Cảm giác đôi vai tê buốt, cố kiềm lại cơn run rẩy. Không dứt những cơn gió lùa ngang, lại thêm mỗi lần cố nghiến răng chịu đựng. Và dẫu thê thảm vậy, đời mãi vẫn cứ đổ cơn mưa đêm tháng 7, xối tầm tả lên đầu thằng sinh viên không tý sót thương.
Hôm này đi thắp nến tri ân, một hoạt động xen ngang chuỗi ngày thường làm việc tại phòng I71, đội hình chuyên Tin Học Hóa – Mùa Hè Xanh 2017. Và thằng nhóc hai đếm 3 chưa tốt nghiệp trường đời, bị ông đội trưởng chơi một vố đau khi bảo có hơn 1 thằng hứng đạn ngoài đó. Đến cùng vỡ ra, cũng chỉ một mình tên thật thà nghe lời vào nghĩa trang. Kiểu trải nghiệm không đâu vào đâu, khi gần nữa mùa hè qua ấy, rồi chắc cũng chẳng đi đến đâu.
***
Tôi ngờ rằng mình đã thật lạc lõng giữa chuyến xe đi khỏi, vẳng vẳng bên tai bài hát “sắn sắn khai sắn mì” vang lên cuối hàng ghế, đám người Văn Nghệ Xung Kích quần nhau quanh một cây ghita. Trên xe ồn ào tiếng cười hát. Vô thức mấp máy theo lời “khoai sắn mì” như một thằng rõ ham vui nhưng cuối cùng lại vẫn ngồi một mình hàng trên hàng ghế trống.
Xe băng nhanh trên đường cao tốc. Ngoài phía xa là những tòa nhà cao tầng đang xây, thành phố vẫn cứ ngỗ ngênh những công trình mới cũ, dù có thêm hoặc bớt đi một kẽ luôn lèm bèm về chuyện Việt Nam kém phát triển như tôi. Đôi lúc tôi thấy, có phải mình đem trám đầy trái tim tổn thương bằng những hận thù. Ghét chính quyền, giận người đã chết, hận kẻ còn sống, chê bai cách làm của những kẻ cấp tiến bên kia đại dương, trong cái nơi chính trị mà sự thật là điều tối đen nhem nhúa. Thực chất cũng chẳng làm được gì.
Những câu chuyện về đất nước đó rồi sẽ thay đổi, hoặc ít ra cũng đã có chút đổi thay. Vì nếu 2 năm trước, không ai dám nghĩ đến viễn cảnh người ta dám ra đường biểu tình. Còn tôi, một kẽ miệng bêu bêu nhưng thân thất nghiệp, ngày qua ngày suy nghĩ chuyện nhịn cơm uống nước cứu thế giới, nay lại kẹt trong một chuyến xe đi bến nghĩa trang xa xôi trắc trở. Hít một hơi, rồi lại thở dài. Trong lòng dân lên một cảm giác như là thất vọng ghê gớm.
Nhắm mắt 1 chút, tôi bổng bật người lên khỏi ghế. Mở mắt định hỏi câu WTF thì nhìn thấy qua ô cửa kính. Một cái G ghim xuống đường, xe đi qua bật nhẹ thêm lần nữa. Đoán chắc là để buộc mấy người lái xe đi chậm lại. Trái tim hận thù nổi lên, tôi lại bắt đầu lèm bèm về việc ở nước ngoài người ta tự động dừng trước khi chuyển làn, chứ không như kiểu VN dùng cái thứ khó chịu ấy buộc người ta đi chậm. Chính trị từ suy nghĩ tiểu nông sinh ra những biểu hiện pháp luật tiểu nông, kinh tế tiểu nông và con người tiểu nông. Cấm là biện pháp đầu tiên họ nghĩ ra được và nghĩ ra nổi. Sự thay đổi là thứ gì đó quá đáng sợ hơn là những cơ hội.
Len theo luồng suy nghĩ đầy triết gia, bài “khoai sắn mì” nhái “Lạc trôi” từ cuối xe lại vang đến. Bên kia nữa bầu trời mây kéo đen một màu buồn chết chóc. Những biểu hiện báo trước chuyện người vốn đã không thể vừa ý cuộc đời nào. Nó sẳng sàng bán hành cho bất cứ bố con nhà thằng nào lớn giọng bé gan như tôi.
Xe đi thêm một đoạn, bên đường kéo một hàng dài những cây tuabin với cánh quạt, có lẽ là để tạo năng lượng từ gió. Kèm bên dưới mỗi cây là 2 tầm pin mặt trời đặt hướng cùng về một phía. Mặt dù có cây quay cây không, nhưng có lẽ hầu hết là không quay, tôi nghi ngờ về tính biểu trưng hơn là khả năng cung cấp năng lượng từ những hàng tubin quạt này. Chị bảo tôi vẫn hay nhìn đời với đôi mắt bi quan.
Nghĩ nếu mình sống trong một thế giới nhiệm màu, ngày ngày bem quái lên level. Như những kiểu nhân nật manga, một cuộc sống vui vẽ nhượm đầy màu harem. Sau cùng khi anh main bem con boss cuối, kết truyện họ sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau. Đời mới thật so ez. Hoặc đơn giản, tôi có thể là một thanh niên không cần nổi trội, chỉ cần được buff nhiều một tý, lang thang khắp nơi trừ giang diệt ác. Tự do bay nhảy tìm đến bến đỗ bên người con gái đảm đan dịu dàng…và xinh đẹp.
Nhưng thực tế thì, chuyện tình tradegy vẫn quá mức phổ biến. Bàn tay số phận không mảy may thương sót phận “trai chưa 18”. Vùi dập hắn trong cuộc sống màu trắng đen đầy bụi, tôi ngờ rằng mình đạt kỹ lục về thành tích sống chung với xui xẻo. Khi mọi sự diện ra hằng ngày như cố đưa tay thọc gậy vào bánh xe số phận tôi, trên con đường đi đến đâu còn chưa rõ. Những giấc mơ đến như một lần được sống cuộc đời khác, là một con người khác, một kết thúc khác, dầu vẫn yêu người, không thay vào ai khác. Người ta nói không có cái dại nào như cái dại nào, và mạnh mẽ từ bỏ chẳng dễ hơn mạnh mẽ tiếp tục ngu ngốc hi vọng…
Cuối cùng thì xe cũng đến nơi, không phải cuộc đời tôi, mà là chuyến đi nghĩa trang với đám sinh viên Mùa Hè Xanh, những người thừa năng lượng đủ để sống ngày phóng túng. Sao họ không chia cho mình 1 ít nhỉ, tôi đã nghĩ đến viễn cảnh thằng nào đó chạy long nhong rạng rở khắp nghĩa trang vì hạnh phúc chìa tay vả sấp mặt thần xui xẻo bay bay sau lưng nó. Đưa tay đập nhẹ vào đầu, cái viễn cảnh kia tan biến, trở lại với vẽ sầu đời hằng ngày.
Sắp thành 2 hàng, chúng tôi tiến vào khu trung tâm khi trời đã dần sẩm tối. Chưa chạm chân đến được bậc thang lên tượng đài. Ào trên vai tôi đã những hạt mưa cuối tháng 7 được dự báo trước. Cả đám chạy vội vào một chổ trú gần đó. Mưa ngớt dần, 15p sau lại tập hợp trước tượng đài một phụ nữ với tư thế, nhìn mãi mới rõ là đang ôm lá cờ…mà cũng không hẳn là ôm nữa.
_ Em sinh viên trường nào – một anh mặt quân phục hỏi.
_ Dạ em thấy đông vào xem chơi thôi anh. – cười - vốn không thích mấy người liên quan đến ông can nên tôi trả lời bừa.
_ Ồ, vậy em ở đây à.
_ Không! Em ở ngoài kia anh. Tay tôi chỉ ra sau lưng về phía cổng.
_ À à… Anh học năm 3 sắp ra trường rồi.
_ Em cũng học năm 2 sắp ra đường rồi.
_ Ủa vậy em học trường nào.
_ Dạ em học cao đẳng sưu phạm mầm non khoa giáo dục giới tính (đùa). – nói xong tôi cũng vừa biết luôn.
_ Ồ…
Ông anh đó cười cười, có ông mặc quân phục khác vổ vai nói gì đó rồi 2 ông quay quay đi. Tôi lại tiếp tụng ngóng dài cổ đến gần cả tiếng sau thì mới nghe thông báo cho về lãng xẹt.
Đùa chứ thông báo sắp bắt đầu. Một lúc sau đó trời trở mình lắc rắc mưa râm. Đám đông chụm nhau dưới mấy cái ô che chung khổ sở. Cố chen lao vào rồi bị đá trở ra. Vài cơn gió thổi ào qua tạt ướt đám đông thêm nhốn nháo. Tôi cô độc, vẫn một thân một kính ngẩn mặt nhìn trời hận đời vô đối thì đám văn nghệ xung kích gọi vào nấp cái ô màu xanh. Bảo che đầu cho khỏi bị ốm. Lúc đầu thì tôi nói mình thích vậy rồi tiếp tục hận, lúc sau đám con gái kéo vào, ngại từ chối nên tôi thôi không chịu trận nữa mà ngoan ngoãn nấp dưới mái ô như một kẽ hèn nhát từ bỏ chiến trường.
***
20p sau tôi bước ra khỏi cái ô, vuốt mặt run, sau cặp kính là một đôi mắt cháy lữa nhiệt huyết như muốn tiếp tục tuyên chiến với cái lạnh đầy anh dũng. Đi một mạch ra bãi xe, người ta dần bỏ về như kẻ thua cuộc. Nhếch môi như khinh bỉ, tôi tiếp tục co rúm người chạy vào tolet trốn.
Trời cũng dần tạnh, cảm giác quai hàm như bầm tím. Da không còn cảm giác, đầu thì vừa ướt vừa đau buốc kinh khủng. Đứng chờ thêm 10p nữa, chương trình cũng bắt đầu. Văn nghệ tầm 30p gì đó, các đội hình di chuyển ra các khu mộ, thắp nến để lên những nấm mồ nằm rãi rác đây đó. Tôi cầm cây nhang ngồi bén lữa, cảm giác kì lạ. Kiểu như không tin được là mình đang ở đó. Mọi chuyện diễn ra như một giấc mơ vội rồi sẽ tỉnh. Nhìn xung quanh trăm ngàn ngọn nên lấp lánh trước đôi mắt cận. Gở cặp mắt kính ra, tôi ngở như mình đang ở trong một rừng đom dóm bất động. Ông chỉ huy vổ vai bảo tập hợp ngoài cổng rồi về. Tôi lấy điện thoại ra chụp một bức, chất lượng khá tệ vì đó là kiểu điện thoại bỏ đi chắc đã thuộc hàng lỗi thời. Đút tay vào túi, bước chậm ra khỏi khu đất lấp lánh ánh nến, trong lòng cảm thấy cũng không quá tệ cho một trãi nghiệm lúc thời trẻ tuổi này.
Xe về đến trường lúc gần 10h đêm. Bảo vệ khóa xe tôi rồi bỏ về từ lâu, thế là một thân nghèo gầy gò lại bước bộ về phòng trọ cách đó xa hơn 2 cây số. Trời lại bắt đầu mưa, cái đêm trời che mờ ánh đèn đường bằng những hạt li ti bay trong không khí. Tôi nhẩm trong miệng một giai điệu lạ lùng cho bài hát ngẫu hứng không tên, lại một thời mãi đi rồi sẽ qua.
Dòng xe máy vượt trước mặt, trên đường vẫn không vắng đi tiếng ồn ào dù mưa đêm SaiGon đã dần nặng hạt. Mắt kính thôi đã nhòe đầy hạt nước, một cây cầu bắc qua 3 bờ sông chảy. Nước vẫn vậy không trôi, cơn mưa vào trám lên mặt sông một lớp màu ánh xám. Tôi qua bao nhiêu lần, bớt đi bao nhiêu lần là đủ? Em giấu mùa thu sau cái tên lạ lẫm. Đợi chờ người sẽ thêm bao nhiêu mùa hạ nữa đi qua. Những cái tên gọi mùa thu hay đông đó, dần vô nghĩa cả rồi.