“Các đệ ở nhà phụng dưỡng cha mẹ cho tốt, yêu thương muội muội nữa nhé.” Trịnh Tú nghiêm túc nói vậy với Trịnh Uyển và Trịnh Thụy.
Trịnh Uyển, Trịnh Thụy gật đầu liên tục, so với Nhị ca, thì vị Đại ca lời ít ý nhiều làm người ta cảm động muốn khóc. Đã vào xuân, sau khi hôn lễ của thầy giáo bọn họ kết thúc, Đại lang, Nhị lang Trịnh gia bị cha một cước đá khỏi kinh thành đưa đến địa phương nhậm chức để tích lũy kinh nghiệm. Một màn đưa tiễn này là vì, năm nay Trịnh Sâm cũng đã lớn, nhờ coi sóc chuyện trong nhà, chỉ cần nhắc hai cậu mà thôi.
Trịnh Tĩnh Nghiệp không chọn địa phương cho các con một nơi đặc biệt giàu có hay đông đúc, chẳng phải đi kiếm tiền. Trịnh Tú, Trịnh Kỳ được đưa tới hai địa phương khác nhau, cách kinh thành ba trăm và bốn trăm dặm, làm Quận thủ. Chuyện này cũng đã được Trịnh Tĩnh Nghiệp sớm tính toán kĩ càng từ trước, Đại kế thu đông năm ngoái, ông đã để mắt tới, khiến hai nơi bị trống chỗ.
Cách kinh thành không xa, ngựa nhanh có thể chạy một ngày một đêm là về, tiện để Trịnh cha có thể bảo vệ cho các con. Trịnh Tú, Trịnh Kỳ cũng từng theo cha mẹ chịu khổ, khi bọn họ còn nhỏ, Trịnh Tĩnh Nghiệp vẫn chỉ là một quan địa phương, cũng mưa dầm thấm đất với chuyện gặp dân xử án, không phải hoàn toàn không biết khó khăn của dân gian. Trịnh Tĩnh Nghiệp đã sắp xếp cho các con một con đường bằng phẳng.
Trịnh Uyển nói: “Đại ca cứ yên tâm, các cháu ở nhà, không chỉ cha mẹ, tụi em cũng sẽ chăm nom mà.” Chất lượng dạy học ở kinh thành khá cao, hơn nữa Trịnh Đức Hưng phải làm lao động trẻ em, các con của Trịnh Tú, Trịnh Kỳ đều ở lại kinh thành.
Mà khiến Trịnh Uyển không ngờ lại là, bỗng nhiên Trịnh Tú đanh mặt: “Người khác huynh đều yên tâm, không yên lòng nhất là đệ thôi! Đệ đã định hôn rồi, phải nghiêm túc học hành, thành thật chút đi. Ở nhà có chuyện gì thì nghe lời Tam lang!” Trịnh Sâm nhậm chức ở Kinh Triệu, lần này chưa bị điều đi.
Trịnh Uyển sụp đổ.
Trước khi Nhị ca của cậu đi cũng nói thế một lần, chỗ Trịnh Kỳ quản lý xa hơn chỗ Trịnh Tú, khởi hành sớm hơn hai ngày. Theo lời Trịnh Kỳ, soi mói Trịnh Uyển từ đầu tới chân, còn khuyên bảo hết nước hết cái: “Nếu huynh là Ngự sử, chỉ cần liếc mắc một cái là có thể lôi ra biết bao khuyết điểm của đệ. Vẫn là huynh đệ nhà mình khoan dung, nếu là người ngoài, không chừng nhìn đệ chả thấy chỗ nào vừa mắt, đệ phải cẩn thận từng tí một. Bình thường đệ rất không ổn, nay ta và Đại ca lần lượt nhậm chức ở ngoài, cha mẹ tuổi tác đã cao, nếu đệ còn như vậy…” Bla bla một hồi, khiến da đầu Trịnh Uyển tê rần.
Người tốt sẽ được đáp đền.
Trịnh gia giới thiệu đối tượng cho Trưởng công chúa Khánh Lâm, bà cũng đền qua đáp lại, làm mối một lần. Cũng không phải giới thiệu người ngoài, là cháu ngoại của Trưởng công chúa Khánh Lâm, con gái của Quách thị và Trưởng công chúa Nghi Hòa.
Trải qua màn tranh đấu ở hậu cung mà có thể sống sót thì cũng là người không tệ, hoặc thức thời, hoặc có thực lực. Trưởng công chúa Khánh Lâm làm mối này không dở. Trưởng công chúa Nghi Hòa là em gái khác mẹ với Hoàng đế, thái độ đối nhân xử thế khá khiêm tốn (nói về chính trị); gả cho Tân An hầu Quách Bái Lương. Hai bên coi như môn đăng hộ đối, Trịnh Tú, Trịnh Kỳ giúp đỡ một tay hỗ trợ nghi thức đính hôn cho em trai rồi mới đưa vợ đi nhậm chức.
Đầu Trịnh Uyển to như đấu, rốt cuộc không nhịn được hừ một tiếng: “Anh trai tốt ơi, hôm kia Nhị ca đã nhắc một lần rồi, hôm nay huynh đừng niệm lại nữa. Biết là đệ phải cưới vợ mà còn nói thế, mất hết mặt mũi của đệ rồi.”
Nếu Trịnh Kỳ nghe thế, thể nào cũng nhắc mãi nửa ngày sau, Trịnh Tú thì hiền lành hơn, chỉ bảo một câu: “Đệ biết tự ái là tốt, phải thận trọng hơn.”
Sau đó nói với Trịnh Thụy: “Đừng có học theo Ngũ lang đấy.”
Trịnh Uyển: Ngã bổ ngửa.
Tiếp theo nói tạm biệt với vợ chồng Trịnh Du. Trịnh Du và Ngô Hi đều tới, con của hai người, tên là Ngô Lam, vì còn nhỏ, mới hơn một tuổi, nên không đưa theo. Trịnh Tú nói rất nghiêm túc, trước là với Ngô Hi: “Cha mẹ ta tuổi tác đã cao, mọi sự nhờ đệ quan tâm nhiều hơn.” Ngô Hi nghĩ thầm trong bụng, ai chiếu cố ai không biết? Vẫn thành thật trả lời: “Đệ là con rể của người, đương nhiên phải làm tròn đạo hiếu.” Trịnh Tú lại dặn em gái: “Phải tuân thủ nữ tắc nghiêm chỉnh vào, chớ làm cha mẹ lo lắng.” Trịnh Du đáp: “Đại huynh ở bên ngoài, không thể so bằng trong kinh, không cần lo lắng cho bọn muội đâu!”
Trịnh Tú gật đầu, Trịnh Du còn nói: “Muội đi nói chuyện với chị dâu.”
Trịnh Tú quay lại răn dạy con trai và các cháu, đại khái là các chuyện như học hành cho giỏi, có chí tiến thủ, chớ làm chuyện xằng bậy. Vừa định tìm Trịnh Diễm, thì nàng đã sớm trốn sau xe ngựa của Phương thị. Hai ngày trước Trịnh Kỳ rời kinh, cũng dặn dò nàng một bài, nào là thông minh cũng phải dùng đúng chỗ, nào là sẽ sớm trở thành đại cô nương, không nên ẩu tả, nào là có gì tốt phải khoe ra trước mặt cha mẹ để hai người được vui…
Trịnh Diễm quyết tâm trốn.
Phương thị lo lắng cho mấy dứa con phải ở lại kinh thành nhất, khẩn thiết nhờ cậy Triệu thị chăm sóc hộ.
Trịnh Tĩnh Nghiệp và Đỗ thị không ra khỏi thành tiễn, cái gì nên nói thì đã nói ở nhà xong rồi, có xuất hiện cũng chỉ thêm buồn. Thật ra bọn họ có tiễn Trịnh Kỳ, ngày đó cửa Đông kinh thành bị nghẽn – người tiễn đưa quả thật không ít. Hôm nay Trịnh Tĩnh Nghiệp chỉ đưa cho con trai và con dâu một phong thư, nội dung cũng đơn giản: Người hôm nay đưa tiễn so với hôm trước thế nào? Làm gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
***
Sau khi đưa tiễn xong rồi quay về, Trịnh Diễm cảm thấy nhà mình có gì đó thật lạ lẫm, rõ ràng chỉ có bốn người rời đi, thế mà lại vắng lạnh hơn nhiều. Trở về thưa báo tình hình với vợ chồng Trịnh thị, chủ yếu là Trịnh Uyển nói, Trịnh Tĩnh Nghiệp nghe Trịnh Uyển miêu tả xong, không nhận xét gì. Đỗ thị hỏi: “Tứ nương về nhà chồng rồi à?”
Trịnh Uyển thưa: “Tỷ phu và tỷ ấy cùng nhau về rồi ạ.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp nói với Đức Hưng vài câu: “Dù cha mẹ các con đã rời kinh nhưng ông bà nội vẫn còn ở đây, các chú, các cô dì đều là người thân, nhà vẫn là cái nhà này, chớ nên buồn bã. Hôm nay không sao, từ ngày mai bắt đầu, vẫn đi học như cũ.”
Trịnh Diễm nhìn các cháu một cái, nhỏ giọng hỏi: “Cố sư phó cưới vợ rồi, ai tới dạy tụi con ạ?” Người ta đang tân hôn cơ mà.
Trịnh Tĩnh Nghiệp mỉm cười: “Mấy ngày nay các con cứ ôn bài trước đi, ta và thầy các con đã bàn xong, tháng năm đến Hi Sơn nghỉ mát thì thầy lại rảnh.”
“Thầy có thời gian rảnh ạ?” Trịnh Diễm tỏ vẻ hoài nghi.
“Con nít không nên hỏi nhiều.” Trịnh Tĩnh Nghiệp ho khan một tiếng, vuốt râu.
Tuy Cố Ích Thuần đã kết hôn, nhưng do tính cách, ngoại trừ danh hiệu Phò mã đô úy nhất định phải nhận, ông không muốn làm bất kì chức quan nào! Hoàng đế đã nghe tiếng đã lâu, tuy chán ngán Quý Phồn nhưng nhớ tới miệng quạ đen của Cố Ích Thuần, rất có kì vọng với khả năng bình người của ông. Trịnh Tĩnh Nghiệp bày tỏ, nếu Cố Ích Thuần đồng ý, ông tình nguyện nhường Lại bộ cho Cố Ích Thuần.
Cố Ích Thuần sống chết nhất định không chịu, Trưởng công chúa Khánh Lâm ra tay. Bà chạy tới cung Đại chính, nói nếu Hoàng đế ép chồng bà làm cu li, nhất định bà sẽ về lại nhà mẹ đẻ quấy rầy anh mình. Với kinh nghiệm từng gặp qua biết bao nhiêu cuộc thảm sát bên trong hoàng thất, bây giờ mùi vị bầu không khí cung Đại Chính không ổn, tùy tiện dính vào chính là tự tìm chết! Vợ chồng bà không thiếu tiền, không thiếu thế, càng chẳng thiếu danh, tội gì mà dính vào?
Hai người lặng lẽ sống qua ngày là được, nếu vui, dạy thêm vài đứa bé cũng không phải là không xong. Còn về phần dạy mấy đứa trẻ của gia đình đang đối đầu với Đông cung Thái tử, Trưởng công chúa Khánh Lâm tỏ ra không hề áp lực, dù sao bà cũng không thích Đông cung. Quên kể, cái vị công tử nhảy ngựa năm xưa họ Trần, chính là anh ruột của Thái tử phi, anh vợ Thái tử. Nhìn đi, đôi khi quan hệ thông gia khắp thiên hạ chưa chắc là hay đâu.
Dạy thì dạy! Dù sao Đông cung cũng ngày càng thấp thỏm, bà kết hôn, có rất nhiều cháu ngoan mang lễ tới tặng đó, chậc chậc.
Không ngờ Cố Ích Thuần còn có thể tiếp tục làm thầy giáo cho cả bọn, Trịnh Diễm rất vui, người thầy này có trình độ rất cao! Vui vẻ reo: “Hay quá!” Chút nữa sẽ nấu thêm mấy vò rượu, ngâm chút rượu thuốc mang đi biếu thầy.
Trịnh Tĩnh Nghiệp mỉm cười nhìn lũ quỷ con mặt mày hưng phấn, liền ra vẻ nghiêm túc dặn dò: “Qua khoảng thời gian nữa trong nhà sẽ lần lượt có vài vị khách, mấy đứa phải tiếp đón cho tốt.”
“Dạ?”
Thu đông năm ngoái, tay sai của Trịnh Tĩnh Nghiệp vào kinh, trước khi đi có vài người tới nhờ cậy ân chủ: “Thằng con ở nhà tuổi đã lớn, cũng muốn vào kinh để hầu hạ Tướng công.” Thực ra là muốn đưa con vào kinh để được để ý tới. Ở đây thì có thể dựa vào cái núi Tể tướng, còn cả danh sĩ như Cố Ích Thuần, chỉ được một trong hai khen ngợi một câu thì tiền đồ cũng có thể tiến thêm một bước.
Trịnh Tĩnh Nghiệp sảng khoái đồng ý, đứa nào đủ mười hai thì có thể đưa tới. Những đứa được gửi tới đều là con của Quận thủ, Thứ châu, đủ tiêu chuẩn để có ấm chức, Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ bồi dưỡng con trưởng của họ thêm. Đứa nào trong nhà không đủ mười hai thì không cần vội, qua tuổi rồi thì cứ đưa tới. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng có thể đưa đến chỗ ta học tập thêm hai năm. Đủ tuổi gặp thời cơ, ta sẽ sắp xếp tương lai cho tụi nó.
Lời hứa hẹn của Trịnh Tĩnh Nghiệp rất có hiệu lực, nhìn thư đồng, nhìn tùy tùng của ông đi, bây giờ đều có thư đồng, tùy tùng riêng cả rồi, còn gì lo lắng nữa đâu? Ngàn ân vạn tạ mà về, sang năm tuyết tan sẽ đưa người tới, trong nhà vì cạnh tranh hạng mức nên không khỏi có chút chuyện.
Trịnh Tĩnh Nghiệp nói đến đấy, gợi lên một hồi ức khiến Trịnh Diễm khá buồn bực.
Lúc ấy có nhiều kẻ muốn tiến cử người lên làm quan, nhiệm vụ quan trọng của Tể tướng chính là phát hiện nhân tài rồi giới thiệu cho Hoàng đế. Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không cố tình che giấu, sau Đại kế liền tổ chức một tiệc rượu ở nhà để đám thủ hạ vây cánh quay về. Còn bảo con cháu đi ra để gặp mặt, bạn Trịnh Diễm thì… không thể tham dự.
Giờ khắc này, Trịnh Diễm thật sự cảm nhận cách biệt của nam nữ. Trước kia mỗi khi cha gặp khách đều bế nàng theo, bây giờ thì… nếu nàng muốn xuất hiện trước mặt những người bình thường kia, tốt nhất là phải cố gắng tu luyện. Trong triều chưa từng có nữ quan, Trịnh Diễm, vị trí của ngươi là ở đâu?
***
Vắt óc mãi mà không có kết quả, sinh nhật Trịnh Diễm lại sắp tới. Không đi học, Trịnh Diễm mỗi ngày ôn lại bài cũ, chương trình học cho tiểu tân nương cũng được đưa lên. Rượu chưng mười mấy bình, còn ngâm được vài hũ rượu thuốc. Vẽ một đống quạt tròn, tranh thủy mặc tao nhã, Hành thư phóng khoáng, được chân truyền từ Cố Ích Thuần. Nàng còn bắt đầu làm điểm tâm, món này còn dễ hơn xào rau, cũng làm ra mấy món khá ngon.
Ngoài ra, Trịnh Diễm cũng chú tâm đọc sách sử. Người xuyên không đều biết, không ít những người đi trước vì không biết lịch sử của bản xứ mà phá lung tung beng, nàng cũng không muốn gặp cảnh đọc thuộc lòng bài ‘Tương tiến tửu’ (thơ Lý Bạch), rồi có người nói với nàng đây không phải Lý Bạch viết mà là một danh tác nào đó. Mượn dùng đã là quá lắm rồi, sao chép, đạo văn rồi tự nhận đó là do mình làm, thì vượt quá phạm vi chịu đựng của nàng. Trịnh Diễm hạ quyết tâm, sau này trích dẫn thơ từ, cho dù không thể giải thích nguồn gốc rõ ràng, cũng tuyệt đối không nhận do mình viết.
Nhìn cây quạt trong tay, Trịnh Diễm thở dài, văn minh Trung Hoa của ta thật uyên thâm, đề mục trên cánh quạt, phân nửa là thơ văn nàng nhớ được trong ‘Tuyển tập danh ngôn’. Quạt nàng vẽ rất được ngợi khen, nguyên là vì hiếu kính sư nương, được Trưởng công chúa Khánh Lâm công khai tuyên dương.
Vật vì hiếm mà quý, Trịnh Diễm cũng không định để của báu hiện diện khắp nơi, chỗ nào cũng bán thì sẽ mất giá trị. Cũng không lo chỗ Trưởng công chúa Khánh Lâm, miền bà cất giữ là được.
Đầu tháng năm, sinh nhật Trịnh Diễm, Trưởng công chúa Khánh Lâm tặng một món quà thật lớn. Trịnh Diễm vui vẻ giữ làm của riêng, trong đầu đã nghĩ ra một số việc muốn làm: Có thể lấy một phần mua bất động sản, cha mẹ đã cho phép rồi.
Tâm trạng vui vẻ ấy vẫn kéo dài đến khi tiến cung. Tháng năm ở đây không đua thuyền rồng, ăn bánh ú, truy điệu những thầy thuốc qua đời, nhưng vẫn có tiết Đoan ngọ mùng năm tháng năm. Theo mùa, đây là lúc cây cối sinh trưởng tốt, sâu bọ, bệnh tật sinh sôi, cũng có những phong tục tránh ma quỷ như cũ.
Trịnh Diễm nhớ rượu Hùng hoàng (Hùng hoàng là khoáng vật có sắc vàng, dùng làm thuốc, có thể giải độc, trừ ma quỷ, dùng để uống vào tiết Đoan ngọ) cũng có công hiệu giảm bệnh, tránh tà ma, liền tiện tay làm một ít. Cha mẹ, thầy cô đều có, hai người anh ở xa cũng nhận được (nhờ Trịnh Tĩnh Nghiệp chuyển đi), chị gái đã lấy chồng cũng có. Trịnh Diễm suy nghĩ, cũng biếu cho Hoàng đế hai bình. Mãi đến lúc này, tâm trạng của nàng vẫn rất vui vẻ.
Các quan viên cũng có phúc lợi, phúc lợi tháng năm thì thuốc phòng bệnh trị bệnh là nhiều nhất. Các phi tử hậu cung cũng không ngoại lệ. Miêu phi đề nghị, mọi người cùng tụ họp, ở đình Nghi Nam, Ngự hoa viên. Tam phi tề tựu, Cửu tần tụ tập, mệnh phụ đủ mọi cấp bậc được tham dự, tiểu cô nương các nhà cũng có thể đến chơi.
Sở dĩ Hoàng đế đồng ý đề nghị này là vì có một số con trai ngài đang thành niên. Bấy giờ không tuyển tú theo định kì, cần lúc nào thì yêu cầu lúc đó. Bình thường tình hình là thế, cái danh hào Đế hậu được treo ở đó, khi nào thấy thích hợp thì lấy ra dùng. Không thì cũng có một số bà mối cao cấp, ví dụ như công chúa thấy nhà chồng mình có thiếu nào thích hợp thì có thể giới thiệu làm vợ cho cháu trai.
Trong khoảng thời gian ngắn, Ngự hoa viên rất náo nhiệt. Các tiểu cô nương từng tốp từng tốp ra mắt trước cung phi, Miêu phi rất đắc ý, vị trí của cô là cao nhất. Tâm tình vui vẻ nên cũng làm theo trong triều, tặng dược liệu cho các nữ quyến.
Không như các công chúa, trừ người trong hoàng gia, Trịnh Diễm được quà tốt nhất, thậm chí những tôn nữ tôn thất bên cạnh cũng không bằng.
Con gái Tể tướng, đương nhiên sẽ có một đám người vây quanh trò chuyện. Cháu gái cả của Vu Nguyên Tề cũng tham dự, lẽo đẽo theo Trịnh Diễm, nói: “Cái túi hương này của Thất nương đẹp ghê.”
“Có cha làm Tể tướng, đương nhiên là tốt đẹp cả rồi! Cái gì cũng cướp được mà.”
Đương nhiên Trịnh Diễm nghe thấy, quay đầu nhìn, một nhóm thiếu nữ đang đứng chung với nhau. Trong đó có một cô gái mặc áo xanh váy vàng đang hất hàm nhìn nàng, người nói cũng chính là cô ta. Trịnh Diễm ngẫm nghĩ một chút, đây là em gái của Võ sĩ Trung lang tướng Đới Giác, con gái của Kiến Ninh hầu, Đới Dao Thành. Đới Dao Thành khoảng chừng mười hai, đã ra dáng thiếu nữ. Trông cô ta không tệ, giống đóa hồng kiều diễm.
Trịnh Diễm có thể phân biệt ba loại cảm xúc hâm mộ, ghen tị, hận thù; vẻ mặt của Đới thiếu nữ thì không phải hai loại đầu.
Trịnh Diễm dừng chân, xung quanh đều im lặng. Phản ứng đầu tiên của Trịnh Diễm: Gần đây đâu có nghe cha mình tước chức của ai đâu ta? Sau đó là: Bà cố nội cô! Bà đây còn chưa mạo phạm gì tới cô đâu? Đến đây chọc vào ta, xem ta có bóp chết cô hay không. Tiểu Đại nương Vu gia đỏ mặt tiến một bước: “Cô nói cái gì?!”
Con gái thời nay có vẻ hung hãn, hai bên bắt đầu xăn tay áo.
Cháu nữ của Thục phi là Sở Mẫn Trung muốn giảng hòa thì Trịnh Diễm đã cướp lời: “Sao chị lại có thể nói như vậy?” Tác phong nhẹ nhàng, giọng nói nhỏ nhẹ nhưng vẫn bảo đảm mọi người xung quanh đều nghe thấy, “Con cái chớ chê mẹ cha, cha chị không thể đảm đương được chức Tể tướng, thì chị cũng không thể như vậy! Cha ta là Tể tướng thì đương nhiên là tốt rồi, nhưng cha chị chẳng phải Tể tướng thì cũng đâu phải không tốt! Tại sao chỉ vì thiếu chút đồ mà liền oán trách cha mình không tranh giành như thế?”
Sở Mẫn Trung nhịn không được phì cười, vội vàng ngậm chặt miệng.
Nhìn tiểu nha đầu tức giận đến đỏ mặt tía tai, tay nắm thành đấm thật chặt, nước mắt ứa ra. Trịnh Diễm cảm thấy mình thật xấu xa vì vừa có một cảm giác khoái trá trong lòng. Còn sợ chưa đủ, Trịnh Diễm trừng mắt nhìn: “Đúng hay không?”
Lúc này không thể thua được, tiểu Đại nương Vu gia đánh nhau, dù có thắng thì thế nào? Trịnh Diễm phải lập thế, để cho người ta biết nàng không dễ bắt nạt. Có thể giải quyết là tốt, về điểm này, nàng và Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể giống nhau hơn được.
Có kẻ khiêu khích, thì bạn tự tiếp lấy, còn chứng tỏ được địa vị của mình nữa kìa. Nếu không ra mặt, thì sẽ càng mất thể diện. Tiểu Đại nương Vu gia ra mặt, có nghĩa Trịnh Diễm không phải không có người giúp, nhưng tự mình đứng ra, thì thể hiện bản thân không sợ chuyện này, nó có cái lý riêng.
Đối phương mạnh thì thế nào? Ta cũng có yếu đâu! Như cha nàng, dám đối đầu với Thái tử, còn sống vui vẻ nữa kìa, đây cũng là một dạng nghị lực đó! So sánh với ông, nếu mình giả vờ làm Tiểu bạch hoa (*), thì chẳng phải là lộ sự yếu đuối của bản thân sao? Dông dài, méo mó, quanh co, đúng là lộ cái dốt. Ta là Gian đảng đấy, ta sợ ai chứ!
(*) Tiểu bạch hoa: Chỉ những người có bề ngoài mỏng manh điềm đạm, xinh đẹp, nhưng trong lòng lại âm hiểm thâm độc, dựa vào vẻ yếu ớt của mình mà được sự cảm thông, yêu thương.
Trịnh Diễm nghiêm túc phê bình Đới Dao Thành: “Nói như thế thì làm chị mất mặt, cũng khiến cha chị xấu hổ, trở về nhà nhớ xin lỗi cha chị đàng hoàng, lần sau đừng làm mất thể diện bên ngoài như thế nữa nha.”
Trước sợ sói sau ngại hổ, cuộc sống như thế thì chẳng có gì vui thú!
“Ha ha ha.” Ánh mắt mọi người dời đi, giả vờ không thấy. Thập Cửu nữ, Nhị Thập Nhất nữ của Hoàng đế, chưa có phong hào, đang ngồi một chỗ cười đến mức bả vai run run, lại còn đấm thùm thụp.