Nói đúng ra thì, Trần Chuẩn chỉ ở nhà Hứa Khang sáu bảy năm thôi, lúc học cấp ba cậu đã dọn theo bố mình đến thành phố Nam Lĩnh. Đúng lúc Hứa Tuế cũng đến Nam Lĩnh học đại học, hai người hẹn nhau, thỉnh thoảng sẽ chọn một ngày cuối tuần về thăm nhà, trái lại thì mấy năm nay mối quan hệ của cả hai trở nên lúng túng, không còn thấy đi chung với nhau.
Chiếc giường đơn trong phòng khách đã dẹp từ lâu rồi, có khi Trần Chuẩn ngủ lại, thì sẽ ở tạm phòng Hứa Tuế một đêm.
Hiếm khi trong nhà đầy đủ bốn người, sau bữa cơm mọi người đánh mấy ván mạt chược.
Hứa Khang không thể ngồi lâu, lúc tan cuộc ông vẫn còn cảm thấy chưa chơi đã. Ông đi tắm, giữa lúc đó Trần Chuẩn có vào để chà lưng cho ông, giọng hai người trò chuyện truyền qua cánh cửa gỗ, nhưng nghe không được rõ lắm.
Hách Uyển Thanh gạt tay vịn trên sô pha, đẩy ghế qua một bên, rồi lại trải một tấm đêm và chiếu cói: “Thương thằng nhóc Trần Chuẩn chẳng phí công, bạn cùng phòng bệnh của bố con nói đúng, đúng là chẳng bằng có một đứa con trai.”
Hứa Tuế đang xem điện thoại: “Bây giờ mẹ có hối hận cũng muộn rồi.”
Hách Uyển Thanh lấy vỏ gối mới: “Không biết sau này Hà Tấn có được việc như vậy không.”
Hứa Tuế giả vờ không nghe.
Hách Uyển Thanh quay đầu nhìn cô, “Đang hỏi con đo?”
“Sao mà lại chuyển qua chủ đề này rồi, sao mà con biết được chứ.” Giống như Trần Chuẩn, có thể là Hà Tấn không làm được, nhưng cái cách lựa chọn chu đáo và không đếm xỉa đến, đương nhiên, cũng không để ngươi khác soi mói được bất kỳ lỗi nào.
Hách Uyển Thanh vẫn không nhận được đáp án mà bà mong muốn, khó tránh khỏi việc bà nôn nóng: “Con cứ mà giữ thái độ này đi nhé, chuyện của mình thì cứ rối tinh rối mù, không biết tại sao lúc trước lại sinh ra một đứa ngốc nghếch như con.”
Từ nhỏ tính cách Hứa Tuế đã là kiểu dám nghĩ dám làm, chỉ có mỗi khi đối diện với mẹ là cô lại vừa kính trọng vừa sợ hãi. Cô rất ỷ lại vào mẹ mình, cho nên ở những tình huống bình thường cô sẽ không ngỗ nghịch tùy hứng, số lần cãi cọ xấu tính cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Hứa Tuế đặt điện thoại xuống, cười nói: “Mẹ bớt giận đã, nhỏ tiếng một chút, bố nghe thất thì lại muốn mắng người đấy.”
“Đừng có bịp bợm cho qua chuyện.” Hách Uyển Thanh khuyên bảo hết lời: “Phụ nữ chúng ta không so sánh được với đám đàn ông, tuổi xuân cũng chỉ có mấy năm đấy mà thôi, không kéo dài được đâu. Con cũng đã sắp ba mươi rồi, tự con ngẫm nghĩ đi.”
Có rất nhiều bà mẹ đều có nỗi lo âu như vậy, con số “ba mươi” trở thành lần ranh đáng sợ.
Hứa Tuế không bác bỏ, chỉ gật đầu.
Hách Uyển Thanh nhìn dáng vẻ hời hợt của cô thì nổi máu, ngón tay dí mạnh vào đầu cô, lười không thèm để ý đến cô nữa.
Theo thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bố mẹ thì giờ này đã đi nghỉ lâu rồi.
Hứa Tuế nằm trên giường lật qua lật lại mấy lần, vẫn không buồn ngủ.
Bên ngoài cửa sổ bỗng nhiên sáng lên, có xe lửa chạy qua, dần dần giảm tốc theo tiếng còi, rồi dừng ở bên ngoài. Những việc mà trước đây chẳng là gì cả, rời nhà lâu rồi, thế mà lại cảm thấy ồn ào.
Hứa Tuế ngồi dậy, cô hơi khát nước, nhẹ tay nhẹ chân đi tìm nước uống.
Cô vừa mở cửa ra là đã ngửi thấy mùi mì gói.
Hứa Tuế đứng ở trước cửa, xoay đầu nhìn sang có người ở ngoài ban công.
Cậu đứng im ngoài đó, cũng nhìn sang phía cô.
Hai người im lặng nhìn nhau mấy giây, Hứa Tuế nói nhỏ: “Cậu làm cái gì thế?”
Trần Chuẩn ra hiệu im lặng với cô, rồi lại ngoắc ngoắc ngón tay.
Đèn phòng khách đã tắt, chỉ dựa vào chút ánh sáng le lói từ bên ngoài chiếu vào.
Cửa sổ ở ban công để mở, ngoài đó bày một cái bàn trà tròn ngày trước dùng trong phòng khách, trong góc là những chậu cây mà Hách Uyển Thanh dốc lòng chăm sóc, phía bên kia dựng giá phơi đồ, trên đó phơi áo sơ mi và quần dài đã sắp khô rồi.
Hứa Tuế nhẹ tay nhẹ chân bước qua: “Đói nữa rồi?”
Trần Chuẩn khép cặp chân dài lại nhường đường: “Khi nảy uống rượu thôi, không ăn được gì mấy.”
Hứa Tuế ngồi phía trong, ngoại trừ mì gói, trên bàn trà còn có sườn sốt cam và rau muống xào còn thừa sau buổi cơm tối: “Sao không hâm nóng lên rồi ăn?”
“Sẽ ồn.” Cậu sợ làm ồn đến Hứa Khang và Hách Uyển Thanh.
Giá phơi đồ che đầu và phần vai trái của Hứa Tuế, cô quay đầu sang nhìn cậu: “Tối nay uống kha khá rượu rồi nhỉ.”
Trần Chuẩn nói: “Nửa ly rượu trắng, hai chai bia. Bữa cơm này ít nhất cũng phải chạy hai mươi kilomet mới tiêu được.”
Trần Chuẩn kéo áo ba lỗ lên, để lộ da thịt và cơ bắp. Màu da cậu hơi đậm, xung quanh là gió nóng, trên da thịt cậu đã có một lớp mồ hôi sáng bóng.
Trần Chuẩn lau mồ hôi, rồi lập tức kéo áo xuống.
Hứa Tuế vô tình nhìn thấy. Các khối cơ bắp nơi đó nổi lên một cách ngay ngắn, dưới ánh sáng mờ tối, các đường nét càng trở nên rõ ràng, eo cậu hẹp, nhưng lại khiến người khác có cảm giác cường tráng rắn chắc, tràn ngập sức mạnh.
Người ở trước mặt đã khác hoàn toàn so với chàng trai trong ấn tượng rồi, mặc dù khi đó cậu cũng cao, nhưng vẫn có hơi ốm một chút.
Hứa Tuế nhìn chỗ khác: “Nhiệt lượng trong bia rất cao à?”
Trần Chuẩn đáp: “Vốn dĩ không cao, nhưng sự trao đổi chất của cồn ức chế sự trao đổi chất của thực phẩm khác, nên sẽ bị chuyển biến thành mỡ dự trữ.”
“Thỉnh thoảng một lần cũng không sao.”
“Uống xong là hối hận.”
Hứa Tuế cười: “Nghiêm khắc với bản thân quá.”
“May mà bác Hứa chỉ lấy ly nhỏ để uống với tôi, nhiều hơn thì chỉ có nằm bò.” Cậu nhếch khóe miệng cực nhẹ, không lâu sau lại nói: “Nhưng tửu lượng lại khá hơn mấy năm trước rồi, ít nhất cũng có thể khống chế được hành vi của bản thân mình, không làm ra những chuyện hối hận.”
Trần Chuẩn không hề muốn nhắc đến chuyện đó, chỉ là bình thường nghĩ đến nó nhiều quá, nên cứ bật thốt ra thôi.
Hai người không hẹn mà cũng nghĩ về đêm say tí bỉ đó.
Hứa Tuế nghe ra được sự buồn phiền trong lời cậu. Cô lớn hơn Trần Chuẩn ba tuổi, cô nghĩ đương nhiên là mình sẽ trưởng thành và lý trí hơn, từ đó vẫn luôn quy hết trách nhiệm cho mình. Là do cô không biết giới hạn những hành vi của mình, nên mới thành ra kết cục như ngày hôm nay.
Nhưng cô lại hiểu sai ý của Trần Chuẩn, cậu chưa từng hối hận khi thân thiết với cô, cậu chỉ hối hận vì thứ tự không đúng. Nếu như đêm đó cậu kịp dừng lại, mối quan hệ của hai người có thể phát triển tiến dần theo từng bước, có lẽ sẽ có một kết quả tốt chăng.
Bầu không khí xung quanh đông đặc, giữa hai người họ có sự ngường ngùng trước giờ chưa từng có.
Trần Chuẩn thầm vả cho mình một phát, lời đã nói ra, chỉ đành nín nhịn được cô phá vỡ sự im lặng.
Một lúc lâu sau, Hứa Tuế vuốt tóc như thể che đậy: “Còn mì gói không?”
Trần Chuẩn nhúc nhích: “Muốn ăn à?”
Hứa Tuế lắc đầu: “Cậu ăn đi, tôi ngủ trước đây.”
Trần Chuẩn đẩy hộp mỳ đến trước mặt cô: “Chưa động vào, tôi đi nấu hộp khác.”
“Không cần…”
“Đã mềm rồi, ăn đi.”
Trần Chuẩn đứng dậy, bỗng nhiên nhìn thấy điểm sáng. Có một đoàn tàu chạy từ xa đến, đèn xe tới lui không ngớt giữa những tán cây um tùm, càng lúc càng gần, qua khe hỡ càng lúc càng lớn hơn, hình dáng của cảnh vật xung quanh cũng thấp thoáng hiện lên.
Cậu xoay người, tay chống trên ban công, bỗng nhiên nhớ đến trò chơi lúc nhỏ, quay đầu hỏi Hứa Tuế: “Đoán số toa, đã quên chưa?”
Hứa Tuế cũng đứng lên, nhoài người đứng bên cạnh cô nhìn ra xa.
Nơi đây vẫn còn giữ bao nhiêu là hồi ức.
Thời con nít của họ không được hạnh phúc như mấy đứa trẻ bây giờ, một đứa còn đỡ, nhiều đứa sẽ xuất hiện vấn đề nan giải là phân chia không đều. Hứa Tuế không hề có cảm thấy mình làm chị chút nào, vì một cây kem cũng có thể dẫn đến chiến tranh, hai đứa thường sẽ ngầm đấu đá nhau, Trần Chuẩn đánh không lại cô thì sẽ đi méc.
Sau này Hứa Tuế nghĩ ra một cách, kéo Trần Chuẩn ra ban công đợi đoàn tàu. Bố là nhân viên đường sắt, từ nhỏ cô đã có một ít kiến thức nắm rõ trong lòng bàn tay – xe đầu máy cố định tám toa, xe khách phổ thông tầm khoảng mười tám toa, xe lửa vận chuyển hàng sẽ trong khoảng một đến sáu mươi toa…
Trần Chuẩn thì không biết rõ, cho nên cậu chưa từng thắng.
Ví dụ như lần đó gặp trúng xe trọng tải kéo than thì sẽ hơn một trăm toa, Trần Chuẩn đếm một lúc là mất kiên nhẫn, tự động nhận thua. Quay lại nhìn, Hứa Tuế rất nghiêm túc, đôi mắt kiên định, vẫn đang nghiêm túc đến cố chấp đếm cho hết số toa.
Năm đó Trần Chuẩn học lớp sáu tuổi học*, Hứa Tuế học lớp chín. Cô để tóc đuôi ngựa, vầng trán sáng bóng, giữa cặp mày vẫn lộ vẻ dịu dàng của thiếu nữ, nhưng tính cách thì lại hệt con trai.
*Ở Trung Quốc bậc tiểu học có sáu lớp, trung học cơ sở có 3 lớp, trung học phổ thông 3 lớp.
Tuổi con nhỏ vốn chẳng hiểu tình cảm là gì, chứ đừng nói đến việc yêu đương, nhưng chút tâm tình phức tạp đã lặng lẽ sinh sôi từ lâu rồi, theo đó mà trưởng thành, theo đó mà thay đổi, theo đó mà sâu đậm hơn.
Hai người cứ trêu chọc lẫn nhau.
Cho đến sau khi lên cấp hai, Trần Chuẩn đã có thể khống chế Hứa Tuế một cách dễ dàng, chặn ngược tay cô ép cô xin tha, nhưng lại không dám dùng hết sức, sợ làm cô đau. Hứa Tuế lại chẳng biết nặng nhẹ, được tha xong lại lén lút làm vài trò, thường sẽ cào cậu bị thương.
Trò chơi đó tiếp tục kéo dài, Trần Chuẩn cảm thấy rất ấu trĩ, lúc nhàm chán thì sẽ miễn cưỡng đoán với cô. Cậu không dễ bị lừa như lúc nhỏ nữa, thắng thua luân chuyển, dần thoát khỏi sự khống chế của cô.
…
Trần Chuẩn nói: “Chị đoán đúng, hộp mì này cho chị.”
Từ ban công ở nhà đến đường sắt còn một khoảng, Hứa Tuế híp mắt, hình như là xe chở hàng, khá là khó đoán.
Cô nói: “Khoảng ba mươi lăm toa.”
Không lâu sau, Trần Chuẩn cũng nói ra một con số: “Tầm ba mươi.”
Hai người không nói chuyện, cùng nhìn về một hướng, lặng lẽ đếm.
Đầu tàu đi qua, làn khói mờ nhạt vẫn còn động trong không khí hồi lâu chưa tản, theo đó là âm thanh ầm ầm theo tiết tấu, màu đen của vỏ sắt gần như hòa vào cảnh đêm. Hai người nhìn mà tốn sức, cuối cùng đáp án của Hứa Tuế là hai mươi sáu, Trần Chuẩn nhiều hơn cô hai toa. Kiểu gì cũng là cậu thắng.
Trần Chuẩn nghiêng đầu, nhíu mày.
Hứa Tuế dựng ngón cái, “Đỉnh.” Cô nhìn cậu: “Tôi ngủ trước đây, cậu cũng ngủ sớm đi.”
Trần Chuẩn không nói gì, cậu vẫn nắm lan can nhìn ra xa, không nỡ để buổi tối hôm nay cứ kết thúc như vậy, nhưng thật sự là không còn cớ nào để níu giữ nữa.
Đợi cho đến khi sau lưng cậu không còn âm thanh nào, Trần Chuẩn mới ngồi xuống ăn mì.
Cậu ăn ngấu nghiến, nhưng lại chẳng cảm nhận được mùi vị, không biết là do tác dụng của cồn, hay là giống như trước đây, đồ ăn phải giành giật nhau thì mới ngon.
Hôm sau sau khi về Nam Lĩnh, có một thời gian Trần Chuẩn không gặp Hứa Tuế.
Vào một buổi tối cuối tuần nào đó, cậu về nhà mình ở một đêm, hai bố con uống rượu trò chuyện, nửa đêm mới ngủ.
Sáng ngày hôm sau Trần Chuẩn mượn xe lão Trần đến trung tâm, thấy trong sân có một chiếc Audi màu trắng.
Tình nguyện viên Châu Viên cũng ở đó, cô là vợ của anh Hoa, bình thường sẽ cũng quản lý trang web cùng với Dương Dương, do cô làm những công việc liên quan đến kế toán, nên cũng xử lý sổ sách trong trung tâm.
Lúc cậu đi vào, thấy Châu Viên và vợ chồng chú Lưu đang chuyển thức ăn cho chó từ cốp xe Audi.
Trần Chuẩn bước nhanh tới, đón lấy túi mà cô đang ôm: “Ai tặng thế?”
Châu Viên nói: “Cô gái tình nguyện viên mới gia nhập, ở sân sau kìa, cậu đi xem xem.”
Trần Chuẩn dùng một tay nhấc lên, rồi lại lấy thêm một túi từ cốp xe: “Đều là hàng nhập khẩu đó.”
Châu Viên rất vui: “Có thể cải thiện ăn uống cho các bé cưng rồi.”
Chuyển thức ăn, đồ hộp và thực phẩm di dưỡng vào xong, Trần Chuẩn ra sân sau.
Phía sau là một dãy nhà xưởng, ngoài phòng dùng lưới thép ngăn thành từng ổ chó, dưới vách tường sẽ đào hố tầm một mét vuông, thông với phòng trong. Thế này thì chó mèo có thể thả gió hóng mát, cũng có thể tránh rét tránh mưa, nơi để ngủ nghỉ.
Qua chỗ ngoặt, Trần Chuẩn thấy bóng một cô gái, đang đứng trước chỗ của Đoan Ngọ, ngón tay chọt vào lưới thép đùa với nó.
Trần Chuẩn hơi nhíu mày, lập tức lên tiếng ngăn lại, “Cô làm gì đó!”
Cô gái giật mình, nhanh chóng rụt tay quay đầu.
“Là cậu à!” Cô gái cười.
Trần Chuẩn đi đến, muốn dạy dỗ vài câu.
Còn chưa đợi cậu lên tiếng, cô gái đã hỏi trước: “Cậu không nhận ra mình à?”
Trần Chuẩn cúi đầu nhìn cô gái trước mặt, chẳng chút ấn tượng, bỗng nhiên bên chân cô gái xuất hiện một bé cún, cả người trắng muốt, lông tóc được cắt tỉa kỹ càng, lè lưỡi quẩy đuôi với cậu.
Trần Chuẩn nhận ra cái đốm cỡ đồng xu dưới mắt trái cảu nó. Là chú chó được cứu ở khu sinh thái với Hứa Tuế.
Cậu khom người xoa đầu nó, rồi ngước mắt nhìn cô gái: “Hóa ra là cô.”
Cô gái vừa tức vừa buồn cười: “Cậu đúng là kỳ lạ, nhận cho không nhận người…” Nói được một nửa thì cảm thấy câu này như đang mắng mình, lập tức le lưỡi.
Trần Chuẩn nói: “Đến làm tình nguyện viên thật à?”
“Thế nào, bất ngờ à.” Cô gái đưa tay trái từ sau lưng ra, giọng nói thánh thót: “Mình tên Triệu Nghệ Hàm, nó tên Cuộn tròn.”
Trần Chuẩn bật cười, bắt tay với cô: “Trần Chuẩn. Cảm ơn cô đã quyên góp, hoan nghênh đến với trung tâm.”
Đoan Ngọ trong lồng đã gấp không chịu nổi, hai chân trước bấu lấy lưới sắt, chân bị thương treo trên không trung, không ngừng run rẩy. Nó thẳng đầu, trong cổ họng phát ra tiếng ư hử làm nũng.
Trần Chuẩn xoay người mở khóa, Đoan Ngọ lao ra, phấn khích đến nỗi tè bậy, thè cái lưỡi dài liếm cổ cậu.
Đoan Ngọ kích động quá rồi.
Trần Chuẩn hất hất tay, nói nhỏ: “Vãi, mày lại tè ra tay tao.” Nhưng ánh mắt cậu lại hết sức dịu dàng.
Triệu Nghệ Hàm đứng chấp tay bên cạnh cứ luôn nhìn cậu, bỗng nhiên lại có hảo cảm với cậu một cách kỳ lạ.
Trần Chuẩn chuẩn bị dây xích: “Đợi chút nữa Châu Viên dắt cô đi làm quen với môi trường. Đừng có thò tay vào lồng nữa, tập tính của chúng nó khác nhau, không biết mục đích của cô, có khả năng sẽ cắn người để phòng bị đó.”
Cậu nói xong liền dắt Đoan Ngọ ra ngoài.
Phía sau nhà xưởng là một dãy núi thấp nhấp nhô, mọc đầy cỏ và hoa dại, mỗi khi đến mùa xuân hè thì dạt dào sắc xanh. Thêm một đoan là hồ nước thiên nhiên, hôm qua vừa có cơn mưa lớn, nước trong hồ tràn đầy, làm ngập thảm thực vật thấp bé xung quanh.
Nơi này ít khi có người đến, Trần Chuẩn thả Đoan Ngọ để nó tung tăng vui chơi, cậu chơi trò ném đĩa với nó một lúc.
Qua buổi trưa, ánh mặt rời gay gắt, vì ở gần hồ nước, nên gió thổi đến cũng mát hơn.
Trần Chuẩn nằm nhắm mắt nghỉ ngơi dưới gốc cây, Đoan Ngọ cũng làm ổ đi ngủ bên tay cậu. Bên tai toàn là âm thanh của tự nhiên, hiếm khi có thể ném bỏ hết mọi việc, nội tâm yên tĩnh.
Một người một chó cùng trải qua buổi trưa hết sức thoải mái.
Hôm nay khi về lại thành phố đã là chạng vạng, vốn dĩ định đến phòng gym, nhưng lúc đó Tôn Thời gọi đến, hẹn cậu chơi bóng rổ. Trần Chuẩn cũng chẳng thèm ăn, về đến nhà thay giày, là đi thẳng đến sân bóng khu phía Nam.
Lúc cậu đến mọi người đã khởi động xong, Lâm Hiểu Hiểu cứ như miếng kẹo da bò dính đến tận đây.
Hai người còn lại là bạn học đại học của Trần Chuẩn, lần trước đã giúp đỡ dọn nhà, đều có dáng người cao khoảng mét tám, thể lực rất tốt.
Trần Chuẩn giỏi về rất mạnh về ném ba điểm*, đoạt bóng, vượt người, nhảy cao, vào rổ, làm liền một hơi.
*Trong bóng rổ ném ba điểm là kỹ thuật ném tại chỗ với khoảng cách 6,25m so với vành rổ.
Bất giác, màn đêm đã buông.
Cả người Trần Chuẩn mồ hôi như mưa, cậu để luôn áo ba lỗ sang một bên, ở trần chơi bóng. Cơ bắp của cậu từng múi rõ ràng, cơ trên cánh tay căng chặt, tràn đẩy sức mạnh.
Bóng chạm vành rổ, bay vào lùm cây.
Trần Chuẩn qua lấy bóng.
Cậu cúi người vớt bóng, trong lúc vô ý nghiêng đầu nhìn sang bên cạnh, giật mình ngừng lại, rồi lại nhìn sang.
Nơi ánh đèn không chiếu đến có một đôi nam nữ đang vừa đẩy vừa kéo, ban đầu người nam còn kháng cự, đẩy ra vài lần, cuối cùng lại ỡm ờ để mặc cho người con gái ôm hôn.
Trần Chuẩn híp mắt, ánh đèn tối tăm, nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận ra một người rất đặc biệt đối với cậu.
Người đàn ông là Hà Tấn, mà người phụ nữ kia lại không phải là Hứa Tuế.
Tác giả muốn nói:
Sắp chia tay rồi là lá la.
Gỗ muốn nói: Nhưng chưa vui đâu là lá la.