"Bé con, mua lớn được nhỏ là gì?"
"Ngươi mua một bộ câu đối để treo cửa, chúng ta sẽ tặng ngươi một thứ để treo ở nhà bếp, còn tặng thêm một chữ phúc nữa." Tử Tình giải thích.
"Bé con, ngươi đọc xem ở đây viết những thứ gì, đọc được thì ta sẽ chọn một cái." Mọi người cười to.
May là Tử Tình biết chữ, giờ bắt đầu có công dụng, nàng to giọng: "Trời đất mừng xuân người tăng thọ, xuân vui đầy túi người vui đầy tài, bốn mùa Trường An." "Trong ngoài bình an vận may đến, gia đình vui vẻ tiền của dồi dào, ngôi sao may mắn chiếu sáng." "Xuân về cỏ cây đua nở, nhà cửa phúc lộc bốn mùa an, cái tết vủi vẻ. . ." (TT^TT, đây là nghĩa của mấy câu chúc thôi nhé, ta đã cố cho nó thành thơ, cơ mà đọc ngang như cua ý)
"Con bé đọc thật dễ nghe, vừa biết bán hàng, vừa biết chữ, không sai, không sai, chữ cũng đẹp. Chọn một bộ cho ta đi."
Bắt đầu có người mua, mà thứ Tử Tình bán là độc nhất, người nông dân nghèo khổ, trong dịp tết cũng nguyện ý mua bộ câu đối, gửi gắm niềm tin và chờ đợi của bọn họ với tương lai. Cho nên chỉ tầm nửa canh giờ, Tử Tình đã bán hết hai mươi tám câu đối, trận chiến mở màn thắng lợi, làm Tử Phúc, Tử Lộc rất hưng phấn, nhà cũng không về, trực tiếp đi đến tạp hoá, lúc này bọn họ mua hai mươi tờ giấy đỏ tốt, đem tiền thừa mua thêm mười lăm giấy đỏ bị hỏng, lúc này không cần mở miệng thì lão bản đã vui tươi hớn hở tặng hẳn hai cây bút hơi cong, cộng thêm một ít mực và một cái nghiên mực bị sứt.
Ba người cười hì hì vào phòng Thẩm thị, Tử Lộc cướp công báo cáo với Thẩm thị, Thẩm thị vui vẻ, sờ sờ ba cái đầu bọn họ, cổ vũ vài câu.
"Nương, phụ thân đâu?"
"Cha ngươi cùng ông nội đi tìm thợ mộc rồi, làm chút đồ gỗ."
Ba người lại đến phòng Tử Phúc, cất giấy bút, đành phải chờ Tăng Thụy Tường có thời gian rãnh lại viết. Sau đó, Tử Phúc kéo Tử Lộc sang chỗ Điền thị làm việc.
Dưới sự giúp đỡ của Tăng Thụy Tường, đến chợ phiên ngày mười tám ngày bán xong câu đối, huynh muội bọn họ đã kiếm được hơn một ngàn văn tiền, đương nhiên bọn họ sẽ không cầm tiền về nhà, mà tiếp tục mua giấy đỏ.
Chờ bọn hắn về nhà, còn chưa kịp báo tin này cho Tăng Thụy Tường và Thẩm thị, phát hiện trong nhà có khách, nguyên lai ngày mười tám tiểu tứ đầy tháng, đại cữu nương Hứa thị cùng Nhị cữu nương Triệu thị đều đến, đang nói chuyện với Thẩm thị, Tử Phúc cầm thịt và trứng gà mà Hứa thị, Triệu thị mang đến, đoàn người đến phòng trước. Phòng trước cũng có không ít khách, khủng bố nhất là cả một nhà đại cô Xuân Ngọc đều tới, lúc này Xuân Ngọc đã có năm đứa nhỏ, ban nam hai nữ, tên của ba đứa con tria rất buồn cười: Đại Mao, Nhị Mao, Tam Mao, con gái bé nhất chỉ khoảng 1 tuổi, đi còn chưa vững. Ăn cơm, con nít ngồi một bàn, Tử Tình lần đầu tiên thấy đồ ăn có chút thịt, chiếc đũa vừa vươn đi, ba cái Mao kia đã gió cuốn mây tan chia nhau đồ thịt, Tử Tình nhìn Tử Phúc, Tử Lộc, phát hiện Tử Phúc rất lạnh nhạt, Tử Lộc tức giận, phỏng chừng lúc trước cũng là loại này, thấy nhưng không thể trách. Tử Tình còn phát hiện, ăn xong cơm trưa, Tử Phúc chạy nhanh về phía sau, khóa phòng mình lại.
Hứa thị và Triệu thị ăn xong cơm trưa thì rời đi, định mời Thẩm thị qua nhà chơi mấy ngày, nhưng Thẩm thị nói đã cuối năm rồi, có nhiều chuyện phải làm nên không đi, chờ năm sau rãnh rỗi.
Một nhà Xuân Ngọc còn ở lại, lúc ăn cơm chiều nghe Xuân Ngọc nói với Điền thị rằng mình khổ quá, trong nhà có nhiều đứa nhỏ, ruộng đất lại ít, đứa nhỏ cả cơm cũng ăn không đủ no, đừng nói đến chuyện có quần áo mới mừng tết. Tử Tình nghe xong âm thầm kinh bỉ, nhà mình cũng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Bà nghe xong, bỗng kêu Tử Phúc lại.
Tử Tình nghe bà hỏi: "Tử Phúc, nghe nói các ngươi bán câu đối, kiếm được nhiêu tiền?"
"Thưa bà, cũng không kiếm được nhiêu, là nương thấy sắp tết mà quần áo đệ đệ muội muội đều cũ nát cả, muốn kiếm mấy văn tiền mua bộ áo bông mới cho bọn nó." Tử Phúc đáp.
Điền thị nghe xong, vẻ mặt không vui: "Kiếm tiền không được còn muốn gì, đã vài năm bà cũng không mặc quần áo mới."
"Dạ, nếu con kiếm tiền được sẽ mua vải cho ông bà. Tử Phúc đã suy nghĩ điều này trước rồi." Điền thị nghe vậy, vẻ mặt mới hơi vui.
Cơm nước xong, Tử Phúc ôm tiểu đệ, Thẩm thị thì rửa chén, Tử Tình kêu Tử Lộc cùng nhau giúp mẫu thân thu dọn, Điền thị và Tăng lão nhân thương lượng để gia đình Xuân Ngọc ở lại thế nào. Tử Tình không có hứng thú nghe mấy thứ này, nàng đang nghĩ lần này mua giấy đỏ tương đối nhiều, hôm sau đã gần giao thừa, chắc Tăng Thụy Tường phải thức đêm để viết.
Ai ngờ, bắt đầu từ hôm nay, nhiệm vụ của Tử Tình là trông coi tiểu đệ, bởi vì Thẩm thị hết cữ, không thể ở miết trong phòng, Thẩm thị có rất nhiều chuyện phải làm: nấu cơm, cho heo gà ăn, rửa chén, có khi còn nấu nước, Thẩm thị cùng Chu thị chia nhau làm, vì Thẩm thị nghỉ ngơi một tháng, nên hiện tại chủ động làm nhiều hơn, không có thời gian rãnh. Cũng may gia đình Xuân Ngọc rời đi vào ngày thứ hai. Tử Tình ở nhà coi hai đệ đệ, Tử Phúc và Tử Lộc đi bán câu đối .
Xế trưa, Tử Phúc mua giấy đỏ trở về, nói chợ phiên đã có người bán câu đối, nhưng vì hôm nay là chợ phiên nên vẫn bán hết, chắc về sau sẽ bán không dễ dàng.
Tử Tình nghĩ nghĩ: "Không có việc gì, đại ca, về sau chúng ta không bán thứ này nữa, dù sao nơi này gần An Châu phủ, hiện tại là thời điểm cuối năm, nhà bác chồng sẽ đánh xe đi An Châu mua hàng tết, ca và nhị ca đi với bọn họ, rồi cùng về, người trong thành nhiều, thị trường bán đồ chắc chắn sẽ rộng lớn hơn ở đây."
Tử Phúc nghe xong, khen Tử Tình một câu, rồi muốn đi tìm Thẩm thị thương lượng, vừa khéo Thẩm thị đang định vào thành mua mấy khối vải, làm quần áo tết cho bọn nhỏ. Bọn họ thương lượng ngày hai mươi ba sẽ đi, thứ nhất là Tăng Thụy Tường viết xong câu đối cũng phải mấy ngày, thứ hai là ngày 24 giỗ, trong nhà rất bận, đi không được. Ngày 22 có chợ phiên, Tử Phúc và Tử Lộc vẫn đến đó, Tử Phúc nghĩ có thể bán được bao nhiêu thì bán, không được một trăm bộ, Tử Phúc vẫn vui mừng, lại mua giấy đỏ về.
Ngày 23, Thẩm thị ôm Tử Hỉ, mang theo Tử Phúc, Tử Lộc đi vào thành, Tử Tình thì ở nhà trông Tử Thọ, Tăng Thụy Tường nhờ đường đệ (em họ) vào núi đốn củi, Tử Tình dắt Tử Thọ đến bên bãi đất trống gần hồ để phơi nắng, chơi đá cầu, nhảy ô, ném bao cát với các người bạn nhỏ mới quen, gần giữa trưa, Tử Tình thấy xe lừa nhà bác chồng về, liền kéo đệ đệ chạy theo.