• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Sáng sớm hôm sau, cô Lý Hồng chuẩn bị cho An Na một túi to toàn đồ ăn vặt, muốn đưa An Na ra ga nhưng cô từ chối. Cô Lý Hồng bèn đưa hai trăm cho cô. An Na không lấy.

– Cháu cầm đi, nhỡ đầu cần dùng đến thì sao. – Cô Lý Hồng nói, – Hơn nữa, tiền này cũng không phải cô cho, là cháu giữ giúp cô thôi.

– Thật sự không cần đâu cô ạ, – An Na nói, – Cháu vẫn có hơn một trăm đồng, còn hai tháng lương chưa dùng đến nữa, đủ cô ạ.

Cô Lý Hồng không ép được, đành cất tiền đi, liên tục dặn An Na nhớ phải quay lại sớm. An Na vâng dạ, còn chào tạm biệt với mấy nhà hàng xóm từng tới thăm hỏi, rồi xách hành lý ra ngoài. Lúc đến con phố Tân Hoa Nam thì gặp Cừu Cao Hạ đang đạp xe đạp, có lẽ là đi làm, thấy An Na xách hành lý trong tay thì dừng lại hỏi:

– Lý Mai, em đi đâu thế?

– Về Thượng Hải ạ. – An Na đáp.

– Ấy, thế thì đến nhà ga cũng xa phết đấy, để anh đưa em đi.

– Không cần đâu ạ. – An Na từ chối, – Cám ơn anh…anh đi làm đi kẻo muộn giờ.

Thời đại này một cô gái ngồi sau xe một người nam giới sẽ bị rêu rao khắp nơi, Cừu Cao Hạ cũng hiểu, không dám nói gì thêm, đành phải nhìn theo bóng An Na đi về hướng nhà ga.

– Khi nào quay lại, Lý Mai? – Anh ta hét to.

An Na ngoái đầu lại mỉm cười, – Xem tình hình thế nào đã.

…..

An Na đến nhà ga, lên xe ô tô đi đến bến xe huyện La Binh.

Thành phố S là một thành phố nhỏ, cách Thượng Hải không xa. Nói cách khác, cách nơi này rất xa. An Na không nỡ mua vé giường nằm, cũng không có tiền để mua, nên chỉ mua vé ghế cừng, đi lên xe lửa màu xanh.

Chặng đường dài dằng dặc mười mấy tiếng đồng hồ, đến 6h sáng hôm sau thì tới nhà ga của thành phố S.

Mùa đông ở phương nam đến sớm hơn phương bắc, nhưng lúc này bên ngoài vẫn tối đen.

Trước tám tuổi, cô từng sống ở đây.

Vừa bước vào thành phố cực kỳ đặc biệt đối với cô, ký ức về một khoảng thời gian cô sống với bố mẹ và bà nội trào dâng lên, tình cảm vừa quen thuộc vừa lạ lẫm dâng lên giữa ngực, làm cô xúc động muốn khóc.

Hẻm số 12 ngõ Bách Hoa, đây là địa chỉ của căn nhà có hoa dâm bụt và bức tường dây leo tử đằng.

….

Trời sáng rất nhanh, thành phố phương nam còn chưa bị dấu vết thời gian xóa bỏ nét cổ xưa cũng theo tia nắng ban mai mà từ từ thức dậy, bắt đầu một ngày mới chậm rãi của nó.

Dựa theo trí nhớ, cô vừa đi vừa hỏi. Hơn bảy giờ, An Na đi qua thành nhỏ, cuối cùng đã tìm được nơi gần nhà mình.

Phố nhỏ Bách Hoa nằm ở ngay dưới cây cầu cũ xanh rêu hình vòm.

Trong trí nhớ của An Na, dưới cây cầu hình vòm này có một sạp hàng bán rất sớm, chủ quán là đôi vợ chồng người bản địa, chủ yếu bán đồ điểm tâm sáng, như bánh trứng rau hẹ, bánh rán hành, sữa đậu nành, đậu hũ hoa, mỳ hoành thánh sợi nhỏ, còn có bánh trôi nước. Trước khi bà nội chưa qua đời, thường đưa cô đến đây để ăn sáng. An Na thích nhất là bánh trôi nước, lớp vỏ mềm dai, cắn một cái, nhân thịt vừng đen ứa ra, vô cùng ngon, thịt rất tươi mới, nước canh ngọt thuần, rất đắt, năm phân tiền một cái. Nhưng cô không thích ăn nhân thịt, nhiều lúc bà nội thở dài, lầu bầu:

– Nếu anh cháu còn sống thì tốt, nó rất thích ăn…

Về phần người anh tên Tiểu Quang mất sớm của cô, tuy rằng người nhà không nhắc đến, nhưng An Na khi lớn lên cũng đã dần dần biết lúc ấy đã xảy ra chuyện gì. Chính là năm 90, Tiểu Quang vừa mới học đầu tiên của mẫu giáo, đường dây điện trên đường đến nhà trẻ quá lão hóa mà dẫn phát hỏa hoạn. Lúc xảy ra hỏa hoạn, nhà trẻ đang giờ nghỉ trưa, Tiểu Quang cùng mười mấy đứa trẻ khác không thể thoát được đều bất hạnh gặp nạn.

Chuyện này gây nên sự đả kích rất lớn đối với cả nhà. Bà nội ốm liệt giường, mẹ của An Na cả một thời gian dài chỉ sống trong nước mắt, thậm chí còn đến tình trạng nghỉ việc không lương. Bố của An Na thì vốn quanh năm ở bên ngoài, một năm cũng chỉ về nhà được đôi ba lần, sau khi xảy ra chuyện này đã rất áy náy tự trách, cuối cùng quyết tâm dành thời gian ở bên người nhà, nên mới chuyển nghề.

…..

An Na nhìn thấy quán điểm tâm kia. Vẫn y như trong trí nhớ của cô, trong làn sương buổi sớm, hai vợ chồng chủ quán đang dọn đồ ra ngoài, bảy tám người khác đang ngồi ở bàn thấp bày bên vệ đường, trên bàn là một đĩa bánh, một bát đậu hũ hoa, trong không khí sáng sớm mang theo mùi thơm ngon của sữa đậu nành thuần khiết mà từ lâu An Na chưa được nếm rồi.

An Na đè nén con tim đang đập rất nhanh của mình, ánh mắt rơi xuống cây cầu, lướt qua dôi vợ chồng chủ quán, chậm rãi đi đến ngõ hẻm nhà mình.

Bỗng, cô dừng bước khựng lại.

Cô nhìn thấy một bà lão một tay xách giỏ đồ ăn, tay kia cầm tay một cậu bé đang từ trong hẻm đi ra.

Khuôn mặt bà lão hiền hòa, cậu bé chừng năm sáu tuổi, đội mũ len, mặc áo khoác màu lam, lưng đeo cặp sách nhỏ.

– Bà ơi bà, cháu muốn ăn bánh trôi nước nhân thịt.

Cậu bé đi thẳng đến quán điểm tâm.

– Được rồi. – Bà nội đi đến trước quán.

– Chú Đường, cho một bát mỳ hoành thánh nhỏ, hai viên canh thịt nhé.

– Chờ chút.

Chủ quán nhanh nhẹn bưng đồ ăn lên:

– Cẩn thận bỏng nhé, tới rồi.

– Bà ơi, nghe nói con trai bà hôm qua về à? – Đặt đồ ăn lên bàn, vợ chủ quán hỏi.

Bà nội vừa trả tiền, vừa hớn hở gật đầu:

– Đúng vậy. Nó hôm qua vừa về.

– Lúc nào đi ạ?

– Nó nói về một ngày, mai đi luôn.

– Ơ, vậy hôm nay phải nấu bữa cơm thịnh soạn rồi.

– Đúng vậy, bà đứa cháu nó đi nhà trẻ xong thì đi chợ mua thức ăn luôn.

….

An Na trốn sau cây cột điện, bình tĩnh nhìn người bà vốn đã qua đời và người anh Tiểu Quang trước đây chỉ nhìn thấy trong ảnh, nhưng lại không có cam đảm đi tiếp.

Tiểu Quang là một cậu bé rất sáng sủa, so với ảnh thì còn đẹp hơn nhiều, trán rộng tự nhiên, đôi mắt rất sáng.

Bánh trôi nước khá nóng, cậu bé cắn một miếng rồi tức khắc nhả lại vào thìa, kéo theo một sợi nước miếng, cậu nhóc ra sức thổi trong miệng, bỗng như cảm giác được gì đó, quay đầu nhìn về hướng An Na.

Cậu nhóc nhìn thấy An Na đang trốn sau cột điện, đối mặt với ánh mắt của cô.

An Na nhìn cậu bé có quan hệ máu mủ với mình, mắt bỗng đỏ lên, mũi cay xè, cố nén lại, khẽ cười với cậu.

Tiểu Quang như ngượng ngùng, quay đầu lại tiếp tục thổi bánh, một lát sau, không kìm được lại quay đầu nhìn An Na.

– Nhìn gì đấy cháu? Không ăn nhanh nó nguội mất.

Bà ngoài trò chuyện với hàng xóm xong thấy Tiểu Quang vẫn chưa ăn xong bánh thì thúc giục.

Tiểu Quang vâng dạ, cắn xong một miếng quay lại nhìn cột điện, nhồm nhoàm nói:

– Bà ơi, bên kia có một chị cười với cháu ạ.

– Ai thế…

Bà nội nhìn theo ngón tay của Tiểu Quang.

Quả tim của An Na đập liên hồi, cuống quýt quay lưng lại, núp sau cột điện.

– Không quen. – Bà nội nhìn nhìn, nói: – Ăn xong chưa? Ăn xong rồi thì lau miệng, bà đưa cháu đi học.

Tiểu Quang cầm lấy khăn tay được ghim ở trước ngực áo, lau miệng sạch sẽ.

– Chào cô chú ạ.

Cậu đeo túi sách nhảy xuống ghế, chào với vợ chồng chủ quán.

– Chào Tiểu Quang. Cậu bé ngoan quá.

Chủ quán vui vẻ nói.

Tiểu Quang được bà nội dắt lên cầu, lúc đi qua cột điện thì không kìm được lại quay lại nhìn An Na vẫn còn đứng đó, trong ánh mắt đầy vẻ tò mò.

An Na nhìn bóng dáng hai bà cháu đi xa dần, trong lòng trào lên một cảm giác không diễn tả nổi.

Lúc cô còn nhỏ, cô hy vọng mình sẽ giống như những đứa bé khác có anh, anh mình sẽ bảo vệ mình.

Giờ người anh đó thật sự xuất hiện ở trước mặt cô rồi.

Có một người anh trai ruột thịt mang cùng dòng máu chảy trong cơ thể mình để bảo vệ mình, cảm giác tâm nguyện được đền đáp nó kỳ lạ như nào có thể nghĩ.

….

An Na gọi một bát mỳ hoành thánh nhỏ ở quán, ăn từ từ. Ăn xong thì vẫn ngồi đó nhìn vào trong hẻm ngõ Bách Hoa rất lâu đến đờ đẫn.

Rất nhanh đến tám giờ, quán đã dần vắng khách, vợ chồng chủ quán cũng không có ý đuổi khách, chỉ cảm thấy cô khá kỳ lạ, vừa thu dọn quán, vừa dùng giọng địa phương dễ nghe hỏi:

– Cô gái, cháu từ nơi khác đến à?

An Na dĩ nhiên cũng biết nói giọng địa phương dễ nghe này, cô định trả lời, bỗng khựng lại, huyết mạch toàn thân như đông cứng.

Một người đàn ông đang dắt chiếc xe ba gác từ trong hẻm đi ra.

Người đàn ông này chừng hơn ba mươi, mày rậm mũi cao, thân hình cao lớn, toàn thân toát lên khí chất lão luyện khỏe mạnh, bên cạnh là một phụ nữ tầm hai mươi lăm hai mươi sáu tuổi. Người phụ nữ xinh đẹp trắng nõn, trang điểm kiểu thịnh hành thời này, tóc ngắn kiểu phi yến, khoác cái túi, đi song song với người đàn ông.

Hai người tuy không nắm tay nhau, nhưng có thể nhìn ra tình cảm rất sâu sắc.

– Quốc Cường, chú đưa vợ đi làm à? Tiểu Du sao hôm nay lại đi chậm nhỉ.

Chủ quán nhìn thấy cười trêu trọc.

Người phụ nữ trẻ kia dù là thiếu phụ nhưng trên mặt mày vẫn còn vương nét thiếu nữ, nghe vợ chồng chủ quán trêu trọc thì xấu hổ, tay khẽ cấu lên cánh tay chồng mình.

Thần sắc người chồng không chút thay đổi, cười  đáp:

– Đúng vậy ạ. Sáng nay Tiểu Du chân hơi đau, nên đi làm hơi muộn. Dù sao em cũng nhàn rỗi, nên đưa cô ấy đi.

– Thế thì đúng rồi. Chú hiếm khi ở nhà, nên đối xử tốt với Tiểu Du. – Chủ quán bật cười,  – Nãy mẹ chú đi chợ, tối nay Tiểu Du cũng tan tầm sớm, cả nhà chú lại quây quần vui vẻ rồi.

– Vâng. Bọn em đi trước đây ạ.

Người đàn ông đạp xe, chở vợ đi qua An Na, cuối cùng đi lên cầu.

Từ lúc họ xuất hiện ở con hẻm, An Na đã nhận ra họ, biết họ là bố mẹ của mình.

Ba mươi năm trước, lúc cô còn chưa ra đời, bố mẹ cô đang ở độ tuổi trẻ trung tươi đẹp.

* sửa lỗi: Bà nội

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK