Hai điền trang này cũng không lớn, một người họ Đông muốn bán vì thu hoạch không được tốt, một cái ở phía đông, một cái ở phía tây. Bùi Đại cũng không rõ gia nhà mình đang có tính toán gì.
Lúc đầu Bùi Nguyên Tu cũng muốn mua điền trang để sắp xếp một nhà bà vú ở đó. Bà vú là đại nha hoàn hồi môn của mẫu thân hắn, cũng là người từ nhỏ lớn lên bên cạnh mẫu thân hắn. Từ lúc hắn sinh ra, ngay cả nhi tử của mình bà vú cũng bỏ qua, chỉ một lòng làm bà vú của hắn. Câu nói bà vú cũng coi như là một nửa mẫu thân cũng không phải là không đúng, mấy năm hắn ở trong quân, hàng năm y phục bốn mùa đều nhận từ bà vú. Từ lúc phụ mẫu qua đời, có lẽ cả Bùi gia chỉ có mình bà vú là người hiểu hắn nhất. Bùi Nguyên Tu tự nhận, về tình về lý hắn cũng nên để bà vú yên tâm dưỡng lão.
Điền trang ở phía Đông không lớn, vả lại cũng bằng phẳng, có hơn mười mẫu ruộng nước, dùng để bà vú dưỡng lão thì vô cùng tốt.
Sau khi đến điền trang ở phía Tây, trong giây lát Bùi Nguyên Tu cảm thấy nơi này nhất định là dành cho Cửu Nhi.
Điền trang được xây dựng giữa lưng chừng núi, trong trang có một hồ nước không lớn, lúc này đang giữa hè, phóng tầm mắt ra xa liền có cảm giác 'Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt'(1). Vì sao khu rừng phía sau điền trang lại có cây cối, Bùi Nguyên Tu vẫn không biết tường tận, không tính là rậm rạp nhưng cũng đan xen hợp lí. Hẳn là từ lâu rồi điền trang này không có người tận tâm quản lý nên có chút hoang phế, Bùi Nguyên Tu lại nhớ tới ý cảnh 'Hái cúc dưới giậu đông. Thơ thới nhìn núi Nam" (2) mà kiếp trước Cửu Nhi thường nhắc tới.
Bùi Nguyên Tu động tâm, nghĩ sau này tìm cơ hội mời Thái tử và Anh vương tới đây thả lỏng một chút mới được. Đương nhiên, ý của hắn không ở trong lời nói, mà ý ở Cửu Nhi, cảnh trí như vậy Cửu Nhi nghe được thì nhất định sẽ muốn đến xem một chút.
Mua xong hai điền trang, Bùi Nguyên Tu lệnh cho Bùi Đại cùng chủ cũ của điền trang là người họ Đông đến nha môn sang tên khế đất.
Sau khi về nhà liền truyền vú Lưu vào bên ngoài thư phòng.
Nhìn phụ nhân hiền lành an phận thủ thường trước mắt này, Bùi Nguyên Tu nói: "Việc nhũ mẫu nhờ ta đã biết, huynh ấy đến điền trang làm quản sự đi!"
Vú Lưu khẽ phúc thân, giọng điều thành khẩn: "Lão nô cảm tạ Đại gia, lão nô thêm phiền toái cho Đại gia rồi."
"Nhũ mẫu không cần như thế." Đôi mắt sáng rỡ của Bùi Nguyên Tu dừng ở trên mặt Vú Lưu một lát, nói: "Nhũ mẫu cũng theo huynh ấy xuống điền trang đi!"
"Gia? Lão nô có làm việc gì sai, khiến gia..." Giọng điệu của Vú Lưu có chút kích động.
"Nhũ mẫu đừng vội, nghe ta nói đã. Điền trang này là nơi ta mới bàn giao, không liên quan gì đến trong phủ." Bùi Nguyên Tu dừng lại một chút, lại nói: "Ta biết mấy năm nay nhũ mẫu ở trong phủ thật sự rất vất vả. Mặc dù bây giờ ở trong kinh, nhưng sau này phần lớn thời gian ta cũng sẽ ở trong quân thôi, mặc dù là có tâm nhưng cũng không thể quan tâm đến tận phủ, không bằng để nhũ mẫu theo nhi tử đến điền trang dưỡng lão, dù sao cũng tốt hơn ở lại trong phủ. Nhũ mẫu có ân nuôi dưỡng ta, sắp xếp cho nhũ mẫu xong thì lúc ta vào trong quân cũng an tâm phần nào."
Vú Lưu nghe vậy, khóe mắt liền ướt, nói: "Lão nô biết Đại gia có hôm nay thật sự là không dễ, bây giờ còn phiền Đại gia lo lắng cho một nhà của lão nô, lão nô thật sự có lỗi với Đại gia. Lão nô ở đây tạ ơn ân điển của Đại gia." Nói xong vội vàng muốn hành lễ.
Bùi Nguyên Tu vươn tay ra ngăn lại: "Tức là nhũ mẫu đã đồng ý rồi, vậy thì sắp xếp hai ngày liền chuyển qua đó luôn đi! Ừ, còn Tú Nhi, bây giờ cũng lớn rồi, giữ lại trong phủ cũng không phải là nơi tốt, liền cùng đến điền trang đi, khế bán thân của mọi người đều ở trong tay ta, có làm việc gì cũng dễ dàng."
Vú Lưu thiên ân vạn ta Bùi Nguyên Tu, nói việc chuyển ra ngoài thì tự mình làm được, nên không cần tiếp tục nói nữa.
Bùi Nguyên Tu thầm thở phào nhẹ nhõm, giống như đã giải quyết xong chuyện phiền lòng nhất. Đợi đến lúc nhà mới thu thập thỏa đáng xong hắn liền cầm vật quan trọng chuyển qua đó.
Sau khi Minh Thức biết được hắn tranh thủ thời gian chuyển ra khỏi Bùi phủ liền mang rượu chạy đến. Nói là chúc mừng việc hắn thăng quan tiến chức, chứ thực ra là tới trêu ghẹo hắn. Nhưng vừa mới vào cửa liền lắp bắp kinh hãi. Đây là tiểu tứ hợp viện, cũng có tận ba cửa, nhưng chưa thấy người nào bố trí như thế.
Lại nói đến, tòa nhà này của Bùi Nguyên Tu cũng không có cỏ quý hoa hiếm gì.
Vài gốc lê trắng, vài gốc hồng hạnh, vài gốc bích đào. Bây giờ là giữa hè, tất nhiên là không có đóa hoa nào, còn lại vài quả non, ít đến thảm thương.
Trong chủ viện có một giàn nho, chiếm nửa sân. Phía dưới đặt một bộ bàn ghế bằng trúc.
Góc tường có vài bụi trúc, thỉnh thoảng dưới gió mùa hạ sẽ vang lên vài tiếng 'xào xạc'.
Lúc trước hai huynh đệ Bùi Đại và Bùi Tiểu sửa sang viện còn tường gia nhà mình tuổi còn trẻ mà đã nghĩ đến chuyện giải ngũ về quê rồi.
Tòa nhà này Bùi Nguyên Tu dựa vào sở thích kiếp trước của Cửu Nhi mà bố trí.
Lúc Minh Thức tiến vào, hắn ngồi dưới rặng nho thưởng thức trà, nói: "Nhà của Nhận Chi thực sự có phong thái khác biệt!" Vừa nói xong lại nhấc vò rượu trong tay: "Đến đến đến, hai huynh đệ chúng ta nâng cốc nói chúc mừng! Không thể cô phụ cảnh trí khác biệt như vậy được!"
Bùi Nguyên Tu cười, sai người lấy cốc rượu tới.
Minh Thức ở chỗ Bùi Nguyên Tu uống quá chừng rượu rồi rời đi, không đến vài ngày lại dẫn mấy đại phật đến.
Lúc Bùi Nguyên Tu thấy thân hình bé nhỏ bên cạnh Thái tử Lý Long Hựu thì trong giây lát khẩn trương đến mức không bước chân được xuống thềm.
***
(1) Câu thơ xuất phát trong bài [Hiểu xuất Tĩnh Từ tự tống Lâm Tử Phương] - Dương Vạn Lý
Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích
Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng
Bản dịch của Tùng Văn:
Liền trời sắc lá xanh xanh ngắt
Nắng chiếu màu hoa thẫm lạ lùng
(2) Đây là hai câu thơ trong bài thơ nổi tiếng của Đào Uyên Minh (tên thật là Đào Tiềm)
Hán Việt:
Kết lư tại nhân cảnh
Nhi vô xa mã huyên
Vấn quân hà năng nhĩ
Tâm viễn địa tự thiên
Thải cúc đông ly hạ
Du nhiên kiến nam sơn
Sơn khí nhật tịch giai
Phi điểu tương dữ hoàn
Thử hoàn hữu chân ý
Dục biện dĩ vong ngôn
Dịch thơ:
Nhà cỏ giữa nhân cảnh,
Không thấy ồn ngựa xe.
Hỏi ông: “Sao được vậy?”
Lòng xa, đất tự xa.
Hái cúc dưới giậu đông,
Thơ thới nhìn núi Nam.
Khí núi ánh chiều đẹp,
Chim bay về từng đàn.
Trong cảnh có thâm vị,
Muốn tả đã quên lời.