâng khăn sửa túi. Lúc thánh thượng triệu ông ta đến để đề cập chuyện đó nhưng ông ta đã chối từ và nói chỉ muốn nghi ngơi tĩnh dưỡng, đọc sách, không muốn lấy vợ lần thứ hai. Nghe lời nói đó của ông ta, thánh thượng và thiếp vô cùng cảm động, khen ông ta là hiền minh. ông ta ở nhà đọc sách tại sao vợ bé lại sinh con trai! Mồm thì nói không muốn tái hôn, kỳ thật lại sủng ái vợ bé, như thế há chẳng phải lừa dối thánh thượng sao? Bây giờ chân tướng sự việc đã rõ, thánh thượng nên lưu ý chuyện này! Một đại thần mưu thâm như ông ta, chưa chắc đã thực lòng phù trợ bệ hạ, những lời nói của ông ta xin bệ hạ xem xét kỹ càng!".
Nghe vợ nói vậy, Tùy Văn Đế chợt tỉnh ra: "Nếu không nhờ ái khanh nhắc nhỡ, thì trẫm quên mất. Xem xét lại, trẫm chợt nghĩ ra nhiều điểm hoài nghi. Nghị Dương Công Vương Thế Tích chơi rất thân với Cao Cảnh, sau này Vương Thế Tích mưu phản, nhiều người nói Vương Thế Tích và Cao Cảnh đều bàn bạc với nhau chuyện làm phản. Trẫm nghĩ ông ta là người trung hiếu, chắc không dính dáng tới chuyện đó, vì thế chỉ xử Vương Thế Tích tội chết, mà không hề truy cứu sự việc của Cao Cảnh, ví như hôm nay thì rất đáng chú ý. Con trai ông ta là Biểu Nhân vốn là con rể của thái tử. Trẫm nhiều lần hỏi ông ta việc phế thái tử, ông ta trước sau vẫn muốn duy trì ngôi vị cho thái tử. Nói đi nói lại cũng vẫn luôn bảo vệ ý kiến của mình. Tâm tư của ông ta như vậy, chắc cũng vì chuyện xã tắc mà thôi. Giữa ông ta và thái tử cũng không thể không hiềm nghi việc thông đồng với nhau."
Độc Cô hoàng hậu nghe xong, lại bồi thêm một đòn: "Thánh thượng anh minh hiểu rõ mọi chuyện, thái tử đam mê nữ sắc, làm ảnh hưởng tới thể thống chư thần. Cũng chính vì chuyện này mà thần thiếp ngày đêm lo nghĩ, sợ rằng có thể xảy ra việc lớn trong tương lai. Cộng thêm vào đó là lão thần Cao Cảnh mưu sâu trí trọng, càng tạo ra họa lớn. Thánh thượng nhất thiết nên quả đoán thôi."
Tùy Văn Đế gật đầu đáp: "Trẫm sẽ lưu ý chuyện này."
Sáng hôm sau, Tùy Văn Đế cho lật lại vụ án của Vương Thế Tích. Người chấp hành nhiệm vụ đó rất hiểu dụng ý của hoàng thượng. Vì thế vài ngày sau Cao Cảnh bị cắt chức, phế làm thường dân.
Qua đó, chúng ta có thể hiểu rằng Độc Cô hoàng hậu giả vờ nhân từ quan tâm tới chuyện tái hôn cho Cao Cảnh, chẳng qua là muốn trải đệm lót để lấy cớ loại bỏ Cao Cảnh. Hiển nhiên, bà ta muốn đạt được tâm nguyện thì phải tĩnh tâm trải đệm, sắp đặt tấm đệm lót đó tất đạt được vấn đề then chốt. Trong thương nghiệp việc mở rộng thị trường tiêu thụ, những mặt hàng tốt và thực dụng cũng chưa phải là thứ mà người ta tranh giành nhau, kỳ thật những hàng mới ra, thường khó bán được ở các cửa hàng lớn. Nhưng nếu như trải được nền tảng tốt, tấm đệm êm thì tình hình sẽ đơn giản rất nhiều.
Con trai của Zutanlas là một thiếu nhi tàn tật, mỗi lần giúp con trai đi tiểu tiện, đại tiện, ông ta thường toát hết mồ hôi. vì thế ông vò đầu bứt tai nghĩ ra một công cụ giúp đỡ cho người tàn tật sử dụng thuận tiện. Sau hai năm suy nghĩ thì phát minh của ông cũng thành công. Ước lượng trên thị trường có người cần, vì thế ông ta đưa ra sự chuyên lợi và bắt tay vào sản xuất.
Sản phẩm vừa mới tung ra, không có một công ty hoặc một cửa hàng nào muốn tiếp nhận sản phẩm của ông cả, họ cho rằng đồ đi đại tiểu tiện đó trông rất khó coi và nếu đặt ở trong tủ kính thì không đẹp mắt chút nào.
Qua một hồi lo lắng, Zutanlas nhận thấy rằng nếu ông ta cứ tự nhiên mang đi tiêu thụ như vậy thì quả là thiếu khuyết nền tảng cơ sở. Sau khi suy nghĩ, ông bắt đầu dụng kế.
Trong vòng hơn nửa tháng, ông ta suốt ngày chỉ đi gọi điện thoại cho từng nhà, kiên nhẫn đến các cửa hàng và hỏi: quý khách có mua đồ dùng đại tiểu tiện cho người tàn tật không?... Ông ta còn huy động bạn bè và họ hàng đi gọi điện hỏi giúp ông ta.
Sau nửa tháng, tất cả các cửa hàng ở Tôkyô đều đón nhận sản phẩm của ông ta. Do đó, sản phẩm được quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Danh Sách Chương: