Phi Hân cảm thấy thật chán chường. Nàng trở mình. Nhưng vẫn không muốn rời khỏi gường. Gối hai tay dưới đấu, nàng lại suy nghĩ về cuộc đời của mình.
Là con gái duy nhất của bà Hà Sương, từ nhỏ nàng đã được cưng chiếu, nhưng cũng được giáo dục dưới sự nghiêm khắc của ba mẹ. Điều đó không làm cho Phi Hân cảm thấy khó chịu hay tù túng. Để đáp lại ơn sanh thành của ba mẹ, Phi Hân rất ngoan hiền và học rất giỏi. Tuổi thơ của nàng êm ả và trong lánh như mặt nước hồ thu.
Ông Giang Phi Hiền có một cơ sở sản xuất có tiếng tăm ở thánh phố náy. Những tưởng, với những điếu kiện tốt như thế thì gia đình nàng sẽ mãi mãi được hạnh phúc. Nhưng số phận mới trớ trêu làm sao. Trong một chuyến ba nàng đi công tác về một tỉnh thành, một chiếc xe chạy ngược chiếu bị lạc tay lái đâm thẳng vào xe của ông, làm cả ông và người tái xế thân tín đều bị thiệt mạng. Tin ông Phi Hiền mất là một cú sốc khủng khiếp đối với mẹ con Phi Hân.
Trong gia đình, ông Phi Hiền rất thương yêu vợ con. Lúc nào ông cũng cho mình là trụ cột nên dành quán xuyến mọi công việc. Bà Hà Sương, mẹ nàng là một người đàn bà rất đẹp dịu dàng. Xưa nay, bà chỉ biết công việc nội trợ, lo lắng, săn sóc cho chồng con. Ông Phi Hiền đột nhiên qua đời, bỏ lại toàn bộ công việc và trách nhiệm cho bà, làm bà hụt hẫng chới với như con chim nhỏ bị gãy mất đôi cánh. Trông bà như người mất hồn, sự lo lắng và đau khổ cuối cùng đã đốn ngã bà. Thế là, bà bị bệnh nặng và nằm liệt giường. Biết mình không thể qua khỏi, mà Phi Hân thì còn quá nhỏ, nên bà đã tạm giao lại toàn bộ tái sản cho người em chồng là chú Phi Thịnh quản lý và nhờ hai vợ chồng chú lo lắng và giúp đỡ Phi Hân.
Phi Hân nhớ mãi lời mẹ dặn dò trước khi nhắm mắt: "Con gái! Mẹ rất yêu con, nhưng mẹ không còn có thể sống bên con, xin tha lỗi cho mẹ. Hãy ngoan ngoãn và sống với chú Thịnh và thím Kiều Mi. Con hãy nhớ ở đời, tiền bạc và địa vị không quan trọng. Quan trọng nhất trong cuộc sống là con người biết trọng chữ nghĩa, con nên nhớ, kể tứ nay, con là người chịu ơn của chú thím Thịnh. Mẹ hy vọng con biết suy nghĩ và sống sao cho xứng đáng với ân nhân của mình. Một lần nữa, hãy tha lỗi cho mẹ". Bà Hà Sương chỉ nói có bấy nhiêu đó thôi thì tắt thở. Năm đó, Phi Hân vừa tròn mười lăm tuổi. Thế là mẹ nàng đã đi theo ba nàng đúng một năm sau.
Sau khi ma chay cho mẹ xong, Phi Hân dọn sang nhà chú Thịnh. Chú Thịnh là một người tốt, rất thương yêu Phi Hân. Nhưng ông ta lại là một người đàn ông nhu nhược, bất tài, nên mọi chuyện trong nhà đều do thím Kiều Mi quản lý. Ngược lại với chú Thịnh, bà Kiều Mi là một người đàn bà đa mưu, tính toán. Mặc dù tài sản của ba mẹ Phi Hân để lại không ít, nhưng lúc nào thím Kiều Mi cũng hay chửi xiên, chửi xéo cho rằng, nàng là gánh nặng của gia đình bà. Và chỉ vài năm sau ngày mẹ nàng mất, bà nói với Phi Hân rắng, cơ sở sản xuất của cha nàng để lại đã bị phá sản do làm ăn ế ẩm, thua lỗ. Thế là, nàng không còn gì nữa, đành phó mặc sống phận chùm gởi nơi nhà bà.
Ông bà cũng có đứa con gái trạc tuổi Phi Hân, tên Kiều Diễm. Kiều Diễm là bản sao của bà Kiều Mi, kênh kiệu và hống hách y như cái tên của mình.
Sống trong gia đính chú Thịnh, Phi Hân luôn khép kín và tự an ủi lấy mình, thế nhưng có đôi khi, bà Kiều Mi và Kiều Diễm vẫn không để cho nàng yên. Nhưng nhờ sự cố can thiệp của chú nên nàng cũng được đi học và tốt nghiệp đại học, và hiện đang làm kế toán ở ngân hàng tư nhân Hoàng Tâm mà chủ nhân là ông bà Bách Nghiệp, cha ruột của Bách Cơ. Sở dĩ bà Kiều Mi muốn nàng lấy Bách Cơ vì gia đình họ Hoàng rất giàu, có thể mưu lợi cho bà. Bà Kiều Mi có thể làm bất cứ chuyện gì, miễn sao có lợi cho mình. Còn ông bà Bách Nghiệp thì khác, họ rất yêu mến nàng và rất muốn nàng là con dâu của họ.
Biết được việc làm của vợ, ông Phi Thịnh rất buồn nhưng không dám phản kháng. Nhìn ánh mắt của chú, Phi Hân rất hiểu. Không muốn chú bị "dần" và nhớ lời mẹ dặn phải tôn trọng lễ nghĩa. Dẫu sau bao năm qua, nàng cũng đã chịu ơn của chú thím nên đánh cúi đấu chấp nhận, buông xuôi tất cả để chấp nhận cuộc hôn nhân này. Nàng chỉ biết thầm khấn rằng: "Ba mẹ Ơi! Xin hãy phú hộ cho con."
Vừa lúc đó thì bên ngoài có tiếng ngọt ngào lảnh lót của thím Kiều Mi:
- Phi Hân à! Con đã dậy chưa? Khẩn trương lên con, mau ra dùng điểm tâm rồi chuẩn bị đi kẻo trễ. Họ đợi lâu sẽ phiền đấy.
Hiếm khi thấy bà Kiều Mi gọi nàng dậy ngọt ngào như vậy. Nàng mỉm cưới chua chát mà nghe hai mắt mình ướt đẫm. Đưa tay lau mắt, nàng nói vọng ra:
- Dạ, thưa thím, con đã dậy rồi. Con sẽ ra ngay.
Phi Hân uể oải ngồi dậy xếp gọn mùng mán và đi làm vệ sinh cá nhân.
Khi Phi Hân bước ra phòng ăn thì thấy thức ăn điểm tâm đã được dọn tươm tất. Và Kiều Diễm đang có mặt, vừa ăn vừa dũa các móng tay. Ngước lên thấy Phi Hân, Kiều Diễm cưới mỉa mai, nhạo báng:
- Chà! Hôm nay, cô bé lọ lem nhà ta đi ra mắt Hoàng tử đây. Hôm nay em có hẹn với anh Gia Minh. Nếu không thì em đi với chị xem vị hôn phu của chị đẹp cỡ nào.
Không muốn gây sự với Kiều Diễm nên Phi Hân lẳng lặng ngồi vào bán. Nhưng Kiều Diễm vẫn không buông tha:
- Sao? Chị Phi Hân! Chị có cần em cho mượn mấy cái đầm của em không? Em thấy quần áo chị, cái nào cũng nhà quê bỏ mẹ.
Phi Hân mỉm cưới, lắc đầu:
- Cám ơn Kiều Diễm. Chị không cần đâu.
Giọng Kiều Diễm lại chanh chua:
- Trời ơi! Người ta sống theo tây quen rồi, về gặp chị ăn mặc quê mùa, chắc bỏ chạy luôn quá.
Lúc đó, bà Kiều Mi từ sau nhà đi lên, nghe thế cũng ngọt ngào xen vào:
- Kiều Diễm nói đúng đó, Phi Hân. Lần đầu tiên gặp mặt, con phải diện cho thật đẹp vào để tạo ấn tượng với Bách Cơ chứ.
Phi Hân nhìn sang chú Thịnh, thấy ánh mắt chú buồn buồn nên ngoan ngoãn gật đầu:
- Dạ.
Nhưng Kiều Diễm nào có để cho nàng yên, đế thêm vào:
- Công nhận chị "lì" thiệt đó, Phi Hân. Chưa biết mặt người ta mà dám nhận làm chồng. Gặp em ấy à, còn khuya! Người chồng của em thì phải giàu vẫn chưa đủ, mà phải đẹp nữa. Chị thấy Gia Minh không? Đó mới là một ông chồng lý tưởng chứ. Em thấy chị mới thấy tiền mà đã lé con mắt rồi.
Lời xúc phạm ấy làm Phi Hân thấy máu nónng dồn lên mặt. Nàng định ngước lên để nói gì đó thì chạm ngay ánh mắt của bà Kiều Mi nên đành nén tức giận. Quay đi nơi khác. Thấy thế, bà Kiều Mi quay sang nạt con gái:
- Còn mày đó. Tối ngày lo đi chời bới, đàn đúm tùm lum. Rồi có ngày khổ đấy, con ạ.
- Mẹ nói sao chứ? Không phải con là một cây hái ra tiền của mẹ sao?
Không hiểu sao, lời Kiều Diễm buông ra, mặt bà Kiều Mi có vẻ biến sắc. Bà liếc sang Phi Hân bảo:
- Con đã xong chưa, Phi Hân? Vào thay đồ và chuẩn bị đi kẻo trễ đấy con.
- Dạ.
Phi Hân sau khi mang chén ra sau bếp rồi trở vào phòng mình. Nàng thấy bước chân mình trĩu nặng.