Hành động của Chu tiểu thiếu gia quá kích thích. Hắn như uống phải xuân dược, “thằng em” vất vả lắm mới trấn an được lúc nằm vào chăn lại cương lên nhanh chóng. Nhận thức được Chu Trạm đang nằm cạnh mình khiến hắn rất thỏa mãn nhưng cũng không dám lộn xộn, đành ủy khuất “thằng em” chịu dày vò vậy.
Bây giờ hắn cũng chưa có tinh lực tự hỏi vì sao Chu Trạm có thể biến thành gà, hắn cứ đoán mãi nguyên nhân Chu Trạm đột nhiên nổi hứng. Có thể là do y chưa kiểm soát được dục vọng của mình, hoặc lúc mơ ngủ nhầm mình thành người khác, hoặc đơn giản là tò mò muốn thử qua cảm giác lăn giường với hắn một chút thôi, nhưng dù là khả năng nào hắn cũng không thấy vừa ý.
Về phần Chu tiểu thiếu gia có thích mình hay không… Đỗ Kiêu đau khổ nghĩ loại khả năng này không lớn đâu.
Có lẽ là do mình da dày thịt béo, từ đầu đến chân đều cứng như đá, sờ vào cũng chẳng sướng… Đúng vậy, Đỗ Kiêu thích kiểu người non nớt mềm mại như Chu Trạm nên nghĩ rằng chắc hẳn gay đều thích loại hình như thế.
Hơn nữa, Chu tiểu thiếu gia luôn luôn hành động không cố kỵ, coi trời bằng vung. Tính cách này thích ai sẽ thổ lộ ngay lập tức, không thể giấu giếm được… Ờm, Đỗ Kiêu chưa nghe thấy y tỏ tình với mình nên hắn cảm thấy có lẽ Chu Trạm không có tình cảm với mình đâu.
Đỗ Kiêu hối hận rồi, đáng nhẽ hắn nên thuận theo tiếng lòng của mình đè người kia ở dưới thân, như vậy chờ đến sáng hôm sau gạo đã nấu thành cháo, hắn sẽ kiên quyết nói với Chu Trạm hắn sẽ chịu trách nhiệm với y, mặt dày cùng Chu Trạm ở bên nhau… Không, không thể làm thế được. Chu Trạm không phải con gái, trong bụng cũng không thể to lên.
Tâm tư Đỗ Kiêu cứ luẩn quẩn luẩn quẩn, đầu óc không tránh khỏi hồi tưởng lại tư vị Chu Trạm dính lên người mình, bất lực thở dài hy vọng “thằng em” của hắn có thể bình tĩnh đừng manh động.
Trời vừa tảng sáng, gà rừng không gáy vì suốt đêm qua nó đều giấu đầu mình trong chăn nhớ về cơ thể rắn chắc của Đỗ Kiêu, hoàn toàn không cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng.
Đỗ Kiêu chờ đến khi trời sáng bừng, cuối cùng chờ không kịp kéo chăn ra, xấu hổ nhìn gà rừng đang che cái đầu gà của mình: “ Chào buổi sáng tiểu thiếu gia.”
Gà rừng giây trước còn đang xuân tình nhộn nhạo, giây tiếp theo như phát điên bay vèo khỏi giường.
A a a a a a a a a a a! Đừng bật đèn mà a a a a a a! Đậu má sao tự nhiên sáng chói lóa thế a a a a! Tên khốn Đỗ Kiêu em muốn *ụ chết anh a a a a!
Đỗ Kiêu ngốc một lát rồi phản ứng lại trong nháy mắt, nhảy xuống bắt lấy Gà rừng thiếu gia bị “tẩu hỏa nhập ma”, từ bỏ ý định nhét nó trở lại trong chăn, nghĩ nghĩ nhặt áo khoác quân phục lên bao lấy nó ôm vào ngực mình, vỗ nhẹ trấn an: “Không sao, không sao.”
Giống hệt lần trước trấn an Chu Trạm trong xe ô tô.
Đỗ Kiêu ngây người.
Gà rừng thiếu gia cuối cùng cũng bình tĩnh lại: Hóa ra trời đã sáng à, hù chết bảo bảo òi, khó trách cha mẹ dạy mình từ nhỏ không được đắp chăn che kín đầu. Đúng là một bài học xương máu!
Áo khoác quân phục của Đỗ Kiêu hở ra một cái khe nhỏ giúp Chu tiểu thiếu gia chậm chạp thích ứng, sau đó từ từ mở rộng khe hở ra. Quá trình này diễn ra rất thong thả như đang tái diễn lại cảnh bình minh một lần nữa vậy.
Gà rừng cảm động đến mức không thể chờ muốn lấy thân báo đáp, tựa vào khuỷu tay Đỗ Kiêu, nghiêng đầu nhìn hắn.
Đỗ Kiêu cúi đầu chạm mắt nó, vẻ mặt vô cảm, vẫn là một người đàn ông lạnh lùng như thế.
Đôi mắt nhỏ này giống Chu Trạm như đúc, thói quen, tất cả những thứ thích và không thích, giọng nói cũng giống hệt nhau. Trùng hợp nhiều như vậy thì không còn là trùng hợp nữa rồi, huống hồ đêm qua nó còn biểu diễn một màn biến thành hình người, ghé lên thân mình… Không thể suy nghĩ đến cái đó nữa! Tóm lại, con gà này nhất định là Chu Trạm!
Vì vậy, vấn đề không phải ở chỗ tại sao Chu Trạm biến thành gà mà là câu hỏi tại sao gà lại biến được thành người, thậm chí toàn thể nhà họ Chu đều là gà nhưng không ai phát hiện ra. Dù sao đã từng kỳ lạ đến nỗi mọi người đều nghi ngờ Chu gia gia nhập Tà giáo thờ gà mà. Để phán đoán lựa chọn giữa gà và người, tất nhiên Đỗ Kiêu sẽ nghiêng về phía bản thể của người nhà họ Chu là gà hơn.
Đỗ Kiêu là một người trầm mặc, cứng rắn, dù trong lòng có rất nhiều suy nghĩ nhưng hắn sẽ không nói ra.
Hắn chỉ thở dài, khó khăn gọi con gà mình đang ôm trong ngực một tiếng: “Tiểu thiếu gia…”
Gà thiếu gia nghiêng đầu, dẩu mỏ định xài chiêu học vẹt thành quen: “Tiểu…”
Đỗ Kiêu vội vàng ngắt lời nó: “Đừng giả vờ nữa, tôi biết là em rồi.”
Gà thiếu gia kiên trì giữ vững ý định thôi miên bảo tiêu nhà mình lần nữa theo hướng “Anh vẫn đang nằm mơ, còn em chỉ là một con gà thôi, không hiểu nổi giấc mơ của con người đâu”, dùng tiếng gà trống kêu: “Tiểu thiếu gia.”
Đỗ Kiêu cạn lời: “Chu Trạm…”
Chờ mãi không thấy con trai rời giường đành phải tự mình đi gọi, Ba Đỗ ôm bát bánh trôi mới ăn được một nửa đứng ở cửa phòng xem toàn bộ tình hình, vẻ mặt ngơ ngác cắn nhân bánh: “…”
Đây có thật là con trai của tôi không?
Đỗ Kiêu lơ đãng ngẩng đầu vừa lúc đối diện với ba: “…”
Gà thiếu gia quay đầu theo tầm mắt của bảo tiêu nhà mình, hai con mắt sáng ngời, bay lên vai ba Đỗ: “Ba! Ba! Ba!”
Con cũng muốn ăn bánh trôi! Nhân mè đen thơm quá thơm quá!
Đỗ Kiêu mệt tim: “Nó muốn ăn bánh trôi”
Ba Đỗ: “Ai cơ? Tiểu thiếu gia của con á?”
Đỗ Kiêu: “…”
Ba Đỗ cảm thấy con mình làm việc vất vả quá nên hơi đãng trí, không dám kích động hắn nữa, nói: “Ba qua gọi con dậy, ăn sáng xong rồi sang nhà bác cả của con.” Nói xong lại nghĩ con trai mình đã bằng này tuổi đầu, bổ sung câu giải thích: “Con không đóng chặt cửa ba đẩy một cái là ra à.”
Đỗ Kiêu: “…”
Ba không cần giải thích đâu, con không có làm ra chuyện gì mất nết hết.
Gà thiếu gia không tim không phổi cười “Ha ha ha”, vui vẻ theo ba Đỗ xuống phòng bếp ăn bánh trôi.
Vì đã trải qua hai lần trời sáng, Đỗ Kiêu rời giường rất muộn, không có thời gian tiếp tục suy xét chuyện của Chu tiểu thiếu gia, vội vàng ăn sáng rồi ôm theo gà thiếu gia đi chúc Tết họ hàng.
Bà nội Đỗ Kiêu tuổi đã cao, năm ngoái được gia đình bác cả chăm sóc nên năm nay ba Đỗ và các anh em đều sum họp tại nhà bác cả, già trẻ lớn bé ồn ào náo nhiệt khắp nhà.
Đỗ Kiêu là thuộc hàng nhỏ nhất, các anh chị họ đều có con hết rồi, một đoàn trẻ con cùng nhau đuổi bắt nghịch ngợm muốn lật tung nóc nhà. Hơn nữa nhà bác cả có nuôi chó, Leng Keng cùng con chó ấy đua nhau cạy theo gà thiếu gia quanh sân, trêu chọc bọn nhỏ cũng gia nhập, đúng là ồn càng thêm ồn.
Gà thiếu gia: “Cạc cạc cạc cạc!”
Cút đi cút đi! Hôm nay bổn thiếu gia có chuyện quan trọng không có thời gian chơi cùng bọn mi đâu a a a!
Đỗ Kiêu khó khăn thoát khỏi sự thăm hỏi của người thân, cứu tiểu thiếu gia ôm vào ngực, dỗ dành vỗ vỗ.
Một tên đàn ông to cao ôm một con gà trong ngực, hình ảnh này quá hài hước, họ hàng đều cười to, sôi nổi trêu ghẹo. Mẹ Đỗ mang theo một chút đắc ý nho nhỏ, cười nói: “Con gà nhà tôi khôn lắm, nghe hiểu tiếng người, nói được tiếng người, rất may mắn. Ông chủ của Đỗ Kiêu tặng cho nó linh vật năm mới đấy.”
Có người hỏi: “Gà ơi nói nghe tên mày là gì?”
Gà thiếu gia nhớ Đỗ Kiêu gọi người này là chú, lập tức đối chiếu với tư liệu trong đầu mình.
Ừm, ông chú này không tồi, đối xử thân thiết với Đỗ Kiêu, mình phải nể mặt người ta.
Gà thiếu gia từ sáng đã ép giọng thành giọng gà trống, bất chấp tất cả gáy lên: “Gà ơi nói nghe mày tên gì?”
Một người chị dâu nào đó cười lớn: “A đúng là nói được này, nghe lạ quá! Nhưng giọng con gà này vẫn kém chim, hơi khó nghe. Chị họ em có nuôi một con anh vũ, âm thanh rất hay, còn biết hát…”
Gà rừng tức giận, nhảy lên vai Đỗ Kiêu vỗ cánh kêu to: “Cạc cạc cạc cạc cạc cạc cạc cạc…”
Người chị đang khoe khoang kia bị tiếng gà gáy chói tay lấn át, cố nói vài câu không được đành ngượng ngùng ngậm miệng.
Mẹ Đỗ cười nói: “Tôi đã bảo nó hiểu tiếng người mà, như này là đang tức giận đấy.”
Bà chị kia: “…”
Gà thiếu gia dừng gáy, đắc ý quay đầu.
Mọi người hàn huyên trong chốc lát, bỗng một người họ hàng không hay tiếp xúc cùng nói: “Đỗ Kiêu lâu rồi không về nhà tôi cũng quên năm nay cháu bao nhiêu tuổi.”
Đỗ Kiêu lời ít ý nhiều: “30 ạ.”
Chị dâu họ mở to mắt: “Hả, chú đã 30 rồi á? Em họ chị 22 tuổi đã lấy vợ mà chú còn chưa thấy động tĩnh gì, nhưng chắc có bạn gái chứ nhỉ? Khi nào thì cưới?”
Gà thiếu gia trừng mắt, lông vũ trên cổ run run, ý chí chiến đấu sôi sục: Tới tới! Tết nhất thiếu thốn chuyện để nói làm à? Biết ngay mấy người sẽ không tha cho Đỗ Kiêu nhà tui! Hừ, xem tui “dỗi” chết mấy người!
* Dỗi: xem lại chú thích đầu chương 1.
Đỗ Kiêu không hề nao núng: “Tôi chưa có bạn gái”
Bà chị kia sâu xa nói: “Điều kiện của chú tốt như vậy mà còn chưa tìm bạn gái á? Đừng kén cá chọn canh quá! Chọn tới chọn lui mọi người lại nghĩ chú có vấn đề khó nói, đừng để đến lúc muộn rồi thì…”
Bộ lý do này áp dụng cho cả nam và nữ, phù hợp thúc giục chuyện hôn nhân, cả nước tin dùng.
Gà thiếu gia thân là một thiếu niên nghiện internet sao có thể không biết, nghiêng đầu nhìn cô, há mồm táp: “Kết hôn là chuyện lớn cả đời sao có thể không cân nhắc? Không kén cá chọn canh khéo lại phải cưới thêm lần nữa!”
Chị dâu họ bị nghẹn suýt xỉu, đúng thật là cô đã ly hôn chồng trước vì tình cảm không tốt và tái giá vào nhà họ Đỗ, nhưng cô không thể khóc lóc ăn vạ với một con gà được, quả thật muốn nội thương.
Gà thiếu gia tự hào rũ rũ đuôi, không thèm nhìn bại tướng của mình.
Mọi người há hốc nhìn về phía gà rừng lại nhìn về phía mẹ Đỗ với vẻ mặt vi diệu.
Mẹ Đỗ ngượng vô cùng: Ơi trời, không phải tôi dạy con gà này! Con gà này bị làm sao thế?
Cuộc nói chuyện tránh Đỗ Kiêu một lát cuối cùng vẫn vòng vo về hắn, ai bảo đồng lứa chỉ còn mỗi hắn chưa lập gia đình, thật sự thích hợp làm trung tâm đề tài này.
Người lớn nào đó nói: “Có nhiều cơ hội như vậy cũng nên xem xét mới biết được ai thích hợp với mình, Đỗ Kiêu à, cháu thích cô gái như thế nào chắc phải có tiêu chuẩn của mình chứ nhỉ?”
Đỗ Kiêu rầu rĩ nhìn mẹ Đỗ.
Mẹ Đỗ trợn trắng mắt: Đừng hi vọng vào mẹ, năm nay mẹ đã bảo không đỡ cho con là không đỡ.
Đỗ Kiêu lại rầu rĩ liếc sang gà thiếu gia một cái.
Gà thiếu gia mở to đôi mắt ngập tràn chờ mong nhìn lại: Anh thích người như thế nào mau nói đi!
Đỗ Kiêu buồn bực, có người không đợi được hắn trả lời đã nã đại bác liên hoàn: “Chiều cao? Ngoại hình? Tính cách? Học vấn? Chú nói xem? Cơ quan của anh có nhiều cô chưa lập gia đình lắm, anh giới thiệu cho chú nhé.”
Anh họ nào đó đè thấp tiếng cười nói: “Đúng thế đúng thế, thích ngực to hay ngực nhỏ cứ nói đi.”
Ở đây không có trẻ vị thành niên, mọi người tuy xấu hổ nhưng vẫn thiện ý cười vang.
Gà rừng lập tức nhảy dựng lên đáp trả: “Thích ngực phẳng!”
Mọi người lâm vào một trận trầm mặc quỷ dị rồi bật cười.
Đỗ Kiêu bắt lấy gà rừng trên vai, bất lực: “Không hỏi em.”
Mọi người càng cười to hơn, ai cũng nghĩ hắn đang lấy gà ra làm lá chắn.
Một bà cô cắn hạt dưa hỏi: “Bây giờ Đỗ Kiêu đang làm việc gì?”
Đỗ Kiêu: “…Vệ sĩ”
Bà cô vẻ mặt nuối tiếc: “Ây dà, loại công việc này ăn mòn sức trẻ lắm, làm không được mấy năm. Người trẻ tuổi vẫn nên đọc sách, học tập nhiều hơn rồi tìm một công việc ổn định lâu dài mà làm.”
Mấy lời này ít nhiều cũng có tính khuyên nhủ chân thành nhưng gà thiếu gia từ tư liệu moi ra được trong quá khứ mẹ Đỗ từng khóc mấy lần vì bị bà cô này chọc tức, ý chí chiến đấu lại bốc lên hừng hực, chui từ lòng Đỗ Kiêu ra: “Con trai bà vừa bị giám đốc sa thải đã tìm được việc mới chưa?”
Da mặt dày của bà cô không bị ảnh hưởng cười cười: “Há, con gà này nói linh tinh gì thế? Dì nói Đỗ Kiêu à, con đừng ngại dì dong dài, chăm chỉ làm việc thì sớm ngày mới thăng quan tiến chức, làm bảo tiêu dù sao cũng chỉ là công việc chân tay, lại vất vả. lo lắng đề phòng nhiều, kể ra không đủ mặt mũi.”
Gà thiếu gia không buông tha: “Con trai Đỗ Bằng của bà vừa bị giám đốc sa thải đã tìm được việc mới chưa?”
Mọi người: “…”
Nói ra cả tên lẫn họ xem ra con gà này không nói linh tinh, có chuyện đó thật rồi!
Bà cô sửng sốt, chống nạnh đứng lên tức giận nói với mẹ Đỗ: “Chị có ý định gì hả Lệ Mai? Chị bất mãn với tôi chỗ nào cứ nói thẳng với tôi này! Dạy một con gà mắng người thì có duyên lắm à?”
* Trương Lệ Mai: tên mẹ Đỗ nha
Mẹ Đỗ kinh ngạc: “Bằng Bằng nhà cô bị sa thải? Chuyện từ bao giờ?”
Bà cô cảm thấy xấu hổ: “Chị giả vờ cái gì, một năm trước nó mắc một sai lầm nhỏ thôi mà giám đốc cái công ty ấy làm chuyện bé xé ra to!”
Gà thiếu gia: “Này thì sai lầm nhỏ, có mà…”
Đỗ Kiêu vươn hai ngón tay nắm mỏ của nó lại.
Được rồi được rồi, em lợi hại nhất, em mạnh mẽ nhất, nói bớt bớt lại.
Gà rừng lườm hắn: “Ưm ưm ưm…”
Để em nói hết đã! Chọc bà ta tức chết!
Đỗ Kiêu nắm càng chặt.
Bà cô: “Không phải chị dạy thì ai vào đây? Còn nói điêu, trong ngoài bất nhất!”
Ba Đỗ: “Thật sự không phải chúng tôi dạy…”
Mẹ Đỗ ngăn ông lại, cười nhạt: “Mới bị sa thải năm ngoái à? Tôi làm sao biết được, con gà này Đỗ Kiêu mới mang về đây nuôi được ba ngày.”
Bà cô: “Ai tin?”
Bác dâu cả và bác dâu thứ hai vội vàng giảng hòa: “Tết nhất cứ bình tĩnh…”
Bà cô hừ lạnh: “Con gà này là gà máy à? Lời nó nói đều được ghi âm trước đúng không? Giỏi lắm! Tôi cứ tưởng Đỗ Kiêu nhà chị lớn như thế sẽ mang về một cô con dâu ai dè mang về mỗi con gà. Rõ là gà hư tại người!”
Ăn nói kiểu gì khó nghe thế? CMN đáng ghét ghê!
Gà thiếu gia thừa dịp Đỗ Kiêu lơi lỏng nhảy lên vai hắn: “Chó nhà bà thứ hai không ai chủ nhật, không có việc gì chạy sang nhà hàng xóm trộm tã của đứa trẻ, đúng là chó không đổi tính ăn phân! Đây cũng là do chủ dạy hử?”
Mọi người: “…”
Con gà này kỳ quái quá, vừa biết nói tiếng người, vừa biết dùng từ “hử” lại còn biết tùy cơ ứng biến…
Đỗ Kiêu: “…”
Đến chó còn không tha, em dã man thật đấy.
Trong sân im lặng khoảng 5 giây, bà cô đột nhiên phát điên, đẩy che chắn nhào về phía mẹ Đỗ: “Trương Lệ Mai tôi phải sống mái với chị!”
Ba Đỗ và Đỗ Kiêu bị dọa nhảy dựng, vội vàng chạy qua chắn trước người mẹ Đỗ.
Những người khác lấy lại tinh thần cũng vội vàng nhào qua.
“Mau ngăn lại! Mau ngăn lại!”
“Có chuyện gì bình tĩnh nói, đang ngày tết!”
Đám trẻ con đang chơi bên ngoài nghe thấy tiếng ồn ào chạy đến, không rõ nguyên nhân gì, mấy đứa hay nghịch ngợm thì oang oang gọi bậy, có đứa nhát gan òa khóc tại chỗ.
Bà nội Đỗ ngồi phơi nắng quay đầu hỏi: “Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy?”
Gà thiếu gia đứng trên cao nói: “Người biết điều không động tay chân! Bà cô già đanh đá này!”
Đỗ Kiêu mệt mỏi cả tâm lẫn thân, bắt nó nhét vào trong áo lông của mình.
Cuối cùng nhà bác cả loạn thành một nùi.