I. Hệ Hỏa Điểu – Chim lửa:
1. Pyroadrunner:
Loài Hỏa Thú hệ chim có thân hình thon dài. Cổ dài và ngẩng lên so với thân hình một góc khoảng 60 độ. Mỏ dài và cong như loài vẹt. Đuôi thẳng, dẹp và rất dài. Cấu tạo chân gồm có một bắp đùi nhỏ và phần cẳng chân, cả hai tạo với nhau một góc 120 độ. Vuốt cực kỳ sắc, kích thước khoảng từ 50cm cho tới gần 2m.
Độ nguy hiểm: Trung bình cao.
2. Pyrobin:
Loài Hỏa Thú hệ chim có thân hình đầy đặn, hầu như không có cổ. Mỏ nhỏ và tạo thành hình tam giác cân đối xứng cân đối với đầu. Góc nghiêng của chân có thể điều khiển linh hoạt so với thân thể. Đặc trưng là một vệt da màu đỏ rực ở phía trước ngực nếu quan sát kỹ. Kích thước khoảng 25 cm tới 50 cm.
Độ nguy hiểm: Thấp
3. Pyrooster:
Còn gọi là gà trống lửa. Không thể bay liên tục nhưng có thể nhảy và đập cánh tấn công trong phạm vi gần. Lửa ở phần mào có nhiệt độ cực kỳ cao, có thể nung chảy phần lớn các loại kim loại. Kích thước khoảng từ 50 cm tới 2,5 m
Độ nguy hiểm: Trung bình.
4. Pyrostrich:
Giống với Pyrooster, loài này không thể bay được, tuy nhiên chúng chạy rất nhanh và thường thiên về chạy đường trường. Có sở thích kỳ lạ rúc đầu vào trong đất, nghi ngờ vì não chúng chỉ hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ cao và yếm khí. Là loài hiếm hoi không thích ăn thịt người nhưng sẵn sàng đạp chết ai cản đường chúng. Kích thước tầm 3 tới 4m
Độ nguy hiểm: Trung bình cao
II. Hệ Địa Hỏa Thú – Các loài sống trên mặt đất:
1. Pyrocelot:
Hỏa Thú loại mèo lửa, da có đốm nhiều màu, bên dưới cơ thể thường có màu trắng. Phần lớn có kích thước nhỏ chỉ khoảng dưới một mét nhưng những con biến dị có thể đạt tới gần ba mét. Pyrocelot cực kỳ hung hãn và có thể tấn công đến cùng nếu bị khiêu khích trước.
Độ nguy hiểm: Trung bình thấp.
2. Pyrokapi:
Một loài Hỏa Thú bốn chân, hình dáng hơi giống ngựa. Đặc trưng là một trong những loài hiếm hoi mà lửa không cháy toàn thân. Bốn chân của chúng có vằn vện hai màu đen và trắng. Phần màu đen trong đó bốc cháy nhưng phần màu trắng thì không. Kích thước thông thường từ 2m – 5m. Rất hung hãn.
Độ nguy hiểm: Cao
3. Pyrolm:
Một động vật thân dài như rắn, nhưng có bốn chân. Kích thước nhỏ thường không tới 20 cm nhưng cực kỳ nhanh nhẹn và có khả năng ngụy trang tuyệt vời trong môi trường Hỏa Giới. Cách tấn công phổ biến là quấn quanh chân của con người.
Độ nguy hiểm: Rất thấp
4. Pyropossum:
Tên thường gọi khác là chuột lửa. Là loài có số lượng đông đảo và phổ biến nhất trên Hỏa Giới. Kích thước tương đối lớn, có thể đạt đến gần một mét. Các cá thể Pyropossum đơn độc thường có tính uy hiếp rất thấp nhưng chúng sống theo bầy có thể lên tới hàng triệu con. Các doanh trại của Học Viện thường phải di tản khi có những đợt tràn qua của loài này.
Độ nguy hiểm: Chết người.
5. Pyrorangutan:
Là loài giống nhân loại nhất trong các loài Hỏa Thú ở Hỏa Giới. Có thể đứng thẳng và đi bằng hai chân, lưng hơi gù, sống trong các khu rừng của Hỏa Giới. Kích thước gần như không khác gì một người trưởng thành. Rất ít khi tấn công các học viên trừ khi bị khiêu khích trắng trợn.
Độ nguy hiểm: Trung bình thấp.
III. Hệ khác:
1. Pyroctopus:
Hỏa Thú dạng thân mềm có tám vòi, di chuyển chủ yếu bằng cách trườn bò trên mặt đất. Bên dưới vòi có hệ thống giác thoát hơi để tăng tốc độ cơ thể và búng người lên cao. Sức lực rất lớn, một khi đã bị trói lại thì gần như không còn cơ hội sống sót. Kích thước của chúng có thể đạt từ 5 tới 10m. Cá biệt đã từng có những trường hợp phát hiện cá thể lớn tới hơn 20m
Độ nguy hiểm: Rất cao
2. Pyrotter:
Hỏa Thú có bốn chân, đuôi dài, nhỏ nhưng cực kỳ nhanh nhẹn. Chúng có số lượng rất lớn nhưng gần như chỉ tập trung ở một khu vực của Hỏa Giới là khu vực từ 104 tới 154. Đây là nơi rất khó có thể an ổn xâm nhập vào được. Kích thước của chúng khoảng 50 cm tới 1 m.
Độ nguy hiểm: Trung bình cao
3. Pyroyster:
Một dạng sống nửa Hỏa Thú nửa hóa thạch kỳ lạ ở trên Hỏa Giới, gần như có thể bắt gặp khắp mọi nơi với đủ mọi loại kích cỡ.
Độ nguy hiểm: Không có nguy hiểm
IV. Thực vật ở Hỏa Giới:
Gần như toàn bộ Hỏa Giới được bao phủ bởi một họ cây cực kỳ đặc biệt được gọi là Trường Hỏa Mộc. Đặc trưng của chúng là có thể cháy rất lâu, vẫn sống được trong khi bị cháy. Quá trình quang hợp sản sinh ra rất nhiều khí Oxy so với các loại cây cối bình thường. Trường Hỏa Mộc là đáy của chuỗi thức ăn, nguồn năng lượng chính duy trì hệ sinh thái trên Hỏa Giới. Nguồn gốc của chúng tới giờ vẫn chưa được làm rõ.
V. Ghi chép tay của Thuốc Nổ:
Các quái thú ở Hỏa Giới = Sinh vật hữu cơ Carbon
Hấp thụ cây cối và các sinh vật khác để tổng hợp Hydrocarbon, tiết ra qua tuyến mồ hôi gây hiện tượng bốc cháy
Da rất dày và cách nhiệt.
Tồn tại các sinh vật dạng người rất lớn nghi ngờ là Pyrorangutan biến dị.
Bản thân Hỏa Giới là một con Hỏa Thú khổng lồ!
Truyện về bác sĩ, nghề y. Cvt Ép Tiên Sinh làm, cái tên có làm mấy lão xao xuyến...hehe. Mời đọc