Ngọn gió xuân thổi qua, bóng hoàng y bay trong gió, Lý Thiệu Văn nắm lấy tay Kim Vãng Tích“ Biểu ca sẽ không để Tử nhi rời xa mình.”
Một ngày Lý Thiệu Văn lại tới trước Tư Phong cung ngắm nhìn hồ sen bên ngoài rất lâu mới đến Thư các đọc sách, nhìn nơi đâu cũng là hình ảnh tiểu công chúa thông minh đáng yêu.
Ngày thi đình đã được ấn định, toàn bộ bá quan văn võ đều có mặt, Khâm Định hoàng đế ngồi trên ngai vàng trong Đại Minh điện.
Bước tới sân rồng trước Đại Minh điện, Lý Thiệu Văn nhìn lên Kim Thiên Phúc đứng ở bên trên gật đầu, nho nhã ngồi vào vị trí. Lần thi Đình này Lý Thiệu Văn trở thành trạng nguyên mười sáu tuổi vinh hiển tổ tông Lý gia. Kim Thiên Phúc thường nói “Biểu ca học rộng tài cao, danh hiệu trạng nguyên chắc chắn vào tay.”
Đến Kim Thiên Phúc còn nói vậy thì chẳng ai nghi ngờ được nữa, Lý Thiệu Văn vui mừng vì kết quả mình đạt được tuy nhiên ánh mắt kia man mác một chút gì đó suy tư.
Tháng ngày dần trôi qua, những lá thư viết vội, Lý Thiệu Văn bận rộn với công vụ ở Ngự Sử đài nhưng không quên dặn dò Kim Vãng Tích trong thư nhớ phải chăm sóc cho bản thân mình.
Năm năm rồi, Lý Thiệu Văn vẫn ngong ngóng một người quay về hoàng cung.
Khâm Định hoàng đế vì muốn ngăn cản chiến sự xảy ra với Đại Triều nên phong Lý Thiệu Văn làm Đô Ngự Sử tam phẩm dẫn đầu đoàn sứ thần tới Kinh đô của Đại Triều cũng ngầm thăm dò tình hình trong triều đình. Lý Thiệu Văn không thể từ chối, trước ngày khởi hành viết một lá thư cho Kim Vãng Tích rồi cho thuộc hạ gửi đi.
Đường đến Kinh đô Phù Vân của Đại Triều phải đi ngang qua An châu nhưng Lý Thiệu Văn không thể dừng lại, đoàn xe ngựa vẫn tiếp tục đi quay Kim châu để tới nơi quanh năm ngập trong tuyết trắng.
Lần đầu tiên Lý Thiệu Văn được yết kiến nữ tể tướng Ninh Kỳ Phiêu, ánh mắt sắc lạnh ấy còn không để tâm đến những người xung quanh.
“Sứ thần Bắc Định quốc, Lý Tham kiến tể tướng.” Lý Thiệu Văn giữ đúng lễ nghi.
“Sứ thần Bắc Định quốc còn trẻ như vậy, làm bản tướng không ngờ tới nhưng đã đứng trên đất của Đại Triều mọi tác phong lễ nghi đều phải thay đổi. Sứ thần hiểu được lời của bản tướng?” Ninh Kỳ Phiêu trời sinh kiêu ngạo, dung mạo như tiên nữ khoác chiếc áo choàng lông màu trắng lạnh lùng nói.
Vừa rồi Lý Thiệu Văn làm theo lễ nghi của Bắc Định đã khiến Ninh Kỳ Phiêu không vui đành đẩy qua chuyện khác.
“Ở Đại Triều kết thân phải cùng nhau đấu một trận, sứ thần tài mạo hơn nhiều mới được hoàng đế Bắc Định quốc tin tưởng giao phó trọng trách khó khăn này. Hai lần trước, sứ thần Bắc Định quốc làm hoàng thượng nổi dậy người chết, kẻ chẳng còn nửa mạng quay về, sứ thần có muốn giống như bọn họ không?”
Ninh Kỳ Phiêu là đang giúp mình? Lý Thiệu Văn nho nhã nói “Đa tạ Ninh tể tướng nhắc nhỏ hạ quan. Có điều hạ quan vẫn chưa hiểu, Ninh tể tướng tại sao lại có ý giúp hạ quan?”
“Bản tướng không giúp sứ thần mà đang giúp mình, mong sứ thần cân nhắc kỹ càng, hoàng đế Đại Triều không giống như vẻ nhân đức bên ngoài.” Ninh Kỳ Phiêu và Quách tướng quân rời đi.
Ở Đại Triều trang phục chủ yếu hầu như là màu trắng, long bào của hoàng đế lớp trong đều là màu trắng, duy hai lớp bên ngoài màu hoàng kim rực rỡ.
Lý Thiệu Văn bước vào Đại Thiên điện nhưng bên trong không hề có một quân lính hay quan lại nào, đứng trước mặt mình trên ngai vàng tối thượng kia là một người mặc long bào nhưng chiếc mặt lạ trên gương mặt đó đã che hết toàn bộ dung mạo. Theo lễ nghi của Đại Triều bất cứ ai nhìn thấy hoàng thượng đều phải cúi đầu không được ngẩng mặt lên, ngay cả khi người đó là hoàng hậu nên Lý Thiệu Văn không có cơ hội quan sát cử chỉ chỉ hoàng đế.
“Sứ thần Bắc Định quốc tham kiến hoàng đế Đại Duy quốc.” Lý Thiệu Văn vẫn luôn giữ đúng lễ nghi của một sứ thần nhưng việc để sứ thần một nước yết kiến hoàng thượng mà xung quanh không có bất kỳ ai vô cùng khác thường.
Đại Duy quốc tự xưng Đại Triều cũng giống như Đại Long quốc hùng thịnh một thời từng xưng Hoàng triều nghĩa là hoàng đế của tất cả các nước khác. Người ngồi trên ngai vàng kia chính là con trai của của Uy Tông hoàng đế Vạn Hùng Cửu, Lý Thiệu Văn cẩn trọng với con người này.
Một giọng nói lạnh nhạt truyền xuống “Bình thân.” Y phục lộng lẫy có phần nặng nề trên người hoàng đế Đại Triều dường như càng làm tăng uy quyền trước mắt sứ thần nước khác.
“Trẫm ngồi lên ngai vàng cũng được gần hai mươi năm, Đại Duy quốc của trẫm sừng sững như núi U San nhưng hoàng đế Bắc Định lại định khiêu chiến với trẫm?”
Lý Thiệu Văn không nhìn thấy biểu cảm của người đang nói chuyện với mình nhưng nghe giọng nói lạnh nhạt có phần tự mãn kia, Lý Thiệu Văn thận trọng nói “Hoàng thượng, Bắc Định quốc không dám khiêu chiến với quyền uy của hoàng thượng, việc Tĩnh Hân công chúa hoàng đế Bắc Định quốc thương tiếc nhiều ngày nên đã cử thần đến đây mang theo lễ vật dâng lên hoàng thượng, Bắc Định quốc lần sau tuyệt đối không để xảy ra sơ suất khi hoà thân.”
“Bắc Định quốc nổi tiếng có những mỹ nhân khuynh sắc khuynh thành, trong thập nhị quốc khó nước nào sánh bằng nhưng mà trẫm chỉ muốn một công chúa thôi, hoàng đế Bắc Định quốc lại lập một quận chúa hoà thân sang đây, rõ ràng có ý khinh thường trẫm, trẫm không xứng với công chúa của các ngươi?” Hoàng đế Đại Triều là đích tử của hoàng hậu thân phận sinh ra đã tôn quý hơn người làm sao có thể lập một quận chúa làm phi tần?
Hoàng đế Đại Triều chẳng phải đã có đính ước với trưởng nữ của Ninh gia tướng là Ninh Kỳ Phiêu, tại sao nhất quyết đòi công chúa của Bắc Định, Lý Thiệu Văn biết Khâm Định hoàng đế không nỡ gả hai công chúa sang Đại Triều bất đắc dĩ mới phải gả quận chúa nhưng dù sao quận chúa cũng là người của hoàng thất mà bị khinh bạc như vậy. “Xin hoàng thượng thứ tội. Mỹ nhân khuynh thành Bắc Định quốc không thể không tìm nhưng dung mạo của Ngọc Xương công chúa và Thiên Tư công chúa tuy có xuất thân cao quý nhưng không sánh bằng được vẻ băng lãnh của Ninh tể tướng, thần lần này trở về Bắc Định quốc sẽ tìm trong nhân gian những tuyệt thế giai nhân dâng lên cho hoàng thượng.”
Tiếng cười phát ra từ trên ngai vàng “Sứ thần khôn khéo, trẫm rất thích, hậu cung của trẫm 72 cung, điện đài lầu các san sát nhưng trẫm muốn sứ thần tìm giúp trẫm một mỹ nhân có thể sánh ngang với Ninh tể tướng.”
Làm sao có thể? Lý Thiệu Văn biết bản thân đã trúng bẫy của hoàng thượng nhưng vẫn ung dung nói “Thần sẽ ghi nhớ.”
Bước ra khỏi Đại Minh điện, tuyết vẫn đang rơi, khoác áo choàng lên mình, Lý Thiệu Văn trở về dịch quán trong lòng bất an cho tới một ngày Đại Duy quốc tổ chức cuộc tuyển chọn võ trạng nguyên lúc đó Lý Thiệu Văn được mời đến dự.
Đại Duy quốc quân đội hùng mạnh coi trọng quan võ, Bắc Định quốc lại coi trọng tài trị dân do đó quan văn chiếm vị thế lớn.
Liên tiếp trong 3 tháng tuyển trọng hiện tại số người còn lại đến vòng cuối chỉ còn vài người, đều là những tráng sĩ lực cường. Lý Thiệu Văn thấy Ninh Kỳ Phiêu chăm chú quan sát các trận võ trên đài, ánh mắt lạnh như băng chớp một cái, đứng dậy đi xuống võ đài.
“Nực cười, các ngươi cũng muốn làm võ trạng nguyên? Chỉ có người của Ninh gia mới xứng đáng với vị trí này, các ngươi từng người một nếu đấu thắng bản tướng thì được giữ lại, kẻ nào thua bản tướng sẽ phải chết.” Ninh Kỳ Phiêu quả nhiên tàn độc, nói những lời có thể lập tức giết chết người khác.
Những võ tướng kia lo sợ nhìn Ninh Kỳ Phiêu, một tên liều mạng lao lên trước lập tức bị Ninh Kỳ Phiêu hất văng rơi xuống võ đài, thanh kiếm trong tay còn chưa rút ra khỏi vỏ đã có thêm hai kẻ nữ bị ngã xuống không đứng dậy được nữa.
Lý Thiệu Văn quan sát, trên đời này còn có một nữ tướng uy dũng như vậy? Nữ nhân Đại Triều quả khác biệt!
Hoàng đế Đại Triều vẫn ngồi ở bên trên nhìn xuống không bộc lộ hành động gì.
Ba võ tướng còn lại nháy nhau cùng xông lên một lúc, Ninh Kỳ Phiêu một mình đánh gục cả ba, thanh kiếm trên tay Ninh Kỳ Phiêu không hề dính một giọt máu nào, các võ tướng kia chỉ bị thương nặng, được quân lính lôi đi nhưng hoàng đế Đại Triều lại ra lệnh “Một kẻ thua cuộc còn sống trên đời có tác dụng gì? Giết.”
Lý Thiệu Văn nhìn sắc mặt của Ninh Kỳ Phiêu không đoán ra được suy nghĩ. Ninh gia tướng ba đời đều giết người không gớm tay, chẳng lẽ còn lòng thương cảm?
Sáu tháng ở lại Đại Triều, Lý Thiệu Văn chịu đựng nhiều khó khăn nhưng Ninh Kỳ Phiêu lại để Lý Thiệu Văn vào mắt coi trọng, hoàng đế Đại Duy quốc cũng vì vậy khiêng dè vài phần.
Đến khi quay về đến lãnh thổ Bắc Định quốc, Lý Thiệu Văn vẫn chưa nhìn thấy được long nhan của hoàng đế Đại Triều nhưng lúc nghe nói Kim Vãng Tích mất tích, Lý Thiệu Văn một mình phi ngựa về Dương châu nhưng cùng lúc đoàn đi săn cũng kết thúc, trở về trước cùng xe ngựa của hoàng thượng, đợi sẵn trước Đông môn chờ một người.
Tích nhi bước xuống xe ngựa lao về phía Lý Thiệu Văn, năm năm chờ đợi hệt như một giấc mộng dài, ôm lấy “Tích nhi về rồi, Thiệu Văn ca ca!”
Ngọn gió xuân thổi qua, bóng hoàng y bay trong gió, Lý Thiệu Văn nắm lấy tay Kim Vãng Tích“ Biểu ca sẽ không để Tử nhi đi đâu.”