Bác Hai biết sắp gặp con nên mừng lắm, run run hồi hộp, có khi tưởng rằng sắp khóc khi nhắc đến tên cô bé. Bác tới đây nếu không có cô e rằng sẽ rất vất vả, bác không biết đường, cũng chắc biết tiếng anh, bác thấy xung quanh toàn người lạ nên rất sợ, bác đã phải rất kiên trì để có thể trông con.
Họ mất hai ngày để tìm được Ngân, sau khi để họ gặp lại nhau thì cô nhập viện luôn, trong những ngày qua cô biết mình đã bắt đầu khó nghe những tiếng nói chuyện rồi. Nếu không nói to thì cô nghe thấy mọi thứ đều rất mơ hồ, cứ oang oang bên tai đến nhức nhối.
Bác Hai định theo cô luôn nhưng sao thế được, bác khó khăn lắm mới gặp lại con gái, có lẽ có rất nhiều chuyện để nói, theo cô thì cất công tìm em ấy làm gì. Cô để lại địa chỉ bệnh viện cho bác, yêu cầu bác ở chơi với em ấy khi nào chán mới lại vào thăm cô. Cô bé Ngân rất ngoan, khóc nhiều lắm, cảm ơn cô rối rít. Nhìn hai cha con họ cô thấy đời đẹp chỉ đơn giản là như thế.
***
- Bác sĩ, đây là hồ sơ bệnh án của tôi_ cô đưa cho bác sĩ tài liệu bệnh, hôm nay là buổi đầu gặp mặt, mong rằng mọi thứ đều suôn sẻ.
Bác sĩ Melissa nhận lấy tệp hồ sơ, theo thói quen đẩy gọng kính rồi mở ra, lướt qua, được một lúc thì nắm rõ trọng tâm tình hình và hình dung ra cách chữa trị thì gập lại, đưa cho y tá sao chép và tiếp tục bổ sung, rồi mới từ từ quan sát cô.
Trước mắt ông là một cô gái trẻ, mang nét đẹp thanh thuần của người phụ nữ phương đông. 24 tuổi, bị tai nạn, điếc đột ngột và viêm phổi cấp tính.
- Cô thấy tình trạng cơ thể sao rồi?_ bác sĩ nhìn cô một lúc rồi chợt nói, không khí tĩnh lặng cũng vơi bớt đi.
- Tôi chỉ thấy khó thở và đau rát khoang ngực. Thỉnh thoảng cũng khó để nói chuyện_ cô thẳng thắn trình bày.
- Vậy là đã chuyển biến nặng hơn rồi, nên nhập viện_ bác sĩ trầm tư một lúc rồi lại nói.
- Vâng, vậy có thể chữa tận gốc không bác sĩ?_ cô bất an hỏi. Không ngờ lại nghiêm trọng như vậy.
- Còn tuỳ thuộc vào cô_ bác sĩ gập lại những hồ sơ trên bàn, hai tay đan vào nhau, nói.
- Tôi...
- Phải. Tâm trạng tốt thì bệnh sẽ tốt, bệnh này nếu kịp chữa thì sẽ không vấn đề gì còn nếu để lâu thì rất nguy hiểm.
- Tôi sẽ để tâm trạng mình thoải mái nhất khi chữa bệnh. Thời gian có lâu không bác sĩ?
- Tôi không nói trước được gì cả, nếu bệnh nhanh chóng được đẩy lùi thì sớm thôi là ra viện. Bình thường có người có thể trị bệnh tại nhà nhưng cô khác, vấn đề tai cô có vẻ nghiêm trọng, chắc sẽ lâu.
- Vâng, tôi hiểu rồi. Cảm ơn ngài.
- Được rồi. Cô theo y tá làm thủ tục nhập viện đi. Tôi sẽ tiến hành hai quá trình chữa trị bệnh của cô. Viêm phổi rất nguy hiểm, nếu không chữa nhanh khả năng rất cao sẽ lên ung thư phổi, lúc đó muốn cũng không chữa được. Về tai của cô, tôi sẽ áp dụng đi kèm vật lí trị liệu tạm thời. Đợi khi bệnh phổi của cô đỡ hơn tôi sẽ tiến hành phẫu thuật tai. Nếu tình hình khả quan tai cô sẽ bình thường trở lại, không thì sẽ tiếp tục dùng vật lí trị liệu. Trong thời gian này tai cô sẽ mất dần khả năng cảm nhận âm thanh, cho nên họ sẽ dạy cô ngôn ngữ để hiểu người khác nói gì. Còn không cô sẽ được một quyển sổ để họ ghi lời nói vào đó. Một biện pháp phổ biến hơn mọi người sẽ lắp máy trợ thính, từ đó sẽ nghe được. Nhưng chúng ta chưa kiểm tra kĩ càng nên tôi không rõ nguyên nhân cô bị khiếm thính chủ yếu là đâu, không biết máy trợ thính có tác dụng với cô hay không. Cho nên chúng tôi sẽ kiểm tra vùng tai của cô trước rồi mới có kết quả nhất định. Nhưng dù tai cô ra sao thì vẫn nên chữa viêm phổi trước, nó có thể gây chết nhưng thính giác thì sẽ khiến cô khó nghe thôi, nó sẽ không nguy hiểm tính mạng
Cô hiểu tất cả chứ?
- Tôi hiểu rồi, cảm ơn bác sĩ.
- Không có gì. Louisa, làm thủ tục nhập viện cho cô ấy.
- Vâng, bác sĩ.
Cô Từ, mời.
- Cảm ơn.
Sau khi họ ra ngoài bác sĩ Melissa vẫn trầm tư. Tuy ông không biết trước đó cô gái này gặp phải vấn đề gì nhưng còn trẻ như vậy mà lại bị điếc, thật đáng thương.
***
Cô tự làm thủ tục nhập viện. Sau đó nghỉ ngơi tại phòng bệnh của mình. Bạn của bố cũng đến thăm cô, muốn cho người chăm sóc cô nhưng mà cô một mực từ chối. Cô thích yên tĩnh một mình hơn, người lạ bên cạnh cô thấy không quen. Tuy vậy chú ấy cũng rất quan tâm cô, hễ rảnh là lại tới chơi cô.
Cô cũng bắt đầu quá trình chữa bệnh.
Chap 77: Đau đớn
Một sớm tỉnh lại, cô không còn nghe thấy bất kì âm thanh nào nữa. Mới đây thôi cô vẫn còn nghe thấy tiếng chim hót trên cây mỗi bình minh, nghe tiếng những bệnh nhân bị bệnh tật dày vò mà la hét, tiếng hấp tấp của người nhà thăm bệnh, tiếng nói trò chuyện của chị y tá, bác sĩ, tiếng tuyệt vọng khi mất đi người thân. Ở cái bệnh viện ồn ào đến nhức đầu như vậy mà hôm nay sao yên tĩnh quá. Bên tai cô là từng mảnh trống rỗng, cô thẫn thờ nhìn cái miệng liến thoáng của bác phòng bên, nhìn cái miệng mấp máy một hồi bác sĩ mà không ra tiếng gì. Tự nhiên thấy thật đáng sợ, sự tĩnh lặng đáng sợ, dù biết sẽ có ngày hôm nay nhưng trái tim vẫn kinh ngạc không thôi.
Co người kéo chăn lên khỏi đầu, hai tay vòng ôm lấy mình, chết rồi, cô lại không nghe lời bác sĩ để xúc động quá, tức ngực mất rồi.
- Khụ...khụ...khụ...
Tay cô đặt lên lồng ngực vuốt vuốt, cố gắng hít hơi, khó thở quá, không khí biến đâu rồi, đau quá, lồng ngực cô đau quá rồi, bác sĩ ơi,...
Cô lại ngất đi, may mắn bác sĩ tới sớm không thì thật nguy hiểm.
- Y tá, không được nghe cô ta năn nỉ, lắp ống thở vào không được tháo ra. Tình trạng cô ta đang diễn biến rất xấu, tự thở rất nguy hiểm_ bác sĩ nghiêm mặt dặn dò y tá, cô ta suýt thì chết vì tắc thở đấy.
- Xin lỗi bác sĩ, tôi sẽ không vậy nữa đâu ạ_ y tá vẻ mặt hối lỗi nhìn. Tại cô ấy cứ năn nỉ cô, lắp ống thở rất khó chịu.
- Được rồi. Đẩy cô ấy đi chụp X-quang đi, phóng to nang phổi rồi đưa tôi kiểm tra. Chuẩn bị kết nối điện thoại người nhà luôn.
- Vâng, thưa ngài.
- Đúng rồi, mang ảnh tai của cô ấy cho tôi kiểm tra, cô xác định bệnh trạng chưa?
- Dạ rồi bác sĩ, điếc do chấn thương. Khá là nguy hiểm, chắc sẽ cần làm phẫu thuật.
- Tôi biết rồi, để tôi xem lại.
Ông thở dài rồi rời khỏi. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần mà bệnh tình đã nguy kịch tới vậy rồi. Có lẽ nên thay liều mạnh hơn, không biết cơ thể cô ta có chịu nổi không...!!!
Bác sĩ rời khỏi, y tá chăm sóc cô nhìn cô rồi cũng chẳng giữ được thở dài não nề. Vẫn còn trẻ, lại xinh ngời như vậy mà bị bệnh nguy hiểm quá, mỗi lần cô ấy năn nỉ mình hai con mắt cứ đen láy, thử bác sĩ nhìn xem, có khi còn đồng ý ngay tức khắc ý.
Dường như cũng cảm nhận được ánh mắt của chị y tá nên cô từ từ tỉnh lại, thều thào qua ống thở. Muốn nói mà dây thanh quản cứ rung lên, làm sao cũng không ra tiếng được.
Và như thế cô lại bắt đầu ho sặc sụa, ho nảy cả cơ thể, cảm nhận được cả cổ họng muốn phun ra máu luôn rồi.
Y tá mát xa cổ họng cho cô, cô bớt ho hơn và cũng thấy dễ chịu hơn. Ánh mắt cảm kích nhìn chị y tá, may là có chị không cô tưởng mình sắp rách phổi luôn rồi.
- Em ăn cháo nhé, xong uống thuốc. Uống thuốc xong em sẽ thấy đỡ rát họng hơn. Trưa chị sẽ đưa em đi kiểm tra lần nữa, tạm thời em không thể tháo ông thở đâu_ chị y tá chưa biết cô đã không thể nghe thấy nên như mọi ngày vẫn nói một tràng dài.
Nói xong lại thấy khuôn mặt trắng bệch của cô, không nói năng gì hết.
Chị nói thêm vài câu, vẫn thấy cô không đáp lại. Chị vội vàng gọi cho bác sĩ.
Bác sĩ lập tức trở lại phòng khám. Sau khi quan sát và thử nghiệm, kiểm tra thì ông buồn rầu hẳn đi.
- Cô ấy không nghe được nữa rồi. Tôi từng dặn cô vậy cô đã dạy cô ấy ngôn ngữ hiểu chưa?
- Tôi dạy rồi, vậy tức là từ giờ chúng ta sẽ trao đổi với cô ấy bằng ngôn ngữ này!
- Phải, cô bắt đầu làm thử đi. Nếu cô ấy hiểu thì tốt, không thì sẽ dùng ngôn ngữ viết, viết cho cô ấy đọc.
- Vâng, tôi biết rồi.
- Ừ, bắt đầu tiến hành cả vật lí trị liệu thính giác đi.
- Vâng.
Dặn dò hết một lượt rồi ông lại đi, đến phòng khác. Y tá lập tức sử dụng ngôn ngữ câm để nói với cô, vốn cũng thông minh và đã được dạy vài ngày trước nên cô hiểu, khe khẽ gật đầu. Chị y tá miêu tả xong một lượt thì ra ngoài. Thời gian này chị chỉ việc chăm sóc cho mình cô nên chị làm việc rất chu đáo.
Chị nhanh chóng mua cháo về, tháo tạm ống thở để cô tự ăn rồi uống thuốc. Cô gái này gầy lắm rồi, tiêm chất dinh dưỡng chị thấy chẳng khá lên nên chị cứ nhất định mua thức ăn, thà nhìn cô ăn còn biết cô giống người bình thường chứ ngày nào cũng tiêm chị thấy xót xót sao ấy.
- Du, ăn cháo thôi!_ chị múa tay vài cái với cô, thấy cô gật đầu thì tự tay đút cho cô. Cô muốn tự ăn cũng không cho, mệt đến vậy ăn thế nào được.
Ăn xong chị để cô uống thuốc.
- Em nghỉ đi, khi nào dậy thì chụp cũng được.
Cô gật đầu cảm ơn. Ngay sau đó cũng từ từ mà thiếp đi, tuy không ho gắt lên nữa nhưng cô lại bị sốt, thêm một lượng thuốc lớn nữa nên cơ thể rất mệt, không còn chút sức lực nào cả, mí mắt cứ thế nặng trĩu rồi khép lại hẳn. Và cô lại mơ, mơ giấc mơ biển máu ấy, giấc mơ ám ảnh cô suốt cả tháng nay. Cô rất sợ, sau bao nhiêu đêm thì cô biết mình lại đang mơ thôi nhưng mà làm sao cũng không tỉnh lại được, cơ thể không sao động đậy nổi, và cứ thế ngủ miên man.
Chị Louisa thời điểm quay lại xem cô thì suýt khóc, người nóng hừng hực, mồ hôi túa ra như tắm và gọi cô nhưng không sao gọi tỉnh lại được.
Bác sĩ Melissa cũng nhanh chóng có mặt, vì cô không tỉnh nên bắt buộc phải tiêm, thuốc hạ sốt.
Chị Louisa biết cô sẽ không thể tỉnh lại ngay được nên cùng vài hộ lí chụp X-quang phổi của cô. Làm nhanh nhất có thể để đưa cho bác sĩ kiểm tra.
Bác sĩ quan sát qua phim, phổi đã sưng đỏ tấy lên rồi.
- Là vi khuẩn, dùng kháng sinh đi. Khi nào cô ấy tỉnh thì cho cô ta uống acetaminophen.
- Dạ bác sĩ.
- Phải rồi, tăng lượng thuốc ho lên, đặc trị. Sẽ ra rất nhiều đờm nên kết hợp thuốc long đờm nữa. Khi nào bớt sốt thì lập tức uống kháng sinh, phải ngăn chặn vi khuẩn phát triển mới được.
- Tôi biết rồi bác sĩ.
- Ừ, cô đi làm việc đi. Khi nào cô ấy tỉnh gọi tôi.
- Vâng.
Chị Louisa ra ngoài, đến phòng kho lấy thuốc. Dựa trên lời dặn của bác sĩ mà lấy loại và liều lượng đúng. Về phòng cô, thấy cô chưa tỉnh nhưng đã bớt sốt nên chị khá an tâm.
Ra ngoài đến phòng nghỉ nghỉ ngơi một lát.
Khụ...khụ...khụ...
Cô vì ngứa rát cổ họng nên choàng tỉnh, ra sức ho, mỗi lần ho cơ thể sẽ dễ chịu lắm nên cô cứ ho mãi. Ho đến nỗi bật cả máu, đỏ lòm cả lòng bàn tay.
Đúng lúc Bác Hai đến thăm, vừa vào cửa thấy cô ho ra máu thì sợ hãi, vội vàng gọi bác sĩ.
Bác sĩ vừa khám cho cô rồi nên ông chỉ đành lắc đầu, tiêm thuốc cho cô.
Nghĩ rằng bác là cha cô nên ông nói thẳng.
- Chuyển biến xấu rồi, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.
- Vâng_ Bác Hai run run đáp.
Khi chỉ còn lại hai người thì bác cầm tay cô lo lắng.
- Du à, con cố gắng lên. Đừng nghĩ ngợi gì cả, phải vui vẻ thì mới mau hết bệnh được.
Tuy cô không biết bác nói gì nhưng biết chắc chắn là bác ấy lo cô cho lắm nên cô vẫn cười thật tươi trấn an bác.
Chị y tá tiến vào. Thấy bác Hai thì chào rồi hỏi cô. Cô giới thiệu cho chị, bác Hai nhìn họ cứ khoa chân múa tay thì khó hiểu. Tưởng cô và chị y tá bị làm sao nên hốt hoảng.
- Con làm sao thế con.
Cô giương ánh mắt khẩn cầu cho chị y tá. Nhưng mà chị cũng đâu có hiểu tiếng Việt làm sao biết bác ấy nói gì để chuyển ý cho cô được. Chị mở tủ ra lấy một quyển sổ đưa cho cô.
- Bác, bác nói gì bác viết vào đây cho con.
Bác Hai tuy khó hiểu xong cũng viết lại. Cô đọc hiểu thì trả lời, cứ như vậy cô giải đáp hết mọi thắc mắc của bác.
Rồi cô hỏi chuyện của Bác và em, em buồn thay cho cô vì không nghe thấy, bác viết nhiều lắm. Bác cũng nói là bác ở đây với cô, con gái bác còn phải học, không thể cứ ở cạnh bác được, bác phiền phức lắm.
- Dạ. Bác cứ ở đây, nhưng con chỉ sợ bác ở viện nhiều sẽ bệnh mất.
Không sao, bác muốn ở đây mà.
- Vậy bác chỉ chơi với con thôi, đừng làm gì. Bác mệt ốm là con không chăm được bác đâu, con cũng ốm mà!
Ừ, bác biết rồi.
- Chị y tá, từ giờ bác ấy sẽ ở đây với em.
- Ừ, chị sẽ chuẩn bị thêm vài thứ cho bác ấy.
- Cảm ơn chị.
- Không có gì. Em với bác nghỉ đi, chị đi mua thức ăn cho hai người. Em phải đổi thuốc rồi, nên ăn nhiều để đủ chất hơn.
- Dạ, em biết rồi cảm ơn chị.
- Ừ.
Chị Louisa đi, hai người trò chuyện vui vẻ, cho dù gặp chút khó khăn. Lúc sau thì Linh Ngân cũng đến, ở lại chơi với hai người, nó rối rít cảm ơn rồi tiếc nuối ra về. Nó bận học quá, nhớ bố nhiều nhưng cũng lo ông xa lạ lạc lõng ở đây. Thôi đành để ông ở đây, mình cố gắng đến vậy, cũng giúp đỡ chị Du luôn, chị ấy tốt lắm.
Ngân Linh về thì chị Louisa cũng về tới, xách theo vài món ăn thanh đạm và mềm.
Cô khoẻ hơn rồi nên tự ăn rồi ngoan ngoãn uống thuốc. Có lẽ có người bên cạnh nên tinh thần cô phấn chấn hơn hẳn, tuy còn rất mệt nhưng ai cũng thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc ở cô, bác sĩ lúc khám lần cuối ngày cũng cười rạng rỡ, vi khuẩn chưa tiếp tục lan ra.