Nói đến chuyện này, nàng cũng không cảm thấy bản thân cùng nàng ta vừa gặp đã thân, nhưng nếu như thiệp cũng đã gửi đến, không thể không nể mặt thái sư đại nhân được.
Lúc nàng đi còn đem theo một cây quạt tròn.
Đến Tô phủ, Tô Mục Uyển hệt như lần trước thân mật tiếp đãi nàng, chỉ là nàng cảm nhận được điều khác biệt, cảm thấy cô nương này như đang đeo một bộ mặt giả tạo, ngữ điệu ôn nhu uyển chuyển hình như đã luyện tập qua, khiến người nghe toàn thân thư thái. Có điều chỉ là nàng mỗi khi gặp loại nhân tài nhạy bén này đều sẽ phòng bị.
Tô Mục Uyển khẽ hé môi "Chiêu muội muội càng ngày càng xinh đẹp. Mới mấy tháng trước vừa gặp liền biết được muội muội xinh..."
Có nữ tử nào lại không thích được người khác khen dung mạo của mình chứ? E rằng những tiểu cô nương bình thường khi đến đây liền trở thành bạn thân với Tô tiểu thư này.
"Lần trước cảm thấy Chiêu muội muội cùng ta rất hợp, tính tình của muội khiến ta rất quý mến. Cho nên vì nhớ muội quá, cuối cùng ta đành không biết xấu hổ mà mặt dày đưa thiệp mời muội, còn sợ muội không đến......"
Tô tiểu thư lần nữa bộc lộ hảo cảm, khen ngợi từ dung mạo cho đến tính cách, lực sát thương càng tăng lên gấp bội.
"Chiêu muội muội, trong phủ vừa có thêm một đầu bếp làm điểm tâm Giang Nam, đây là bánh mật bách quả cùng với bánh hoa hồng, muội nếm thử?" Trước có hai chiêu, giờ vẫn châm thêm tuyệt chiêu đồ ăn vào. Phần lớn các cô nương đều không thể cự tuyệt nổi đồ ngọt.
Cho nên, đây là một vở kịch.
Văn Chiêu vừa đáp ứng vừa lấy ra vũ khí tuyệt sát —— quạt tròn.
Quả nhiên, cô nương diễn giỏi trước mặt vừa đảo ánh mắt quét qua quạt tròn một cái liền không thể dời khỏi. Trên quạt tròn vẽ một thiếu nữ và bươm bướm, thiếu nữ kiều tiếu đáng yêu, còn bươm bướm đang đậu trên đóa hoa, dáng vẻ hệt như thật, bên góc có đề "chủ nhân Văn Lai Phong".
"Chủ nhân Văn Lai Phong"chính là nhã hào Nhị ca tự đặt cho mình, cây quạt tròn này, là quà sinh nhật năm ngoái Nhị ca tặng cho Văn Chiêu.
"Chiêu muội muội, quạt tròn này thật tinh tế." Vừa thấy dáng vẻ nhìn đến không chớp mắt của nàng ta, Văn Chiêu liền biết nàng ấy biết "chủ nhân Văn Lai Phong" là ai rồi. Chỉ là nàng ta cố tình không hiểu, chờ Văn Chiêu giải thích.
Văn Chiêu đành phải tỏ ra dường như không phát hiện ra gì, phong đạm vân khinh nói với nàng.
"Chiêu muội muội có thể cho ta mượn xem được không?" Văn Chiêu gật đầu đưa cho nàng, kết quả là Tô cô nương không chỉ "xem", mà còn sờ, mực cũ ngày trước cũng bị nàng ta sờ trôi hết rồi.
Tô Mục Uyển hồi phục tinh thần, vội vàng xin lỗi Văn Chiêu "Bức họa này thực sự quá thú vị rồi, mong Chiêu muội muội tha thứ cho ta." Thần sắc thẹn thùng, trong mắt đều lộ ý xin lỗi rất chân thành.
"Uyển tỉ tỉ yêu thích như vậy, thực ra Văn Chiêu cũng muốn tặng cho tỉ tỉ." Đôi mắt đối diện đột nhiên tỏa sáng.
"Chỉ là đây là quà sinh nhật của Nhị ca tặng, không thể tặng cho người khác......"
Tô Mục Uyển nghe xong, gượng cười nói Chiêu muội muội không cần từ bỏ những vật mình yêu thích.
Sau khi Văn Chiêu ra khỏi Tô phủ, hít sâu một hơi, cảm thấy không khí bên ngoài có chút tươi mới, Tô cô nương này mê đắm Nhị ca có chút sâu rồi.
Trong lòng Tô Mục Uyển bên trong kích động không thôi, sớm nghe nói nhã hào của người kia, vẫn chưa có duyên nhìn thấy bút tích thực, hôm nay thật là đáng a! Tô Mục Uyển muốn tìm một nơi để phát tiết hồng hoang chi lực trên người mình, tay ngọc vỗ lên bàn một cái, vang lên một tiếng "rắc" to, bình hoa trên bàn bị chấn động mà nảy lên một cái.
Hôm Trung Thu, vầng trăng tròn ở trên cao, ánh sáng bạc bao phủ khắp nơi. Tiền viện phủ quốc công đã dọn xong bàn tiệc, giữa hai bàn tiệc có một bình phong ngăn cách.
Tổ phụ và đại ca đã sớm viết thư báo trở về, cố gắng về trong đêm đoàn viên.
Văn Chiêu nghĩ đến chuyện mọi người đã đến đông đủ nhưng vẫn chưa động đũa, đại khái là vì muốn đợi thêm chút nữa.
Thứ nữ Tam phòng Thái Huyên Phương ba tuổi, cũng không hiểu vì sao mọi người vẫn chưa động đũa, hướng về phía di nương kêu đói, nàng vừa kêu một tiếng, Thái Chương hai tuổi cũng bắt đầu than "muốn ăn cơm ăn cơm". Lão phu nhân nhìn qua bên này một cái, nghĩ có nên ăn trước hay không, không thể để cháu trai cháu gái nhịn đói được.
Vừa muốn mở miệng, tiếng vó ngựa từ xa truyền đến. Chỉ chốc lát, gã sai vặt bên ngoài liên thanh gọi "Quốc công gia, đại thiếu gia."
Mọi người đều vui mừng, phấn khích đứng dậy. Chiêu Văn dường như mười mấy năm chưa được gặp tổ phụ nên càng kích động hơn.
Quốc công gia và Khương Văn Đạo cất bước đi đến chỗ mọi người, thiết giáp trên người vẫn chưa cởi, dưới ánh trăng lóe lên ánh sáng bạc lạnh lẽo. Bọn trẻ không đợi được nữa liền chạy bước nhỏ lên phía trước, bị hai tay quốc công gia ôm lấy. Mấy đứa nhỏ cười hì hì khiến cho trong lòng ông mềm đến rối tinh rối mù.
Quốc công gia đã ở trạm dịch thay y phục, trên người không ngửi thấy mùi máu, trái lại có mùi bụi đất. Đại ca chỉ vừa một năm không gặp, gương mặt dường như trở nên góc cạnh rõ ràng, lộ ra vẻ kiên nghị. Hai người sau khi tắm rửa thì quay lại tiền viện, cả mặt tươi cười, một già một trẻ có đều lộ ra vẻ vui mừng, hai người cảm thấy trong lòng thoải mái, quả nhiên nhà mới là nơi tìm về.
Quốc công gia cười nói với tiểu bối, tiếng cười vang dội như sấm. Gương mặt của tổ phụ cũng rất ưa nhìn, dù bị gió cát Tây Bắc ma sát có chút thô ráp nhưng vẫn dễ dàng nhìn ra dáng vẻ tuấn lãng khi còn trẻ, chỉ là hơi chính trực một chút.
Trước khi tổ phụ quay về phủ đã diện kiến hoàng thượng, bây giờ trở về cái gì cũng không lo nghĩ nữa, chỉ nhàn rỗi ở nhà, cũng không thèm thượng triều.
Tổ phụ nói ông vốn dĩ sinh ra là để đánh giặc, lúc thượng triều cũng chỉ đứng nghe những văn nhân kia dài dòng lải nhải, không thú vị.
Trong lòng Văn Chiêu có chút lo lắng, kiếp trước hoàng thượng nghĩ biện pháp kia để xử lý Khương gia, trừ đi việc kiêng kị tổ phụ công lao to lớn chấn thủ bên ngoài, e rằng cũng chính vì một chút thái độ khó chịu này của tổ phụ.
Nhưng lúc tổ phụ nhắc với hắn chuyện không thượng triều, hoàng đế ngược lại cười to đáp ứng.
Văn Chiêu khá hiểu đương kim thánh thượng, nội tâm người này hỉ nộ thất thường, không giống biểu hiện ngoài mặt. Lúc này hắn đang cười vui vẻ với ngươi, nói không chừng mấy ngày sau sẽ đâm ngươi một nhát.
Tổ phủ vừa quay về, trong phủ hình như náo nhiệt hơn nhiều.
Hôm nay, tổ phụ bắt tất cả cháu nội trên sáu tuổi gọi đến võ trường để luyện tập. Nơi này ngày thường không cho người khác tiến vào. Thật ra kiếp trước Văn Chiêu cũng không ít lần vào đây, bây giờ nhìn hàng binh khí bày biện trong võ trường lóe ra ánh sáng lạnh lẽo vẫn là cảm thấy oai phong lẫm liệt, nội tâm càng thêm chấn động.
Thính Châu là người nhỏ nhất trong đây, nhìn các binh khí cũng không thấy sợ, ngược lại còn muốn đi lên sờ thử một phen, lại sợ tổ phụ sẽ nổi giận, nên chỉ đành đứng đưa mắt nhìn trân trân.
Tổ phụ cười to "Xem ra Châu Châu Nhi rất thích cái này ư?" Hiển nhiên là rất hài lòng với cháu trai cũng rất yêu thích bảo bối của ông.
Hóa ra tổ phụ muốn rèn luyện cháu trai cháu gái, dù họ không thể ra trận đánh giặc, thì cũng có thể có sức khỏe khỏe mạnh.
Văn Chiêu nhớ kiếp trước cũng có một chuyến này. Tổ phụ hoàn toàn là tâm huyết dâng trào, đầu tiên bắt họ đứng tấn, kiên trì đứng được càng lâu thì sẽ có thưởng. Cho dù không được thưởng thì những tiểu bối này cũng vì rất lâu rồi không được gặp tổ phụ, cho nên sẽ không trái lại ý ông.
Dù cho Văn Chiêu kiếp trước vì muốn bảo toàn tính mạng cho nên đi theo ân nhân học một bộ Bộ pháp cùng một chút võ công vặt vãnh, nhưng thân thể kiếp này chỉ mới mười tuổi, lại ít luyện tập, cho nên dù lòng nàng kiên trì lâu được một chút, nhưng lực bất tòng tâm, chỉ đứng lâu hơn so với đứa trẻ mười tuổi bình thường thời gian một nén hương.
Vãn bối bên này đứng tấn đến mồ hôi đầy đầu mà tổ phụ trừ đi lúc bắt đầu đi lại, ở bên cạnh chỉ dạy họ tư thế, sau đó đều là tự sờ lấy vũ khí của mình, trong mắt vừa nhu hòa vừa tràn đầy hoài niệm.
Văn Chiêu vì dời đi lực chú ý nên không cảm thấy mệt lắm, chốc chốc tầm mắt lại rơi xuống trên người Tam ca ở phía trước, một lúc sau lại đi nhìn tổ phụ. Nhìn tổ phụ một cái, tầm mắt không thể rời đi, lúc ông đang nhìn binh khí, thần sắc trong mắt thật ôn nhu, tổ phụ của hai kiếp đều dùng gương mặt hung hãn với kẻ địch, dùng dáng vẻ ôn hòa như thế dành cho người nhà và những vũ khí tựa như huynh đệ vào sinh ra tử cùng người.
Nhìn dáng vẻ này của tổ phụ, Văn Chiêu không nhịn được mà nghĩ đến kiếp trước, lúc tổ phụ bị hoàng thượng phản bội mà bức ép, lúc ấy ông vừa tuyệt vọng lại hung ác.
Tuyết năm ấy rơi rất to, rơi thẳng vào trong lòng của tổ phụ.