"Ngàn sai vạn sai đều là mẫu thân sai, là mẫu thân liên luỵ con, xin lỗi..."
"A Nguyệt..."
Phong Lãnh Nguyệt choàng tỉnh từ giấc mộng, y thở dốc nhìn đỉnh màn, đôi mắt sưng đỏ. Y tìm kiếm tấm áo choàng màu đen thêu kỳ lân bằng chỉ kim tuyến ôm chặt trong lòng, vùi mặt vào áo choàng kiềm nén nước mắt.
"Công tử người dậy rồi? Công tử ăn chút gì đi?"
Phong Lãnh Nguyệt như không nghe thấy tiếng gọi của A Thất. Y ôm chặt tấm áo choàng không buông tựa như nếu rời khỏi tấm áo choàng liền biến mất.
A Thất nhìn Phong Lãnh Nguyệt như vậy không khỏi đỏ vành mắt, hồi lâu hắn cũng không biết phải nói gì đành khuyên nhủ "Công tử, người đã hai ngày không ăn uống rồi, phu nhân... Phu nhân nếu còn tại thế cũng không đành lòng nhìn người như vậy."
Phong Lãnh Nguyệt xiết chặt áo choàng, đúng vậy, mẫu thân y... Đã mất rồi... Trên cõi đời này chung quy chỉ còn lại mình y.
"Công tử, người không ăn uống làm sao chống đỡ nổi..."
Phong Lãnh Nguyệt không lên tiếng cũng không động đậy.
A Thất càng lo lắng "Công tử, người như vậy... Dạ Tuyết tướng quân phải làm sao đây?"
Phong Lãnh Nguyệt ngẩn ra, y hít sâu một hơi xiết chặt tấm áo choàng. Nghĩ đến bóng dáng kia y thoáng mỉn cười nhưng nước mắt lại không ngừng rơi.
"Công tử..."
Phong Lãnh Nguyệt lau lung tung nước mắt trên mặt, cố hít một hơi mới ôm áo choàng xuống giường.
"A Thất..."
Giọng nói của y có chút khàn khàn, đôi môi khô khốc, khuôn mặt tái nhợt. Trên người vẫn còn mặc áo tang trắng rộng thùng thình. Chỉ mới mấy ngày mà y đã gầy đi một vòng, không chút tinh thần nào.
Vành mắt A Thất đỏ hoe "Công tử, nô tài đem chút gì lên cho người ăn nhé?"
Phong Lãnh Nguyệt không nói gì, y ngồi xuống bàn trà trong phòng, thần trí đã không biết ném đi phương nào, vụng về xếp tấm áo choàng lại.
A Thất nhìn áo choàng rồi lại nhìn Lãnh Nguyệt, hắn biết y sẽ không nghe thấy lời hắn nói nhưng vẫn hỏi một câu "Công tử dùng cháo nhé? Người chờ một chút, nô tài đem lên ngay cho người."
Nói rồi A Thất vội ra ngoài mang cháo nóng và thuốc lên, để mình Phong Lãnh Nguyệt ngẩn ngơ nhìn hoa văn kì lân trên tấm áo choàng.
Y đặt áo choàng đã xếp gọn gàn lên trên bàn, không nghe lời A Thất nói mà thất tha thất thểu đi đến đại đường để quan tài mẫu thân y.
Đại đường vương phủ treo đầy vải trắng, mùi nhan khói, mùi vàng mã tràn ngập không gian khiến người khác thở không nổi. Giữa sảnh đặt một cỗ quan tài đơn sơ, trong sảnh lớn chỉ thắp vài ngọn nến. Vương phủ vốn đã âm trầm nay lại càng âm trầm hơn, tử khí quanh quẩn không tan.
Phong Lãnh Nguyệt quỳ trước quan tài, y đốt cho Tử Dạ một ít giấy vàng bạc, miệng lẩm bẩm không ngừng, không biết là nói với Tử Dạ hay nói với chính y.
"Mẫu thân..."
Phong Lãnh Nguyệt thở dài, y giương đôi mắt đã sưng đỏ nhìn cỗ quan tài lạnh lẽo trước mặt "Vì sao? Vì sao lại bỏ mặc nhi tử?" Y cười khổ "Mẫu thân thật tàn nhẫn!"
Phong Lãnh Nguyệt nặng nề thở ra, nước mắt không kiềm được lăn dài trên đôi má, áo tang rộng thùng thình đầy vết nhăn. Y cuộn mình dựa vào quan tài, nhìn y lúc này như con chó nhỏ bị người vứt bỏ, không biết đường về, yếu ớt, bất lực.
Lãnh Nguyệt biết cái chết của Tử Dạ đều vì y mà ra.
Những ngày trước nàng vẫn còn khỏe mạnh bồi y viết chữ đánh đàn. Ngày hôm đó Tử Dạ lừa y đi ra ngoài thành một chuyến, khi trở về thành thân xác nàng đã lạnh.
Nàng biết bản thân là gánh nặng của Lãnh Nguyệt, nàng biết nữ vương và Đinh vương đều đem nàng ra đe dọa, uy hiếp Lãnh Nguyệt. Vốn dĩ y có thể rời đi, cả đời cũng không quay về Phong Quốc nhưng y lại vướng bận mẫu thân là Tử Dạ. Y và nàng chỉ có đem lại đau khổ cho đối phương, muốn bảo vệ lại chẳng có khả năng.
Tử Dạ đều biết, Lãnh Nguyệt cũng biết, nhưng chẳng ai ra tay cắt đứt nỗi thống khổ này.
Cuối cùng Tử Dạ cũng nghĩ thông, cục điện đau khổ này đều do nàng một tay tạo ra vậy dứt khoát chấm dứt nhanh.
Nhưng nàng không nghĩ đến Lãnh Nguyệt sẽ vì nàng mà đau khổ, cũng có lẽ nàng ích kỷ, muốn sớm giải thoát bản thân khỏi tình cảnh rối rắm mấy chục năm nay.
Phong Lãnh Nguyệt đờ đẫn nhìn ngọn nến leo lắt giữa màn đêm.
Tử Dạ dù chết, bài vị cũng không thể thờ ở từ đường vương phủ, càng không thể chôn ở lăng mộ của hoàng thất. Cho đến chết nàng cũng không thể theo họ Phong, mãi mãi là linh hồn lang thang ở đất khách quê người.
A Thất vội vã tìm Phong Lãnh Nguyệt, trên tay hắn vẫn còn bưng bát cháo nghi ngút khói. A Thất có chút nghẹn ngào "Công tử..."
Phong Lãnh Nguyệt đột nhiên lên tiếng, giọng nói khàn sạt lại yếu ớt "Mẫu thân... Không cần đem đi. Ngày mai hỏa tán thu lại tro cốt..." Y dừng lại một chút, khóe mắt ướt át, giọng cũng run run "Thu lại tro cốt, ta muốn mang mẫu thân đến Phong Nguyệt... Chôn cất."
Nàng là người Phong Nguyệt, chuyện cuối cùng y có thể làm cho mẫu thân cũng chỉ là đem người trở về chôn cất... Còn không biết đời này y còn có thể trở lại Phong Nguyệt hay không...
A Thất hít sâu một hơi "Nô tài đã biết, công tử, người nên dùng chút cháo đi. Cứ như vậy người sẽ không chống đỡ nổi."
Phong Lãnh Nguyệt như nghĩ thông, thoáng gật đầu.
A Thất mừng rỡ đưa bát cháo đặt xuống trước mặt y.
Phong Lãnh Nguyệt nhìn bát cháo còn đang nóng hổi không biết nghĩ đến cái gì. Y chậm rãi nâng muỗng múc cháo cho vào miệng.
"Công tử, cẩn thận nóng..."
Phong Lãnh Nguyệt thả muỗng xuống, y không nếm được vị gì cả, y không biết cháo có mùi vị thế nào, thứ trong miệng tựa như nước lã chẳng chút mùi vị.
A Thất nhận ra y không muốn ăn "Công tử, người cố ăn thêm vài muỗng, ăn rồi mới có thể uống thuốc."
Phong Lãnh Nguyệt nghe lời hắn ăn thêm vài muỗng, từ đầu đến cuối chẳng thể nếm được mùi vị gì, y còn không biết trước mặt là cháo gì. Cuối cùng không thể nuốt nổi nữa y mới buông tay, đẩy bát cháo ra.
A Thất thở dài, đưa y chén thuốc đen ngòm tỏa ra mùi đắng chát "Công tử uống thuốc đi, là thuốc bổ hôm qua quốc sư đưa đến."
Phong Lãnh Nguyệt có nghe A Thất nói cái gì đâu, hắn đưa chén đến, y không chút thần chí cầm uống cạn. Kì lạ, lần này y nếm được mùi vị của thuốc, đắng ngắt, đắng tựa như lòng y lúc này. Ngoài vị đắng chát y chẳng thể nếm ra mùi vị gì nữa.
Trong đầu Lãnh Nguyệt đột nhiên nhớ đến hơn một tháng lộ trình đi cùng Dạ Tuyết từ Nam Cương đến kinh thành vào cuối thu hai năm trước. Khi ấy y trở bệnh, hơn một tháng trời dùng thuốc không ngừng nghỉ, nhưng khi đó y có cảm thấy thuốc đắng sao?
Có lẽ đó là quãng thời gian duy nhất y không ghét thuốc mà từ nhỏ đến lớn y luôn phải dùng. Y cảm thấy thuốc không còn đắng như vậy, lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng...
Ánh lửa bùng lên mãnh liệt, ngọn lửa nuốt trọn quan tài đen tuyền. Lửa lớn như vậy nhưng Lãnh Nguyệt luôn cảm thấy không thể nào xua tan cái lạnh lẽo quẩn quanh quan tài cũng như sự lòng y đã sớm rét lạnh thấu xương.
Lúc này đây một thái giám trong cung bước đến bên cạnh y "Thế tử, nữ vương gọi ngài vào cung yết kiến."
Dường như Phong Lãnh Nguyệt không nghe thấy lời này, y một mực nhìn chằm chằm ngọn lửa đỏ rực ngày càng lớn. Trong đôi con ngươi chỉ có ngọn lửa nhảy múa, thần hồn không biết đã bay đến tầng mây nào.
Thái giám truyền lời có chút khó xử.
Phong Lãnh Nguyệt ngẩn người ra như vậy không biết bao lâu, lửa lớn ban đầu đã dần tắt, chỉ còn lại tro bụi. Y ôm một cái hũ bằng sứ điêu khắc hoa văn xinh đẹp đi đến bên tro tàn sau đợt hỏa thiêu. Y quỳ xuống, cẩn thận từng chút một đem tro cốt bỏ vào trong hũ sứ.
A Thất đứng bên ngoài đỏ hoe mắt, muốn đến giúp lại bị Phong Lãnh Nguyệt từ chối.
Thái giám truyền lời cũng không biết phải làm sao, đành đứng một bên chờ.
Chờ Phong Lãnh Nguyệt thu dọn tro cốt xong mặt trời đã ngã về phía tây, ánh tà dương chiếu rọi lên dung nhan xinh đẹp mà tiều tụy của y. Khung cảnh cũng nhiễm phải nỗi lòng của y, cả người cả vậy đều buồn bã, trở nên thê lương khiến người khác đau lòng.
Phong Lãnh Nguyệt thay ra áo tang, A Thất giúp y chỉnh chu lại dáng vẻ. Khi y tiếng cũng đã là buổi tối.
Không biết Phong Khiếu Nguyệt đã nói gì với y, từ trong cung trở về khuôn mặt Lãnh Nguyệt càng khó coi hơn. Y không ăn không uống, tự nhốt bản thân ở trong phòng không ra ngoài nửa bước.
A Thất lo sợ Phong Lãnh Nguyệt nghĩ quẩn, đi tới đi lui ngoài phòng khuyên nhủ suốt một đêm.
Sáng hôm sau, Phong Lãnh Nguyệt ra ngoài, y trở lại bình thường ăn ngủ, sinh hoạt đều đặn chỉ là khuôn mặt luôn cứng nhắc, không cười cũng không biểu cảm.
A Thất thật sự lo lắng cho y nhưng cũng không có cách khiến tâm trạng y tốt lên.
Đêm trung thu rằm tháng tám, vốn là tết đoàn viên, tết của những người đi xa trở về đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng chính đêm trung thu, Phong Quốc nổi lên phong tranh. Đinh vương đem quân đánh thẳng đến kinh thành Phong Quốc, nữ vương như đã chuẩn bị trước đem quân ngăn chặn. Ngoại ô kinh thành biến thành bãi chiến trường, mùi máu tanh lan đến tận cổng thành.
Chưa qua một ngày, đại quân của Đinh vương đã thành công tiến vào kinh thành, chỉ trong hai ngày ngắn ngủn đã chiếm trọn kinh thành, bao vây hoàng cung.
Phía nữ vương cũng không chịu thua kém, dằn co nhất quyết không giao ra binh quyền cùng hoàng cung.
Ngày đó Dạ Tuyết cấp tốc trở lại An Thạch thành, còn cách An Thạch một ngày một đêm lộ trình thì gặp được binh lính truyền chỉ đuổi theo nàng. Dạ Tuyết nhận thánh chỉ có chút bất ngờ cùng nghi hoặc.
Trong thánh chỉ viết rõ ràng, Phong quốc gặp nạn cầu viện binh từ Phong Nguyệt vương triều, nhìn như người cầu binh không phải là nữ vương Phong Khiếu Nguyệt mà là một tiểu vương gia. Nếu binh từ Phong Nguyệt đến không phải sẽ trở thành tam cường tranh đoạt hoàng thành hay sao?
Ngày Dạ Tuyết nhận thánh chỉ còn cách trung thu năm ngày, lúc đấy Phong Quốc sóng yên biển lặng căng bản chưa có cuộc nội chiến nào bùng nổ trong hơn một năm qua. Trong thánh chỉ còn viết phong Dạ Tuyết làm tướng quân thống lĩnh một vạn quân tiếp viện cho Phong Quốc, đến biên giới phía bắc sẽ có người tiếp ứng, hội tụ với thêm một vạn binh của nữ vương.
Không biết Tiểu vương gia kia viết điều kiện là gì khi Phong Nguyệt hỗ trợ, cũng có lẽ hoàng thượng muốn đục nước béo cò tấn công Phong Quốc, một lần xuất binh tiếp viện liền một vạn binh.
Dạ Tuyết nhận thánh chỉ, thay đổi lộ trình đi đến thành Nam Cương. Tiêu Cẩn Minh, tướng quân thành Nam Cương dường như đã nhận được mật lệnh từ kinh thành đưa xuống, âm thầm chuẩn bị giáp, ngựa cho Dạ Tuyết, đưa nàng ra khỏi thành nhận vạn binh tiếp viện.
Một vạn binh này trước đây là viện binh từ kinh thành đến hỗ trợ cuộc chiến ở Miên Trung, sau khi chiến tranh qua cũng chưa kịp thu hồi đã tiếp viện cho Phong Quốc.
Chuẩn bị hết thảy, ngày mười hai tháng tám năm Thái Hòa đế thứ 33, Dạ Tuyết lãnh binh cứu viện hoàng thành Phong Quốc trong khi Phong Quốc chẳng có một tiếng gió nào.
Đến khi vượt qua biên giới phía Bắc, gặp được hơn một vạn binh tiếp ứng thì đã sáng hôm rằm tháng tám. Quân Phong Quốc và quân Phong Nguyệt gặp nhau, bọn họ vừa vặn nghe binh sĩ báo lại, Đinh Vương đang tấn công kinh thành.
Rõ ràng tướng quân Phong Quốc cũng kinh ngạc, không phải đã biết trước Đinh vương sẽ tấn công.
Dạ Tuyết thấy kì lạ nên mang tâm tình nghi ngờ, phòng bị ép hỏi vị tướng quân kia. Tướng quân kia biết rõ còn phải trong chờ vào quân Phong Nguyệt giải vây hoàng thành nên đành nói rõ.
Tiểu vương gia cầu binh trước đây cũng không phải dạng người thông minh gì, chỉ là một vương gia danh rỗng đặt biệt không ghét bỏ nữ vương nên mới được giữ lại. Vào nửa tháng trước, quốc sư Phong Quốc Vương Quân xem thiên văn xem ra được hoàng thành gặp nguy đã nói cho nữ vương biết. Bà ta cũng không dám sơ xuất, chuẩn bị binh sĩ kĩ lưỡng bảo vệ hoàng thành.
Vương Quân nhìn ra được sao chiếu mệnh Phong Khiếu Nguyệt sắp tàn lụi liền biết ngôi vương không còn giữ được lâu. Hắn xem trộm thiên cơ nhìn thấy được một số chuyện, thiên cơ ắt không thể lộ, hắn không nói chuyện đã thấy ra. Ngược lại tìm đến tiểu vương gia có chút ngốc này kêu hắn viết thư cầu cứu viện binh Phong Nguyệt.
Nếu không phải gấp rút Phong Quốc cũng không cầu cứu Phong Nguyệt-địch thủ một mất một còn của họ. Tây Hạ vẫn còn đang trong thời kì sửa chữa sau chiến tranh, Liêu Quốc từng tấn công Phog quốc, Mông Cổ binh sĩ ít, môi trường không tốt, Ngụy Quốc nước xa không thể cứu được lửa gần. Vậy nên chỉ còn cách cắt máu thịt cầu cứu Phong Nguyệt.
Dạ Tuyết nghe chuyện còn có chút nghi ngờ nhưng cũng không làm ra chuyện gì lỗ mãng. Trước khi hoàng đế Phong Nguyệt Phủ Hàn ban thánh chỉ xuống ắt đã cân nhắc kĩ lưỡng.
Dạ Tuyết yêu cầu có quyền chỉ huy tuyệt đối trong tay, vị tướng quân kia ban đầu có chút khó xử nhưng nhanh chống chấp thuận. Dù sao trong thư cầu viện cũng đã nói rõ binh sĩ sẽ do Phong Nguyệt toàn quyền chỉ huy.
Dạ Tuyết không nán lại lâu, để binh sĩ nghĩ ngơi nửa ngày rồi cấp tốc đi về phía hoàng thành Phong Quốc.
Phong Quốc lãnh thổ rộng lớn, hàng quân cấp tốc từ biên cương đến hoàng thành cũng mất đến bảy, tám ngày. Trong quãng thời gian đó, hoàng thành giữ được hay không là một chuyện khác.