Hôm qua tung tẩy cùng đứa bạn hẹn-sát-nút suốt đêm. Ngó đồng hồ thấy còn ba tiếng nữa là tới giờ bay, cô cuống cuồng đặt xe về và xách hành lý ra thẳng sân bay, thậm chí thời gian tắm cũng không có. Mặt mũi nhếch nhác và lừ đừ khiến cô bị nhân viên tia suốt, nghiễm nhiên không thể tránh khỏi việc xác minh thông tin lâu hơn thường lệ. Hú hoạ thay cô lanh trí lấy ra một túi hồ sơ trong suốt đã chuẩn bị sẵn, trong đó có thông tin chi tiết từ A tới Z, chả hạn nơi cư trú, vé máy bay khứ hồi, đơn hành trình đã đặt trước, v.v. Bên trong nhà vệ sinh sân bay, cô ngửi thấy người mình sực mùi tổ hợp của khói, rượu, mồ hôi, nôn ói. Đôi mắt đỏ quạch cộng với mặt mày tái nhợt, ngay cả chính cô trông thấy cũng phải tự hỏi liệu mình có phải dân “kinh doanh xác thịt” bất hợp pháp chăng. Tốn những ba ngày để cô lấy lại sức sống, nghĩ đến những đứa bạn tối bar bủng sáng tỉnh tuồng đi học, cô thấy hơi xúc động đậy. Dường như sự lão hoá của mình đang tiến triển nhanh, nhanh hơn nhiều so với những người khác. Đến hiện tại, thiếu ngủ hai phút thôi cũng có thể khiến cô lờ đờ cả ngày.
Thức giấc đã là chuyện của một tiếng sau. Bà lão tốt bụng người Mỹ lo lắng hỏi cô có muốn uống nước không. Cô mỉm cười cám ơn, tỏ vẻ mình ổn. Giang Miểu nhận hành lý, lịch sự cám ơn thuyền viên một tiếng “bella”. Khi lên bờ mới hay Thành Phố Nổi đã vào đêm. Chủ nhà thân thiện, sau khi nhận được tin nhắn lên tàu của Giang Miểu, họ đã tính toán thời gian đợi ở bến tàu, chào hỏi xong là dẫn Giang Miểu về chỗ trú. Giang Miểu không quen chia sẻ không gian sống với người khác, nhất là người lạ, nên cô đã thuê trọn căn nhà. Chủ trọ là một bác gái hiền lành người Ý. Dọc theo đường đi, bác ấy giới thiệu cho cô những nhà hàng, siêu thị và hiệu thuốc lân cận, cách đi đến danh lam thắng cảnh và phương tiện giao thông có sẵn để cô đến nơi mình muốn. Giang Miểu đáp lời, quan sát hai bên đường —— Ngõ hẹp và kiến trúc cao tầng. Kể cả vào đúng mùa du lịch đông người tấp nập, cũng chẳng thể ngăn cô bật ra suy nghĩ, đây qủa là nơi lý tưởng nảy sinh giết chóc. Quần áo mùa hè dẫu có mỏng cách mấy cũng không chứa hết đồ thiết yếu trong một tháng. Huống chi cô là người mê chưng diện, bỏ qua những thứ lặt vặt, trọng lượng của va-ly cũng chẳng nhẹ. Chủ nhà và cô lần lượt bước vào căn hộ một cách khó xử. Sau khi giới thiệu sơ về cơ sở vật chất, Giang Miểu giao số tiền mặt đã chuẩn bị để trả thuế thành phố cho chủ nhà, bà ấy cám ơn và lấy sổ viết biên lai.
(*) Thuế thành phố hay nói đúng hơn là “Thuế khách sạn” mà chính quyền Venice ban hành áp dụng cho khách du lịch qua đêm tại Venice, hòng phục vụ công tác bảo tồn thành phố này.
“Đây là thành phố an toàn nhất,” chủ nhà dặn trước khi rời đi, “Nếu có bất kì vấn đề nào, xin hãy liên hệ tôi.”
“Cám ơn.” Cô mỉm cười và khoá cửa sau khi tiễn bác ấy rời đi.
Trên bàn trà trong phòng ngủ đặt sách hướng dẫn sử dụng đồ điện gia dụng được sửa sang ngăn nắp, bản đồ khu vực và danh sách đề cử, bộ chìa khóa dự phòng cũng được đặt trong đĩa thuỷ tinh nghệ thuật. Diện tích căn nhà lớn hơn nhiều so với cô dự kiến, được dọn dẹp hết sức tinh tươm, Giang Miểu hài lòng. Đuối quá trời đuối đâm lười thu dọn hành lý, cô lấy một chiếc khăn lông trong nhà tắm dành cho khách và trải lên gối, đổi quần áo rồi ngủ trên ghế sô pha.
Sáng sớm hôm sau, tiếng chuông dựng đầu Giang Miểu dậy. Ban đầu là tiếng “Ting —— ting —— ting ——” mông lung, Giang Miểu lấy khăn che tai, lờ đi lần đầu tiên. Chờ tới khi cô tỉnh táo, đồng hồ báo thức đã vang liên tục tám lần. Cô nhìn trần nhà trân trân, bắt đầu tự hỏi liệu quyết định sống ở đây một tháng có phải sai lầm không. 8 giờ sáng ở Ý, hầu hết mọi nhà vẫn khoá kín cửa, mò mẫm mấy tiệm osteria phục vụ bữa sáng, tất cả đều cách nhau một quãng. Đầu Giang Miểu hãy còn đau lâm râm, cô không có thói quen ăn sáng, cất va-ly, xỏ dép lê, đi vào bếp nấu nước pha trà. Chờ nước hạ nhiệt, cô tráng cốc bằng số nước sôi còn lại, cầm túi hoá mỹ phẩm đánh răng ở nhà tắm dành cho khách, khi đi ra thì độ ấm nước trà đã vừa ngám. Giang Miểu xem xét các món đồ trong mỗi ngăn tủ và viết ra danh sách cần mua vào di động: “Nước, sữa tắm, dầu gội đầu, bánh mì, bông tẩy trang, giấy khử trùng, trái cây…..”. Cô hạ điều hòa xuống hai độ; treo quần áo vào tủ theo màu sắc; xếp sách và hoạ cụ lên giá sách do chủ nhà đặt riêng; lấy những tấm chăn mền đã giặt và gấp trong túi-trong có dây kéo, thay cho phòng ngủ; chai lọ vại bình được xếp lên kệ gỗ dựa theo mức độ sử dụng. Chờ hết thảy ổn thoả đã qua 10 giờ, cô nhớ đến siêu thị mà chủ nhà đã nhắc hôm qua, xách túi, cây bút và sổ tay ra cửa.
Bà chủ quán ăn hẻm đối diện đang nhìn cô bằng ánh mắt tò mò. Du khách toàn thành phố ít nhiều đều mang vẻ hưng phấn, ngược lại cô như một bóng ma vừa siêu thoát. Chải đầu, thoa kem chống nắng có tác dụng che khuyết điểm, thậm chí xịt cả nước hoa, song cô biết mình vẫn trông xám xịt lắm. Nghĩ đến việc chẳng ai nhớ rõ ai tại thành phố du lịch, cô chả thèm treo lên nụ cười thường ngày, uống cà phê với gương mặt mộc, không khỏi làu bàu: “Có cái quán rượu đi kèm bữa sáng kiêm tiệm tạp hoá có tư cách gì chê cười tôi”. Song, cô vẫn vờ vịt mở cuốn sổ da mềm màu đen, kiểm tra hành trình kế tiếp những ngày tới đã được lên lịch.
“07/04, 18:00, SUP @_____________.”
Màn hình di động sáng lên: “Julie đã gửi cho bạn một tin nhắn.”
Chú thích:
— bella: Tiếng Ý có nghĩa là “(Người) đẹp” (nếu gọi phái nam sẽ là “bello”)
— osteria: Tiếng Ý chỉ “quán rượu”, thông thường sẽ cung cấp đồ ăn, dịch sang tiếng Anh cũ là tavern, thay vì bistro.