Chương cuối: Khát khao sống
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Thành phố cổ vào chiều chạng vạng như được khoác lên mình một lớp nắng nóng và ồn ào, thời gian trôi nhanh, bước chân cũng vội vã.
Những trạm gác ở Cố cung lặng lẽ in bóng xuống con kênh đào, như bóng con thuyền trong bến. Khắp các lầu canh, đường cái, những nơi cao cao tràn ngập những biểu ngữ đỏ “Nhân dân nhiệt liệt chúc mừng đại hội XX”. Đầu cầu Ngân Đĩnh có vài chiếc xe ba bánh gắn biển “Du lịch ngõ nhỏ Cổ thành”, người lái xe lặng lẽ đọc báo, chờ khách. Lá sen phủ kín một nửa mặt nước Thập Sát Hải, dòng người hòa lẫn với ánh đèn neon muôn màu, trên mặt hồ châm những lồng đèn trời.
Cảnh sát tuần tra đi dọc trên vỉa hè, phong trần mệt mỏi, quay lại sở cảnh sát, chuẩn bị tan tầm.
Sau hơn sáu năm, cuối cùng La Cường cũng bước ra khỏi cánh cổng lớn của nông trại Thanh Hà, thong dong bước đi trên phố, tham lam hít láy không khí đầy bụi và những hạt xăng, cùng đôi giày vải đế dày bước lên vỉa hè, tận hưởng mặt đường lồi lõm dưới lòng bàn chân.
La Cường biết rằng bệnh viện lúc này chắc hẳn đang nháo nhào vì phát hiện hắn đã chui qua cửa nhà vệ sinh ở hành lang.
Hắn vừa mới ăn xong ba món ăn, một món canh nóng hỏi Tam nhi đưa tới, tranh thủ lúc Tam nhi về để nấu bữa tối cho hắn, nổi cơn phá phách chạy ra ngoài.
Hắn thậm chí còn không nói với Màn thầu, một cánh tay vẫn còn bị quấn băng, dưới băng gạc còn đang chảy máu.
La Cường đi qua cầu Ngân Đĩnh, qua con hẻm của đồn cảnh sát Hậu Hải, từ Đức Thắng Môn đi về phía tây, như thể có thứ gì đó dẫn hắn đến những ngõ nhỏ Tây Tứ.
Chiếc xe rác đậu trên vỉa hè, người công nhân vệ sinh già trong bộ đồng phục màu cam đang quét đường với một cây chổi lớn trong tay.
Trong hốc cây kê một cái bàn nhỏ, một cậu bé ngồi trên một cái ghế xếp làm bài tập.
La Cường đi chậm lại, cúi đầu xuống nhìn những những ô vuông trên sách bài tập của cậu bé.
Đứa nhỏ ngẩng đầu, nhoẻn miệng cười với hắn, lộ ra một hàng răng nhỏ.
La Cường cất điếu thuốc đi, nhét vào tay áo rồi hỏi: “Sao lại ngồi đây làm bài tập?”
Cậu bé chỉ vào tấm lưng màu đỏ cam đang quét đường: “Ông nội xem cháu làm bài, cháu không làm xong thì không được chơi”.
La Cường ngồi xổm xuống, nheo mắt nhìn những công thức đại số đó, hừ nói: “Cháu biết cách làm không?” Thật ra thì bản thân hắn cũng không biết tính, nhìn vào sách giáo khoa toán lớp sáu hắn không làm được.
La tiểu tam nhi nhà hắn cũng đã từng có khoảng thời gian bé bỏng, kháu khỉnh đáng yêu như thế. Nhưng hắn đã không ở bên cạnh trong những năm đó.
Bỏ nhà đi, bỏ qua những đoạn thời gian không tìm lại được.
La Cường nháy mắt hỏi: “A, nhà có anh trai không?”
Cậu bé lắc đầu.
La Cường hất cằm, hừ nói: “Tiếc thế, không có anh em, không vui.”
Cậu bé bĩu môi đầy tự hào nói: “Có bố có ông nội, rất vui!”.
La Cường cười lộ ra hàm răng đều tăm tắp …
La Cường đi hết con đường đến Tây Tứ, đi ngang qua “Hồng tân lâu” nơi bố hắn từng làm việc, đi ngang qua Nhà thờ Tây Thập Khố và những tiệm thức ăn nhanh cạnh nhà thờ, rẽ vào ngõ Đại Tường Phượng. Hắn chậm rãi tìm từng cửa, đi dọc theo các tường, hỏi cô gái nhỏ bán nước bên cạnh: “Nhà số 28 ở đâu vậy?”
Hắn tìm thấy số 28. Chỉ còn lại một nửa cánh cửa gỗ sơn đỏ, phần gạch ốp trên mái ngói không đầy đủ. Đầu hồi phía sau sân được xây dựng lại sau trận động đất năm 1976 đến giờ vẫn chưa được tu sửa, giờ mặt tường bong tróc, loang lổ ra từng mảng.
“Đây, số 28, hai ngày nữa chắc sập luôn.”
Ông già ở cửa đối diện thanh thanh giọng chỉ cho hắn.
La Cường nhìn thấy tường hai bên cửa, vẽ một chữ ‘phá dỡ’ màu đỏ và vòng tròn xung quanh rất lớn. (*)
(*) Những ngôi nhà bị lập biên bản chờ phá dỡ
La Cường đặt mông ngồi xuống ngưỡng cửa bằng gỗ, làm những thanh gỗ cũ kẽo kẹt vang lên. Hắn cứ như vậy ngây ngốc ngồi dang rộng hai chân ngước nhìn mặt trời dần buông trên mái hiên đầu ngõ.
Đã đi quá lâu, mờ mịt, chênh vênh, dường như không thể tìm thấy đường về nhà. La Cường treo một tay bó bột, lặng lẽ hút thuốc, chờ đợi,
Mặt bên được thái dương mạ ánh đỏ vàng, đường nét kiên nghị, giống như đứa trẻ năm đó ngồi trên ngưỡng cửa chờ anh trai về nhà …
Ngõ ngỏ chậm rãi vươn ra một bóng người đẹp đẽ, La Cường ngẩng đầu lên, Thiệu Quân từng bước đi về phía hắn, quay đầu cũng đang nhìn hắn, mi thanh mục tú, và đôi mắt sáng ngời.
Áo sơ mi của Thiệu Quân giắt hờ hững quanh eo, quần tây ôm quanh đôi chân trông mảnh mai, cà vạt thắt lỏng lẻo và gương mặt thanh thuần sáng bừng lên.
La Cường ngẩn ngơ nhìn anh, nháy mắt đó hắn cảm thấy như không thở nổi, trái tim già nua mềm nhũn rối tinh rối mù, như đang một thiên thần từ ánh mặt trời bước xuống nhân gian, làm cho hắn không dám nhìn thẳng, tự biết xấu hổ.
Đây là người đàn ông hắn muốn dẫn về nhà, màn thầu lớn của hắn, kho báu lớn nhất của hắn.
Thiệu Quân quay đầu lại với Trần Xử: “Tôi nói là La Cường sẽ không chạy mà, cho nên đâu cần báo mấy người?”
“Người này chỉ phá phách tý thôi, không có chuyện gì đâu, tôi sẽ dạy dỗ.”
Thiệu Quân đi tới, chậm rãi ngồi xổm người xuống trước mặt La Cường: “Haiz.”
Cái mặt già nua của La Cường cau có: “Đến làm gì?”
Thiệu Quân: “Anh nói xem em tới đây làm gì? Tam gia đi bắt anh một mình chạy lung tung lại.”
La Cường ậm ừ vài tiếng như thở dài: “Anh chỉ muốn tìm một nơi không có ai, tìm lại nhà cũ …”
Thiệu Quân khóe miệng nhếch lên, cười cười với hắn, vươn tay nhéo nhéo mặt của La Cường: “Anh nói nhà anh ở đâu?”
“Em đang ở đâu?”
“Em ở đâu anh phải ở ngay bên cạnh…”
“Chạy lung tung nữa là em mặc kệ anh luôn!”
“Có còn chạy nữa không?..”
Cả hai ngẩn ngơ nhìn nhau, ánh mắt và trái tim đều mềm mại và ấm áp …
Dưới mông La Cường phát ra vài tiếng răng rắc, cánh cửa gỗ không thể trụ được, và cái ngưỡng gỗ bị sức nặng của hai người hoàn toàn làm sụp!
Cổ của Thiệu Quân ưỡn lên như một con mèo đực phát tình, cong lưng chồm tới, tay chân chống trên mặt đất, mạnh bạo cưỡi lên đùi La Cường, dùng hai chân kẹp hông, níu chặt cổ áo La Cường
La Cường ngồi trên đống gỗ mục nát, ôm người hắn yêu vào lòng, người trong lồng ngực cọ xát, bật ra tiếng thở dốc thô bạo.
Trần Xử với mấy người khác bị ép xem tú ân tú ái trực tiếp, xấu hổ giơ chân giày da đá đá đất cát, quay mặt đi ho khan mấy tiếng tuyệt vọng.
Ông lão đang tận hưởng bóng mát dưới bức tường đầu ngõ phe phẩy quạt hương bồ, quay đầu lại, trừng nhìn vào hai người bọn họ, nhìn đến trẹo cổ.
Khi hai người lại tách ra, vẫn còn một tia nước bọt đọng trên khóe miệng. Gương mặt Thiệu Quân đỏ bừng, đôi mắt ươn ướt, kết hơp với ánh hoàng hôn màu cam làm sáng bừng khuôn mặt anh, thật sự đẹp.
Ông già đối diện nhìn La Cường lạnh sống lưng. Ông đã khá già rồi, nhưng đừng làm ông nhanh chui vào quan tài chứ, lại làm mấy cái chuyện ‘hư hỏng’ này trước mắt ông!
La Cường vỗ mông Thiệu Quân: “Về nhà.”
Thiệu Quân ngẩn ra một chút, đột nhiên hỏi: “Lão nhị, nhỡ đâu sau này thay đổi thì sao?”
La Cường cười nửa miệng: “Anh đổi thành cái gì? Anh đã sống nửa đời người, còn có thể lấy lại sao?”
Thiệu Quân đang có tâm sự trong lòng, từ khi bị bố nhắc nhở, anh vẫn luôn cảm thấy áp lực: “Này, nếu một ngày nào đó anh phát hiện ra chúng ta không môn đăng hộ đối, em không cho anh được những gì anh muốn, bạn Loại cuộc sống mà tôi muốn, giống như bố mẹ em trước đây vậy, không hòa hợp … Thì phải làm sao đây?”
La Cường hừm một cái trong lỗ mũi: “Em biết anh muốn cái gì không? Anh muốn em! Chỉ cần em vẫn là em, chúng ta sẽ hòa hợp.”
Thiệu Quân làu bàu: “Vậy sau này, nếu một ngày anh phát hiện ra rằng em không còn là người mà anh thích lúc đầu, em đã thay đổi rồi, thì phải làm gì?”
La Cường đầu choáng váng, phiền nhất là mỗi lần tiểu thiếu gia như ông cụ non thế này: “Em dám thay đổi? Con khỉ nhỏ em dùng 72 phép thần thông biến cho anh xem em có thể trở thành cái dạng gì? Em thành cái dạng gì anh cũng bóp nắn em về như cũ! Thích thì cứ thay đổi thoải mái!!! “
Đôi mắt của Thiệu Quân dịu đi, trái tim anh cũng nhẹ nhàng lại.
Anh cũng hiểu nỗi lo lắng của bố mình, nhưng anh tin La Cường, tin vào tình yêu giữa hai người. Tình cảm giữa người với người không ai giống nhau, trên đời này có bao nhiêu người đã trải qua tất cả những gì mà anh và La Cường đã trải qua? Chưa ai nếm trải những mùi vị ấy, sóng to gió lớn đều sống sót trở về, vượt qua rào cản cuối cùng, để đến với hạnh phúc giản đơn.
Thiệu Quân hỏi: “Đi ăn đi. Mấy ngày nay anh ăn gì?”
La Cường nói: “Họ mua cho anh cơm hộp.”
Thiệu Quân bất mãn: “Mấy người keo kiệt này! … Em vừa mới nhận lương, đi thôi, mời đi ăn món Triều Châu, có một nhà hàng cao cấp mới mở dưới SOHO đó.”
La Cường nheo mắt suy tư: “Nếu cả ngày cứ ăn mấy thứ đồ lỉnh kỉnh này, thật đúng là phí phạm kiếp đàn ông của mình.”
Thiệu Quân bĩu môi: “Vậy muốn ăn gì, anh chọn đi?”
La Cường ôm cổ Thiệu Quân, xoa xoa vành tai anh, giọng nói trầm thấp câu dẫn: “Đi, anh đưa em đi ăn món mì khô Bắc Kinh (*) truyền thống của chúng ta, nó là món ngon nhất! …”
(*) mì khô Bắc Kinh/打卤面. Món mì kéo tay, trụng chín rồi ăn kèm nhiều loại nước sốt khác nhau.
Trần Xử chở cả hai đến một nhà hàng mì ở Tam Lý Truân.
(ủa anh Xử rảnh quá đi làm tài xế để hít cẩu lương à =)))))
La Cường chỉ đường, chỉ đông chỉ tây, Trần Xử vừa lái xe vừa chửi bới đây là đâu đây là chỗ nào. Vị trí quán mì thực sự rất khó tìm, là một quán ăn nhỏ lụp xụp, mở trong một nhà dân cư, phòng bếp là cái nhà bếp, trong phòng khách kê ba cái bàn. Trước cửa xếp một hàng dài khách. Khách xếp hàng lấy chỗ thì viết tên lên tường. Ông chủ chuẩn bị mì mang ra trong bếp sẽ nhìn bức tường gọi tên từng người một!
Thiệu Tam gia làm gì mà từng đến mấy nơi thế này?
Anh đợi hơn một tiếng đồng hồ rồi mới ăn mì, đói đến da bụng dính cả vào xương sống lưng, lúc ông chủ bước ra khỏi bếp và hét lên “Lão nhị” và “Tam màn thầu”, Thiệu Quân suýt rơi nước mắt.
La Cường gọi hẳn sáu tô mì cho cả hai, là cái loại tô còn lớn hơn mặt họ. Cả hai chúi đầu vào tô mì xì xụp ăn, ăn miệng đầy dầu mỡ, lấy tay lau, lâu lâu lại ngóc đầu lên hét “ngon”, “đỉnh”, rồi lại tiếp tục vùi đầu ăn …
Mì cà chua, mì bằm cà tí, mì thịt heo thái hạt lựu cay. Đây là bữa ăn ngon nhất mà Thiệu Quân đã ăn trong sáu năm qua, ăn no xong rồi nấc lên liên tục.
“Sau này anh kéo mì đi, em muốn ăn mì khô anh làm.”
Thiệu Quân nói.
“Được, sau này ông đây sẽ làm cho em.”
La Cường ăn no rồi lấy một điếu thuốc ra hút, lười biếng đồng ý. Hai người liếc mắt đưa tình, chỉ nhìn thôi không đủ chút nào.
Ban đêm, hai người ngồi trên quán ăn đêm vỉa hè ở Tam Lý Truân, uống bia, trên tay mỗi người đều cầm một xấp thịt dê xiên, vui vẻ ăn từng cái một.
Râu môi La Cường dính đầy nước thịt, Thiệu Quân uống đến gần say, anh ngốc nghếch cười, vươn tay giúp La Cường lau miệng.
Vụn nước thịt dính lên ngón tay, Thiệu Quân hai mắt ngấn nước, như trẻ con đưa ngón tay vào trong miệng mút sạch sẽ.
La Cường nâng cằm, ánh mắt rất lạnh: “Liếm.”
Thiệu Quân đá chân: “Cút đi.”
Trong hốc cây dựng lên một cái loa lớn, cất lên một giọng hát khàn khàn, hoang dại và hùng tráng.
“Khi tôi đi bộ trên mọi con phố ở đây,
Trái tim tôi dường như chưa bao giờ bình lặng.
Ngoài tiếng gầm rú của động cơ và tiếng những thiết bị điện tử,
Tôi dường như nghe thấy tiếng nhịp đập hối hả của cuộc sống.
……
Nếu một ngày tôi phải ra đi,
Tôi hy vọng mọi người sẽ chôn tôi ở đây;
Tôi có thể cảm nhận được sự tồn tại của mình ở đây,
Có quá nhiều điều khiến tôi lưu luyến nơi đây.
Tôi đã cười ở đây, cũng từng rơi nước mắt;
Tôi sống ở đây và sẽ chết lại ở đây;
Tôi từng cầu nguyện ở đây, rồi tại nơi này lạc lối;
Tôi ở nơi này tìm kiếm và cũng tại nơi này mất đi …
Bắc Kinh Bắc Kinh, Bắc Kinh Bắc Kinh … “
Hai người ngồi yên lặng, thời gian năm này qua năm khác trôi qua trước mặt, cười và khóc, sống sót và chết đi, nửa đời này.
Tìm kiếm, một nửa cuộc đời đã mất. La Cường ôm người vào lòng, quay đầu lại, đặt môi mình lên trán Thiệu Quân, dán vào người anh thật lâu, hưởng thụ bên tai.
Vài tiếng huýt sáo náo nhiệt vang lên xung quanh. Thiệu Quân nở một nụ cười đơn thuần trong men say, ánh đèn neon trên bầu trời phản chiếu lên gương mặt họ.
Hoàn chính văn.
—
Bài hát cuối là bài “Bắc Kinh Bắc Kinh” của Uông Phong