Chú chó tên là Đoan Ngọ, Trần Chuẩn dắt chú chó ra khỏi thang máy.
Chiếc xe cũ kỹ đỗ tại chỗ đậu xe của tòa nhà, bước chân cậu lớn, cậu vừa đi vừa mở cửa xe, đầu tiên là sắp xếp cho Đoan Ngọ ngồi yên ở hàng sau, rồi quay lại ghế lái, sau khi ổn định chỗ ngồi mới phát hiện nhịp tim của mình không như bình thường, cả người cứ như mới vớt từ dưới nước lên vậy, cổ áo ướt đẫm, lòng bàn tay đẫm mồ hôi.
Mắt cậu nhìn vào kính chiếu hậu, một hồi lâu vẫn không động đậy, mãi cho đến khi cô và người đàn ông đó ngồi vào xe, rồi chầm chậm lướt qua cậu lái xe ra khỏi khu nhà.
Trần Chuẩn thu hồi ánh mặt, nhanh chóng nhớ lại những chuyện đã xảy ra trong vài phút ngắn ngủi này, đúng là cô ấy, thật sự gặp được cô ấy rồi, rõ ràng là cô ấy không còn độc thân, và rõ ràng là người đàn ông đó vừa hôn cô ấy trong thang máy.
Xung quanh rất yên tĩnh, chỉ có tiếng thở dốc nặng nề của Đoan Ngọ, một lúc lâu sau Trần Chuẩn mới tỉnh táo, xoay người tháo rọ mỗm của nó xuống.
Mắt của Đoan Ngọ rất sáng, nhìn cậu bằng ánh mắt ngờ vực trong ánh đèn lập lòe sáng tối.
Trần Chuẩn cũng trừng mắt nhìn nó: “Nhận ra cô ấy rồi?”
Đương nhiên Đoan Ngọ không hiểu gì, chỉ biết thè lưỡi cho tản nhiệt. Cơ thể cường tráng của nó làm ổ ở ghế sau, không nhúc nhích không quậy quọ, cực kỳ ngoan ngoãn.
“Mày vẫy đuôi với cô ấy cái gì?” Trần Chuẩn nhỏ giọng oán trách, vò đầu Đoan Ngọ mấy cái nhè nhẹ: “Cô ấy giả chết không nhận ra mày.”
Chú chó không có phản ứng.
“Ngu muội.” Cậu nói khẽ.
Trần Chuẩn uống từ từ hết một chai nước, lúc này mới lái xe về trung taam bảo vệ động vật ở ngoại ô Nam Lĩnh. Trong lúc đó cậu nhận được điện thoại của Tôn Thời, hỏi xem có phải cậu về rồi lại đón Đoan Ngọ đi rồi không.
“Nhân lúc trời tối đưa nó về trung tâm.” Trần Chuẩn hỏi: “Cậu đi đâu đó?”
“Ăn cơm.”
Trần Chuẩn không tiếp lời, mà lại hỏi: “Người ở nhà đối diện là ai thế?”
Tôn Thời cảm thấy kỳ lạ không biết sao mà cậu lại hỏi chuyện này, đáp qua loa: “Một người đàn ông tầm hơn ba mươi, đẹp trai lắm, từ cách đối nhân xử thế thì có thể thấy là người không đơn giản.” Cậu bạn quan tâm đến chuyện khác: “Chú chó được cứu trợ hôm nay thế nào?”
Trần Chuẩn mở bảng chỉ đường, để điện thoại ở ghế lại phụ rồi mở chế độ rảnh tay: “Một chú Bichon, chắc tầm hai tuổi, bệnh về da trên người rất nghiêm trọng, thêm cả việc ôm quá, dinh dưỡng không đủ.”
Chiều hôm nay, có một tin nhắn được gửi đến nhóm, phát hiện có người nhìn thấy một chú chó hoang ở ngay miệng cống gần đường Quãng Cừ. Nơi đó là nơi giáp ranh giữa nông thôn và thành thị, khá là hoang vắng, độ sâu cách mặt đất gần ba mét, xung quanh được ngăn lại bằng lưới thép, nước đọng bên trong đó tản ra mùi hôi thối khó chịu, lớp bùn đất bên cạnh mọc đầy cỏ dại và đầy rác thải sinh hoạt.
Lúc Trần Chuẩn và anh Hoa làm tình nguyện viên đến nơi, chú chó đó nằm bò trên lớp xi măng trên miệng ống không dám nhúc nhích, một chú chó rất nhỏ, đã bị dơ như cái giẻ lau rồi, nhìn từ xa chẳng thể nào phân biệt được là giống gì.
Không biết chú chó này đã mắc kẹt ở miệng cống bao lâu rồi, cũng không thể nào phán đoán được trên người chú chó có bị thương hay không, trạng thái chỉ còn chút hơi tàn thế này không mấy lạc quan.
Trần Chuẩn đi một vòng quanh lưới thép, phát hiện một lỗ hỏng ở nhà tôn phía xa, cậu chuẩn bị đi vào trong từ đường này, cậu chậm chậm đến gần hơn.
Anh Hoa giơ điện thoại quay chụp cả quá trình cứu hộ, “Mang theo găng tay chống bị cắn và cái lưới đi.”
“Mang theo thức ăn đóng hộp là được rồi.” Tình hình thế này thì đã chẳng còn sức để tấn công nữa rồi.
Anh Hoa lục một hộp trong túi ra đưa cho cậu.
Trần Chuẩn tiện tay nhét vào túi quần sau.
Cậu tách tấm lưới sắt so le ra hai bên trước sau, ngón tay nắm lấy lưới sắt, nghiêng người lách vào. Cái hố nhấp nhô bám đầy rêu xanh, Trần Chuẩn tìm mõm đá khá bằng để đặt chân, không ngờ rằng lại bị trượt chân, suýt nữa thì trượt cả người. Cánh tay của cậu kịp thời trụ lại, nhanh nhẹn nhảy sang bên, hai chân nhảy luôn vào vũng bùn. Cỏ dại xung quanh lay động, đánh động đến đám ruồi muỗi xung quanh, mùi rác thải đang phân hủy đầy hôi thối phả thẳng vào mặt.
Trần Chuẩn nhéo nhéo mũi, lòng bàn tay trụ lấy miệng hố để bò sang kia.
Chú chó nhanh chóng phát giác có người đến gần, chú nhấc đầu lên một cách khó khăn, tứ chi nâng lên lùi về sau trốn theo bản năng, nhưng hình như chẳng còn sức nữa, cố lắm mới có thể lùi về sau hai bước đầy chậm chạp, rồi lại bò ra đất. Bộ lông dơ bẩn dính chặt gần như che mất đôi mắt của nó, nó cố hết sức hạ người rồi nhìn Trần Chuẩn hết sức phòng bị, trong đôi mắt nó ngoại trừ bất lực thì chỉ còn lại sự sợ hãi.
Đối với một chú chó hoang mà nói, vốn dĩ nó không thể nào biết được sắp tới đây sẽ là cái chết hay là sự hồi sinh, mà nó cũng chưa từng có quyền lựa chọn.
Trần Chuẩn dừng bước, ở nơi cách chú chó tầm hai mét cậu quỳ người xuống, mở hộp đồ ăn để trên mặt đất, dùng ngón tay thử thăm dò đưa ra trước.
Vì sự đói khát mà khiến cho lần cứu hộ này diễn ra suôn sẻ, có lẽ đối với chú chó mà nói, một bữa no là chiến thắng cả cuộc sống gian nan.
Sau một hồi trúc trắc, Trần Chuẩn ôm nó dậy.
Anh Hoa đứng dưới hỏi: “Chó gì vậy?”
Trần Chuẩn nâng cổ nó lên đánh giá một lúc: “Hình như là Bichon Frise*
*Bichon Frise là giống chó xinh đẹp được nhân giống từ hai loài chó săn chân vịt và chó Barbet Water Spaniel. Giống chó này có nguồn gốc xuất xứ từ thế kỷ 15 tại nước Ý.
“Vậy chắc là đi lạc hoặc là bị bỏ rơi rồi.”
Trần Chuẩn: “Phán đoán dựa vào lông dài và dính thế này, ít nhất cũng phải lạc nửa năm rồi.”
Anh Hoa gật gật đầu: “Lên đây đi, anh qua kia đón cậu.”
Chú chó hoang nhúc nhích một cách vô lực trong lòng cậu vài cái. Trần Chuẩn lại giơ nó cao hơn, nhìn nó huýt sáo, rồi cười nói: “Đừng sợ, mày không còn phải lang thang nữa rồi.”
Chú Bichons này là chú chó lang thang thứ 179 được cứu trợ ở trung tâm cứu trợ động vật nhỏ thành phố Nam Lĩnh, hôm nay là Tiết thử* ngày sáu tháng bảy, cho nên nó được đặt một cái tên mới, được gọi là Tiết Thử.
*Tiểu thử (tiếng Hán: 小暑) là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 7 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 105° (kinh độ Mặt Trời bằng 105°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Nóng nhẹ. (Theo Wikipedia)
Tôn Thời khá là hiểu tình hình, “Ngày mai tớ đến bệnh viện xem thế nào.” Ngừng một chốc, câu thấp giọng cứ như đang ra ám hiệu vậy: “Tối nay cậu có về không?”
“Tớ ngủ ở trung tâm.” Trần Chuẩn pha trò thêm một câu: “Cậu trải qua thế giới hai người với Lâm Hiểu Hiểu đi.”
Tôn Thời bật cười hèn hạ: “Cậu là em ruột của tớ, cậu hiểu tớ nhất.”
“Gọi một tiếng anh trai tốt nghe coi.”
Tôn Thời cố gắng lấy lòng: “Anh trai, anh trai tốt.”
Trần Chuẩn chê cậu ta hèn quá, cười mắng: “Mẹ nó mau cúp đi.”
“Nhớ là cho Đoan Ngọ uống thuốc thêm vài ngày nữa đó.”
“Biết rồi, tớ sẽ nói với chú Lưu.”
Vợ chồng chú Lưu thường trực ở trung tâm, bình thường những chú chó lang thang đều do cô chú chăm sóc cả.
Ở phía bên kia, Hà Tấn và Hứa Tuế lái xe đến ga xe lửa. Đi ra khỏi khu nhà không được bao xa, phía trước đó có xảy ra tai nạn giao thông, Hà Tấn buộc phải vòng đường vòng.
Anh nói gì đó mấy câu, nhưng Hứa Tuế chẳng nghe vào tai.
Hà Tấn nghiêng đầu nhìn cô: “Hứa Tuế?”
“Hửm?”
Hà Tấn hỏi lại lần nữa: “Kịp giờ đi đón dì không?”
Hứa Tuế vẫn còn chưa thể hoàn hồn khỏi cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn khi nảy, cô hơi điều chỉnh tâm trạng của mình, nhìn đồng hồ đeo tay: “Kịp, còn nửa tiếng nửa.”
Hà Tấn giơ tay ra nắm lấy tay cô: “Có phải là vừa nảy bị dọa không?” Anh cứ ngỡ cô sợ chú chó khi nảy.
“Nó đáng yêu lắm mà.”
Hà Tấn cảm thấy bất ngờ: “Không phải con gái đều sợ mấy chú chó to như vậy à?”
“Rottweiler có vẻ ngoài hung hãn, nhưng ở những tình huống bình thường thì vẫn rất hiền lành ngoan ngoãn rất dính người.” Hứa Tuế nói: “Giống chó này khi chủ nó gặp nguy hiểm sẽ không màng thân mình, nó tồn tại là để bảo vệ chủ nhân, trung thành tuyệt đối. Nó đã được huấn luyện để làm chó làm việc và chó bảo vệ rất lâu rồi, sau này mới dần dần trở thành chú chó bầu bạn bên gia đình, nhưng suy cho cùng thì nó vẫn thuộc dạng lớn, có hệ số nguy hiểm nhất định, cho nên có rất nhiều thành phố lớn trong nước cấm nuôi, chỉ có thả cửa ở những khu ngoại ô.”
Hà Tấn nhíu nhíu mày: “Biết cũng nhiều đó.” Anh nói tiếp: “Trước đây đã từng xảy ra những trường hợp chó lớn làm người ta bị thương, có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu bị cấm nuôi.”
Hứa Tuế nói: “Nếu như không được thuần hóa và dạy dỗ bài bản, giống chó có thật thà vô hại đến đâu thì cũng sẽ gây ra chuyện thôi, có rất nhiều người vẫn còn chưa coi trọng việc đeo xích và rọ mỗm. Ngoài ra, bị tấn công, bị thương, bị khiêu khích mới là nguyên nhân chủ yếu khiến động vật tấn công người khác, còn cả bệnh dại…”
Cô đang nói, điện thoại Hà Tấn vang lên.
Ánh mắt Hà Tấn nhìn sang, trên màn hình điện thoại hiện lên một dãy số không lưu tên.
Hà Tấn liếc mắt, không để ý đến.
Hứa Tuế hỏi: “Sao lại không nghe?”
Hà Tấn cầm vô lăng hết sức thoải mái, tay còn lại lấy điện thoại, thản nhiên tắt máy: “Điện thoại của mấy người bán hàng, không cần quan tâm.”
Hứa Tuế cũng không hỏi theo, có lẽ là do bản thân cô mẫn cảm quá, cứ luôn cảm thấy sau cuộc điện thoại này trạng thái của anh không đúng.
Trong xe yên tĩnh một lúc, cô quay đầu nhìn anh: “Người khi nãy anh quen à?”
“… Em nói ai?”
“Người mình gặp trong thang máy đó.”
Qua mấy giây sau, Hà Tấn mới mở miệng: “Chắc là hàng xóm vừa mới chuyển đến.”
Khi đến nhà ga, tàu cao tốc đã vào đến trạm rồi.
Từ nhỏ Hứa Tuế đã sống ở Thuận Thành, khi lên đại học cô mới đến thành phố Nam Lĩnh, sau khi tốt nghiệp thì cô ở lại đi làm và sinh sống tại đây, tính sơ qua thì cũng đã hơn chín năm rồi. Thuận Thành cách Nam Lĩnh 145km, đi tàu cao tốc thì tầm nửa giờ đồng hồ là đến, mỗi nửa tháng bà Hách Uyển Thanh – mẹ cô sẽ đến thăm cô một lần, mang theo một ít đồ ăn bà nấu và đồ dùng sinh hoạt, rồi nấu cho cô thêm mấy món ăn ngon miệng, bà cũng không ở lâu, ở hai đêm là lập tức quay về Thuận Thành.
Hách Uyển Thanh thấy Hà Tấn đến cùng, lập tức vui vẻ hẳn ra, bà vẫn luôn rất có hảo cảm với cậu bạn trai này của Hứa Tuế, bề ngoài thì thành thục thận trọng, làm việc gì cũng chu đáo vừa vặn, là chàng rể được chọn trong mắt đa số các bà mẹ vợ.
Sau khi hàn huyên vài câu, Hà Tấn nhấc mấy cái túi đi ra ngoài.
Hách Uyển Thanh nắm lấy tay con gái đi sau vài bước, thật sự là càng nhìn thì lại càng thích mà.
Hứa Tuế hỏi: “Sức khỏe của bố thế nào rồi?”
“Vẫn như vậy.” Hách Uyển Thanh nói: “Có chuyện mừng thì không chừng lại có khởi sắc.”
“Mẹ lại thế rồi.”
“Đây là nhiệm vụ mà bố con giao cho mẹ, tưởng là mẹ muốn quan tâm con lắm à.”
Hứa Tuế không tin: “Đừng có đổ lên người bố con.”
Hách Uyển Thanh không nói lý lẽ: “Tôi và bố chị là một, tôi gấp là bố chị gấp. Khi nào mà chuyện chung thân đại sự của chị được định rồi, bố mẹ cũng đỡ phải lo rồi.” Bà nói thế, bỗng nhiên lại vỗ vào lưng Hứa Tuế một phát: “Thẳng lưng lên mà đi.”
Bà vỗ một cái suýt thì vỗ hết cơm Hứa Tuế ăn tối nay ra, cô lập tức thẳng hai vai.
Hách Uyển Thanh: “Từ nhỏ đã có cái tật xấu này, chẳng nhớ gì cả.”
Cũng chẳng còn sớm nữa, Hà Tấn đưa hai người họ về nhà Hứa Tuế, sau khi hẹn ngày mai cùng ăn cơm, thì lái xe rời đi.
Chỗ Hứa Tuế ở cách trung tâm thành phố khá xa, là căn nhà nhỏ hai phòng chừng bảy mươi mét vuông. Lúc cô mua căn nhà này cũng coi như nhìn xa trông rộng, năm đó giá nhà ở Nam Lĩnh còn chưa đến mức cao quá đáng, bản thân cô lại là nhân viên bất động sản, nhờ người quen để được chiết khấu giá nội bộ, thêm cả sự giúp đỡ của hai người già trong nhà để mua, đến nay thì giá mỗi mét vuông đã hơn gấp đôi rồi.
Hách Uyển Thanh vào cửa việc đầu tiên là kiểm tra từng ngóc ngách trong nhà một lượt, dọn dẹp coi như là miễn cưỡng qua ải, tạm thời tha cho Hứa Tuế.
Lúc Hứa Tuế đi tắm, bà lại vào nhà bếp lục tung tủ lạnh, từ ngăn đông đến ngăn mát, quăng hết những thực phẩm quá hạn và những thực phẩm mà bà cho là đồ ăn rác, sau đó lại phát hiện một lọ củ cải muối sau đống lọ chai kia, bà suy nghĩ một hồi mới nhớ được lọ này từ nửa năm trước bà muối xong bảo Hứa Tuế nhân tiện mang cho Trần Chuẩn.
Hách Uyển Thanh không chỉ giận mỗi việc này, bà cầm lọ củ cải muối đi đến trước mặt Hứa Tuế: “Bảo con mang cho Trần Chuẩn, qua cả nửa năm trời rồi, sao mà vẫn còn nằm trong tủ lạnh?”
Hứa Tuế bị bà lớn giọng kích thích đến nỗi đầu óc kêu vo ve, lơ mơ đáp: “Con quên mất rồi.”
“Con còn nhớ được cái gì…” Bà nói nửa chừng thì dừng lại: “Không đúng nhỉ, tháng trước Trần Chuẩn về Thuận Thành thăm mẹ và bố con, hỏi nó ăn hết củ cải muối chưa, nó còn bảo ăn hết rồi.”
Động tác lau tóc của Hứa Tuế dừng lại, cô như người câm không nói gì.
May mà Hách Uyển Thanh không truy cứu đến cùng, “Bỏ đi vậy, lần sau mẹ lại làm một ít.” Bà chỉnh trang lại bộ quần áo Hứa Tuế vừa thay, lầm bầm làu bàu: “Từ năm lớp bốn tiểu học Trần Chuẩn đã ở nhà mình rồi, thằng bé này mẹ nó mất sớm, lão Trần thì chỉ biết lo làm ăn, ban đầu nó không sa chân vào con đường sai lầm đã là may mắn lắm rồi. Mẹ và bố con coi nó như nửa con trai mình, sau này bố mẹ hai bên mất cả rồi, trên thế giới này, hai chị em con cũng có thể chăm sóc cho nhau.”
Trái tim Hứa Tuế lộp bộp một cái, mấy sợi tóc bị cô cố kéo cho đứt.
Những lời mẹ nói cứ như đang nhắc nhở cô, cô là một kẻ thối tha. Cô cũng đã từng suy nghĩ như thế, nhưng cũng chính cô khiến cho mối quan hệ này biến chất, không có cách nào trở lại như ban đầu.
Hách Uyển Thanh thấy cô hồi lâu không tiếp lời, sau người hỏi: “Có thể cho mẹ xin chút phản ứng không?”
Hứa Tuế nói: “Vẫn nghe đây.”
“Lần trước hai đứa gặp mặt là khi nào?”
Hứa Tuế: “…….. Hôm nay.”
Đúng thật là hôm nay. Nhưng Hứa Tuế không dám nói với Hách Uyển Thanh, cách đây ba năm về trước, họ chưa từng gặp nhau.