Praya Wisutsakorn kéo chiếc hòm tiên đoán ra khỏi phần sâu của tủ cất kinh, gạch viết tính toán giữa ánh mắt hy vọng của con trai. Nụ cười nhẹ của người lớn tuổi hơn bật lên khi nhìn thấy dáng vẻ nóng lòng đó, Ketsurang cũng rướn nhìn do nàng cũng trông ngóng không thua gì con trai. Nếu Pudtan và Por Rit của nàng kết hôn nhanh nhanh thì nàng sẽ có cháu nhỏ để chơi cùng nhanh hơn. Chỉ cần nghĩ rằng sẽ có đứa bé nho nhỏ bám chân bám tay nịnh gọi là bà nội, nàng đã vui vẻ đến tận đời sau rồi.
Việc gạch viết trên bảng đá phiến dừng lại một chốc rồi mới tiếp tuc hạ thanh đá xuống, một lúc sau thì chủ nhân bảng đá phiến cũng chau mày cau mặt.
“Bốn năm… năm nay Chula Sakarat 1071, năm Thìn, con phải đợi đến năm Mùi là Chula Sakarat 1074 thì mới có thể cưới gả được. Con phải đợi đến tận bốn năm đấy, thật lạ… Vận mệnh Mae Pudtan dù khiến cho việc dự đoán có phần chênh lệch vì là khoảng thời gian trong tương lai, nàng vốn đã chết đi lúc tám tuổi nhưng lại sống cho đến lúc này, nên cha bỏ cả thời gian vốn là khoảng mà nàng gặp nạn tử vào cùng, thì đều cho kết quả giống nhau khi so sánh cùng vận mệnh của Por Rit.”
“Dù cho là bốn năm thì cũng là tuổi thích hợp để gả đi đấy, trong thời đại mà nàng rời đi thì có thể xem là tuổi tác thích hợp để gả đi nhất.” Ketsurang đưa ra ý kiến rồi thấy tiếc.
“Ôi chao… cứ nghĩ là sẽ được nhìn thấy mặt cháu thật nhanh, đây thêm bốn năm nữa, nhưng cũng tốt vì chính ta cũng chưa muốn làm bà nội trẻ tuổi lắm đâu.”
Người nóng lòng nhất xem ra là Khun Pipatratchasin vốn đang có sắc mặt sượng đi thấy rõ.
“Đừng nóng lòng Por Rit, lời dự đoán đưa ra thời gian thích hợp nhất rồi, nếu con chống đối mà cố cưới gả thì con sẽ có chuyện xấu hơn là chuyện tốt. Câu trả lời rằng tại sao lại phải đợi lâu đến thế, chúng ta hẳn sẽ biết khi đến thời điểm.” Praya Wisutsakorn trấn an con trai, do đều là đàn ông nên biết rằng việc chờ đợi không được thành đôi thoả ý nguyện với người mà mình nhắm đến thì đau khổ dường nào. Nhưng cũng tính là khoảng thời gian thơm ngọt rạn tim nhất.
“Vâng, thưa cha.” Khun Pipatratchasin cố gắng dằn cảm xúc không được như ý xuống cho đến khi lồng ngực sốt ruột trở nên dịu lại. Vì dù cho chưa đến thời gian cưới gả thì anh vẫn có thể đến gặp nàng mọi lúc, và càng ngày thì người con gái đó lại càng có ý nghĩa tựa như bảo bối của anh. Ketsurang cũng biết được lòng con, thường hay cho hầu tớ rủ Pudtan đến học làm hạt bột ủ thơm, ủ thơm vải, bao gồm cả làm món mặn món ngọt cùng với tiểu thư Prang và tiểu thư Praejin mà xem ra thân thiết với Pudtan một cách không câu nệ theo như đã từng trong thời gian qua.
“Việc hấp có cả hấp nước và hấp khô. Việc hấp nước thường dùng hoa có mùi thơm ngọt, dùng ít nước để thấm được thật nhiều mùi thơm của hoa, và phải làm thật cẩn trọng vì nếu hoa dập thì có thể khiến cho có mùi héo úa.” Ketsurang vốn nhận được sự dạy bảo từ Khun Ying Jampa nói, tiểu thư Prang vốn từng học qua trong cung liền nói thêm.
“Vài loại hoa dùng thời gian hấp không lâu, ví như sứ rumdul*, mai mù u, nhài san hô, vài loại có thể hấp lâu được, các loại hoa hồng thơm, hoa sến xanh, hoa dứa gai, hoa nhài, hoa bread flower** thì hấp lúc tối rồi lấy ra lúc sáng.”
*Mình để nguyên tên tiếng Anh do không tìm được tên tiếng Việt nhé. Ai biết có thể cho mình biết nha. Hoa như trong ảnh đây. Nhân tiện giới thiệu thêm cả món bánh cánh hoa sứ Rumdul luôn, có thể có bạn từng thấy qua trên phim ảnh hoặc khi đi du lịch.
**Loài hoa này mình hoàn toàn không tra được tên tiếng Việt, có ai giúp mình với nhé. Hoa như trong ảnh. Tên khoa học là vallaris glabra, tên thường gọi là bread flower.
“Và phải còn biết mỗi một loại hoa thơm vào lúc nào để đem đến thả vào nước vào lúc đó.”
“Ừm… nếu thế này thì người đầu tiên làm việc hấp đồ phải là người cực kỳ ưa quan sát, giống như nhà khoa học vậy.” Tiểu thư Praejin thầm nhìn Pudtan vốn nói ra lời kỳ lạ.
“Còn hấp khô thì thường để trực tiếp hoa vào trong đồ mà mình sẽ hấp, mà cũng phải xem thời gian, nếu không thế thì thay vì thơm thì sẽ trở thành mùi hỏng. Còn việc ủ là đốt nhang trong bệ đỡ*, dùng bát* đựng thứ chúng ta dùng để hấp, cả nhựa cây, mảnh gỗ thơm, cho đến khi có khói thì đặt vào trong bệ đỡ vốn nằm trong hòm mà chúng ta dùng để ủ một lần nữa, cho mùi thơm tỏa ra bọc lấy thứ mà chúng ta muốn ủ. Giống như vải chúng ta dùng mỗi ngày đây thì cũng dùng việc hấp ủ là chính.” Pudtan vừa nghe vừa ghi lại mọi thứ nghe thấy, vì nghĩ ra rằng nếu đem đến chỉnh đổi thì có thể sử dụng làm đồ bán được.
*Mình chỉ dịch tương đối chứ trong tiếng Thái có từ riêng để gọi hai vật này nha. Đây là hai món đồ dùng trong việc ủ nước thơm như trong ảnh. Cái bát có khi sẽ nhỏ hơn và nằm lọt vào trong bệ đỡ.
Khi ở đây lâu rồi thì Khun Pipatratchasin cũng dạy cô đọc viết ngôn ngữ của nơi này đến mức có thể đọc viết được. Dù cho chữ viết tay có phần ngoệch ngoạc nhưng cũng tính là có thể dùng được. Chính tiểu thư Praejin cũng bắt chước cô nàng đàn chị ghi lại thành phần của món ăn và việc hấp ủ, do dù cho không cần mang đi sử dụng để kiếm sống nhưng nếu có kiến thức trong chuyện này thì có thể dùng để trói lấy trái tim người sẽ đến làm chồng trong tương lai. Lại còn cảm thấy phần nào đáng tiếc nếu như Khun Ying mẹ nàng không giữ gìn lo lắng đến mức không chịu cho nàng vào cung, giờ này nàng hẳn giỏi giang không kém gì tiểu thư Prang.
* * *
Thời gian trôi qua cho đến khi việc cải thiện sửa chữa chùa Mehayong gần hoàn thành thì có sự việc hệ trọng xảy ra ở thành Khơ me. Vào năm Chula Sakarat 1073 thì Vua Kaewfah cùng người Kinh chiếm thành Khơ me từ chủ thành là Pra Srithammaracha*, khiến hoàng đệ là Nặc Đôn và chủ thành trốn đến xin nương tựa hào quang của đức vua Thai Sa, và lại còn chống đối không chịu gửi cây vàng cây bạc đến dâng lên. Ban đầu đức vua Thai Sa vẫn không có dự liệu gì theo tính tình yêu thích sự bình yên. Sau đó khi Phó vương tâu nhắc thì lại tức giận hoàng đệ vì giục giã gửi đại quân đến thành Khơ me.
*Đọc là ‘Prá xỉ thằm mà rà chà’
“Không chịu! Họ đến xin giúp đỡ thì ta sẽ giúp, nhưng muốn ra tay nặng đến thế thì ta không làm, nước nhà ta yên bình thì tốt rồi, kiếm chuyện làm gì cho lắm chuyện. Ai Phon, ngươi cũng biết ta bực bội đến thế nào khi phải đến làm bậc bề trên, nào có thể tìm được sự bình yên thư thái cho thân thể tâm hồn. Nếu ngươi không đẩy đến thì làm gì có chuyện ta sẽ nhận?” Các quan viên có mặt tại hiện trường đều rạp thấp hơn nữa khi nghe thấy câu nói giữa đức vua của mình và Phó vương hay Chao Fah Phon.
“Anh Petch, anh biết rằng anh là anh, để cho ta nhận lấy ngai vị trước anh thì sẽ chỉ toàn có người mắng chửi và sẽ chống đối về sau, khiến cho nước nhà hỗn loạn hết cả. Nếu thế thì dân chúng của anh làm sao có thể yên bình hạnh phúc được.”
“Thế rồi sao? Lại còn kiếm chuyện đến phiền lòng ta, chủ thành là bằng hữu của ta, làm gì có chuyện ta không muốn giúp, nhưng chỉ cần đoàn quân nhỏ là được. Còn nếu muốn ta đưa đại quân cả trăm ngàn đến thành Khơ me thì ta không đồng tình. Dù sao hai thành cũng từng hoà thuận với nhau, hay nếu ngươi muốn làm thì lên làm vua, ta giao cho. Cái gì mà nặng nề thế, nếu là đại chiến thì dân chúng ba tánh và tùy tùng sẽ chịu khổ theo, không nói nhiều nữa, đau họng. Ta đi câu cá thì hơn. Ơi! Ai In, Ai Rit, Ai Thong Kam, đến cuối hồ cùng tao.”
Chao Fah Phon chỉ có thể chiếu ánh mắt nhìn theo hoàng huynh vốn là chủ nhân cuộc đời trong khi thở hắt ra.
“Anh Petch ơi anh Petch, nếu không gửi nhiều người đến giúp thì người đứng trên ai ai ở Khơ Me tiếp về sau có thể sẽ không nghĩ giống anh, mà lại biến thành chúng ta yếu đuối, nên trấn áp hết thảy.” Đôi mắt sắc gan dạ nheo hạ xuống ngẫm nghĩ trước khi tiến hành theo đường lối để làm điều gì đó trợ lực cho đội quân. Người anh trai này của người quả thật là thông minh, dù cho gặp sự việc khích động thế nào thì cũng không lung lay tình cảm yêu thương anh em. Nhưng hoàng huyng yêu sự bình yên quá, người không biết nếu không thể hiện uy quyền thì sự bình yên nào có thể có được.
* * *
Quay lưng đi không lâu thì nhóm ba người khựng lại khi người dẫn đường dừng bước chân trong khi quay ngoắt lại chiếu ánh mắt về phía Praya Rachanagun.
“Ai Thongkam, ngươi ra lệnh cho người đi theo xem Phó vương em trai ta, đừng để cho bị nhận ra. Đứa em này của ta thật lắm chuyện, có thể cảnh giác ngoại chiến nội chiến đến gần như mất lý trí. Nếu vẫn không có chuyện gì vượt quá thì chỉ trông chừng. Nhưng nếu như xâm phạm nghiêm trọng thì đem đến báo cho ta, hay nếu nó nghĩ muốn đến thành Khơ-me thì hãy tìm người chăm sóc em trai ta.”
“Thưa tâu đức vua.” Praya Rachanagun liền giơ tay lên chắp lạy trên đầu nhận lệnh.
* * *
“Ta nghe nói rằng có thể sẽ xảy ra chiến tranh với thành Khơ-me sao?” Ketsurang vòng cánh tay đem tấm vải dài quấn quanh eo mặc đồ cho chồng, cho đến khi má mịn ở gần bị lợi dụng thơm một phát.
“Chuyện này cớ gì nàng lại không biết trước, hay trong thời đại của nàng không có xảy ra sự việc thế này.” Praya Wisutsakorn nửa ngờ vực nửa trêu ghẹo.
“Ôi chao, Khun Pi, ai mà lại biết được tất cả mọi việc, chính ta cũng đâu có học qua trực tiếp mảng này đâu, ta còn không biết chúng ta sẽ thua hay thắng.”
“Đức vua ra lệnh cho một phần quân lính thông thạo ở thành Song Kwae đến giúp cho cuộc chiến lần này, lần này xem ra Por Reuang nhỏ nhất định sẽ phải ra trận cùng Praya Chakri.”
“Lúc này chủ thành Khơ me đang ngụ tại điện chính sao ạ?”
“Nào phải, đức vua ra lệnh cho đi xây điện và nhà ở chùa Vườn Chính Dơi. Và người cũng cho phép ra lệnh cho Praya Chakri của Ban Rong Khong làm tướng quân tuyển một vạn lính ra trận. Và còn cho Praya Gosathibordee thành thạo chuyện đi thuyền làm tướng hải quân cùng với đưa một vạn quân đến chỗ biển cạnh thành Puthomat.”
“Chết thật, thế này thì Khun Ying Gosathibordee sẽ thế nào cũng không biết, ta hẳn phải đến nhà thăm Khun Ying rồi Khun Pi à.”
“Nàng là lo lắng hay là tò mò đây?”
“Trời ạ Khun Pi, thì phải cả hai chứ.” Praya Wisutsakorn lắc đầu cười cái sự ‘trời ạ Khun Pi’ của vợ mình rồi khuôn mặt sắc trở nên nghiêm nghị.
“Ta phải đi xem vận mệnh cho Por Reuang nhỏ của chúng ta, lần này ra trận dù cho chỉ xem như là đưa quân đi ngăn sự nổi loạn của vua Kaewfah nhưng hẳn cũng dữ dội không ít.”
“Đừng ạ… nào phải ta không muốn biết vận mệnh của con tốt xấu thế nào, nhưng nếu tiên đoán rồi kết quả không tốt thì chúng ta lại phải chịu đau khổ trước. Chỉ cần nói với Por Reuang nhỏ của chúng ta chiến đấu hết sức và cẩn trọng thật tốt là đủ rồi.” Việc làm mẹ dù cho thảng thốt và lo cho con đến nhường nào nhưng khi trải qua đời kiếp đến mức biết trước rằng mọi thứ đều đi theo lẽ tự nhiên của sự việc, thì nàng sẵn sàng dằn lòng để đón nhận điều sẽ xảy ra cùng tinh thần vững vàng và tin tưởng vào kỹ năng chinh chiến của con… Và còn nghĩ sẽ tụng kinh cầu nguyện thần linh bảo vệ con trai lớn của mình, vì cũng không chắc chắn rằng nếu Por Reuang nhỏ bị làm sao thì nàng liệu có thể chịu đựng kiềm nén sự đau lòng của bản thân hay không.
* * *
Cuộc chiến lần này, đường bộ vốn do Praya Chakri lãnh đạo chiến thắng một cách đẹp đẽ nhưng đường thủy vốn có Praya Gosathibordee kiểm soát lại chịu thua trước người Kinh, bị lấy một số lượng lớn vũ khí, quân lính ngã chết không ít. Khi từ cuộc chiến trở về thì đức vua Thai Sa liền cực kỳ tức giận nhưng rồi cũng buông lòng khi nhìn thấy sắc mặt đau khổ và hổ thẹn của Praya Gosathibordee.
“Thế nào? Cho đi chinh chiến để tạo vinh quang thì lại thất bại thật đáng hổ thẹn. Nhưng thôi vậy, là ta ra lệnh cho ngươi đi trong khi ngươi thành thạo chuyện buôn bán hơn là chinh chiến. Khi mà ngươi buôn bán đến mức giàu có thế này thì hãy nhận hình phạt đi tìm lại số vũ khí bị tước đi cho đủ như cũ đi vậy.” Praya Gosathibordee vốn đang run người lạnh toát vội cúi lạy đến gần sát bàn chân của đức vua về hoàng ân cùng sắc mặt tái nhợt. Dù biết rằng hẳn có thể phải mất đi gần như toàn bộ tiền nhưng cũng tốt hơn là bị phạt đánh đến ngã chết. Tiền vàng khi nào kiếm cũng được nhưng tính mạng của bản thân chỉ có một mà thôi.
Cuối cùng thì Vua Kaewfah cũng chịu nhượng bộ trước hào quang của đức vua, gửi cây vàng cây bạc đến dâng lên, nhưng vẫn chống đối không chịu giao thành Khơ me lại cho Pra Sri Thammaracha, đến mức phải giao tranh thêm nhiều lần. Cuối cùng Pra Sri Thammaracha nản lòng chịu nhượng làm quan viên cho đức vua Thai Sa, suy nghĩ chờ đợi thời điểm thời cơ trong việc giành lại thành về sau khi mà thành Khơ me không còn Vua Kaewfah nữa. Meun Narongratcharittha vốn bị thương không ít khi quay về thì được thăng chức thành Khun Narongratchasongkram*, và được nghỉ ngơi cho Ketsurang chăm sóc suốt cả tháng đến khi thấy yên lòng, trước khi quay về thành Phitsanulok như trước.
*Đọc là ‘kủn na rồng rát chà xôổng cràm’
* * *
Sau khi sự việc được tháo bỏ thì đức vua Thai Sa ra lệnh cho thừa tướng chuẩn bị tiệc ăn mừng chùa Maheyong vốn đã cải thiện sửa chữa xong xuôi đến bảy ngày bảy đêm theo truyền thống hoàng gia. Nhà Praya Wisutsakorn đều cùng nhau đến dạo chơi buổi lễ bằng cách chèo thuyền qua kênh Khao Mao cùng với Pudtan và hầu tớ tùy tùng.
Khi đến nơi thì Ketsurang chỉ có thể đứng yên ngẩng mặt nhìn bức tường dài một lúc lâu. Kiến trúc đẹp đẽ theo kiểu Maha Nikaya cùng với cetiya vốn có voi bao quanh. Và chùa vừa sửa xây ở thời kỳ cuối Ayutthaya nằm đằng sau bức tường này, khiến cho hồi tưởng lại lúc được đến đây hồi còn học cử nhân.
‘Hoa văn mẫu của vật chất hay kiến trúc không phải chỉ là phân chia các thời kỳ, mà còn là điều chỉ ra rằng trong khoảng thời gian đó con người trong thời đại đó đang nghĩ gì, tin gì và làm vì cái gì. Chuyện lịch sử được ghi chép lại là một phần khiến cho chúng ta hiểu được rằng tại sao họ lại làm như vậy. Khi chúng ta hiểu thì chúng ta sẽ không cảm thấy rằng họ khác biệt, con người dù cho trong thời đại nào thì cũng là người, có hỉ nộ ái ố, có hy vọng, có niềm tin. Nghệ thuật được tạo dựng trên những thứ đó. Cậu nghĩ thử xem, chùa này từng có rất nhiều người từ nhiều thời đại đến thăm, nhóm những người đó hẳn là có câu chuyện của bản thân nhỉ.’ Ketsurang hồi tưởng lời nói từng nói với Reuangrit vào lần đó.
‘Lại hoang tưởng gì nữa thế nhỏ Ket, nhiều lắm là họ đến vái Phật thôi mà.’
‘Cậu thật là, điều học được không vào đầu hay sao? Như nền chùa cong giống như bụng hay thuyền buồm, là được so sánh như con thuyền đưa vượt qua biển khổ đến được bờ, bước qua vòng tròn luân hồi, nó thể hiện niềm tin về chuyện sinh tử chuyển kiếp, thể hiện đến niềm tin đấy.’ Bỗng dưng cô cảm thấy lạnh ngắt trong ngực… Đến giờ này Reuangrit hẳn đã nhận biết về chuyện vòng tròn luân hồi hơn bất kì ai khi đi tu không chịu hoàn tục như thế. Nàng quay sang nhìn chồng đi bên cạnh, nụ cười nhẹ của chàng dành cho nàng luôn ấm áp, cảm giác lạnh lẽo vừa nãy gần như thoắt biến mất trong nháy mắt.
Nhóm người cả gia đình bước men theo con đường đến khu vực rạp được dựng nên để đón tiếp quý tộc, bên trong là đình an tọa của đức vua khi người đến tham gia nghi lễ ăn mừng việc sửa chữa. Rạp Khon vốn sẽ dùng để tiếp đón người thì đẹp đẽ vĩ đại xứng đáng như ý muốn hoàng gia. Kịch Khon vở Anirut được đem ra diễn thành từng đoạn suốt bảy ngày bảy đêm trong việc ăn mừng lần này.
* * *
“Sau lễ ăn mừng thì thuyền buồm hàng hóa mà ta được lệnh cho dựng có lẽ sẽ xong.” Sau khi chào hỏi Praya Wisutsakorn thì Praya Gosathibordee vốn ngồi gần đình an toạ liền lên tiếng nói cùng Khun Pipatratchasin.
“Đức vua ra lệnh rằng xong lễ ăn mừng thì sẽ cho đúc mỏ neo thuyền và cho đưa thuyền đến thả neo ở đây ạ, thưa bác. Por In đâu rồi bác, đi đâu rồi?” Người lớn tuổi hơn gật đầu đáp lại những lời nói đó.
“Por In cũng nói với ta chuyện đức vua cho cột neo ở chùa Maheyong, lúc này Por In hẳn còn đang đi theo đức vua, một lát sẽ đến.”
“Ta nghe nói rằng thuyền mà bác xây dựng lần này là thuyền lớn.”
“Phải, hẳn là chứa được rất nhiều hàng hóa.” Khun Ying Pong nghe trong khi nhìn về phía bên cạnh Khun Pipatratchasin vốn có người thân bình dân của Khun Ying Karaket và tiểu thư Prang theo sát. Bà nhìn khuôn mặt từa tựa như Khun Ying Wisutsakorn rồi cảm thấy phần nào không thể chịu đựng nên lên tiếng chào hỏi.
“Ơ, Mae Pudtan, cũng đến buổi lễ sao? Praya Wisutsakorn và Khun Ying Karaket thật là rộng lượng, ngay cả người thân chỉ là bình dân địa vị thấp thì vẫn khen ngợi tán dương sánh với con cái Praya như tiểu thư Prang. Ngươi quả thật là quá may mắn khi được gắn kết họ hàng với gia đình ngài.” Pudtan nghe thấy thì cảm thấy dị dị bất thường. Khun Ying Gosathibordee này đôi lúc nói năng tử tế, đôi khi thì thật là ưa cạy ưa đè. Một câu bình dân, hai câu địa vị thấp. Dù cho muốn đối đáp đến nhường nào nhưng cô cũng cố gắng dằn lưỡi của mình lại, không để cho thốt ra lời nào để cho những người địa vị cao trong khu vực này giật mình đến mức có thể dây ra tổn hại đến tận dì Ketsurang.
“Phải đưa ra ngoài chứ, Mae Pudtan không mấy thích ra ngoài gặp gỡ người khác, nếu chỉ mải ở trong nhà thì sẽ ngột ngạt không đâu.” Ketsurang đáp thay cho cháu gái rồi mới nói tiếp một cách rạng rỡ mặt mày.
“Sau lễ ăn mừng, đức vua ra lệnh sẽ cho Por Rit sớm thành hôn đấy. Chính ta cũng đốc thúc ngày tháng, muốn ôm cháu quá mức rồi.” Sự vui mừng khi con trai sắp được thành gia lập thất tỏa rõ trong ánh mắt, lại còn đuôi mắt mà có ánh phấn chấn với Khun Ying Gosathibordee. Khi Khun Ying Gosathibordee nghe thấy như thế thì có đôi mắt ánh lên cùng niềm vui mừng.
“Sẽ ban vợ cho Por Rit sao?” Bà nói một cách nhẹ lòng trong khi nắm lấy bàn tay mảnh của con gái cùng sự tự hào mãn nguyện. Xem ra sự việc suy tính từ lần trước sắp thành công rồi, tiểu thư Praejin mà lúc này đã 17 tuổi sắp sang tuổi 18 đang là cô nàng xinh đẹp rạng rỡ cả người đến mức gần như có thể gọi là trọn vẹn chỉ có thể cúi mặt ngượng ngùng.
“Thì đấy, nên họ mới bảo nếu là nhân duyên tiền định và thần Brahma định sẵn như thế rồi thì dù cho mất thời gian bao lâu thì cũng sẽ nên duyên, đúng không Khun Ying Karaket?”
“Đúng vậy Khun Ying Pong, nói thật là đúng quá, xem ra lần này Mae Pudtan quay về nhà thì phải chà phải cọ chuẩn bị cho hoành tráng rồi.” Ketsurang cười thật tươi với con dâu tương lai vốn được ngự ban. Chuyện để cho con dâu tương lai bị tác động ức hiếp một mình không phải chuyện mà nàng có thể nhượng bộ.
“Sao cơ? Khun Ying Karaket nói sao cơ, ta nghe không rõ.”
“Đức vua ban Mae Pudtan làm người vợ ngự ban của Por Rit.” Nói xong thì quan sát thấy sắc mặt của Khun Ying Gosathibordee và tiểu thư Praejin sượng đi đến gần như thiếu huyết sắc rồi trở lại đỏ ửng đến mức Pudtan không thể che giấu nụ cười hả dạ được, nên chỉ có thể e hèm rồi quay sang nói chuyện cùng Khun Pi của cô… của cô… và của một mình cô.
“Khun Pi Rit à, để xong nghi lễ Phật giáo rồi thì đưa ta đi xem Khon nhé, ta chưa từng xem Khon ở nơi này, muốn xem xem đẹp đẽ thú vị đến thế nào.”
“Được, và nếu nàng thích, ta sẽ đưa đi mỗi ngày không để thiếu.” Nàng Eung cúi mặt cười tươi mãn nguyện cùng với hầu tớ bên phía Praya Wisutskorn vốn đều đến xem lễ cùng nhau, do lễ lớn thế này thì lâu lâu mấy năm mới có cho đến chơi đến xem một lần.