Có phải là người đáng để kết bạn hay không? Trương Phong Hào quyết định sẽ quan sát Đào Thanh một đoạn thời gian rồi mới quyết định. Trước hết cứ thử vươn tay ra, ngày sau nếu Đào Thanh nổi rồi, tự nhiên sẽ ghi nhớ ân tình của mình, còn nếu vẫn tầm thường như cũ cũng chẳng tổn thất gì.
Ẩn ý trong lời Trương Phong Hào là: nếu Đào Thanh muốn thi vào học viện Điện Ảnh thì đã có đường liên kết rồi. Nhưng Trương Phong Hào cũng không quá lộ liễu, chỉ nói người đó là giáo sư đã về hưu. Đồng thời còn mờ mịt chỉ dẫn: người ta thích thư pháp, thoạt nghe giống như đang nói chuyện phím bình thường thôi.
Trương Phong Hào không mong chờ Đào Thanh có thể nghe một hiểu ba bốn, chỉ cần nghe một hiểu chừng hai là đủ rồi. Nếu có tâm nhớ kỹ sau này cần biết đường tìm tới mình là coi như đầu óc còn dùng được rồi.
Nhưng Đào Thanh Phong là ai chứ?! Thám Hoa! Còn ở Lại Bộ ba năm chờ phân công nhiệm sở, phải giao thiệp với trước là người trong ba Ti sáu Bộ, sau là các giảm khảo kiểm tra, trước trước sau sau có tới mười mấy lớp, bên cạnh lại là các tiến sĩ cùng khoa cùng bảng, tất nhiên đầy những người là con cháu thế gia. diưễn.en'àl'q.eq.ú.đôn Thân phận, gia thế, tính tình, năng lực mỗi người mỗi vẻ, nhưng đều có chung một điểm là rất thông minh, về kiến thức hay khả năng giao tiếp, nói theo hiện đại là chỉ số IQ và EQ đều cao ngất ngưỡng.
Được hun đúc trong môi trường như vậy, cộng thêm Đào Thanh Phong từ nhỏ đến lớn cứ thi liên tục, ba năm một thi Hương, rồi thi Hội, thi Đình, tất cả đều tự mình lấy được tư cách tham gia thi, không một ai giúp đỡ. Bởi vậy, Đào Thanh Phong không chỉ có tài học xuất chúng.
Ẩn ý trong lời Trương Phong Hào, Đào Thanh Phong vừa nghe đã hiểu. Chướng ngại duy nhất là ‘giáo sư về hưu của học viện Điện Ảnh’ có nghĩa gì, cũng đã hiểu được nhờ từng nghe Lệ Toa nhắc trước đó.
Nhằm cố gắng kiếm tiền cho ước mơ ở ẩn, dĩ nhiên phải tự nâng cao bản thân về tất cả mọi mặt. Trong kí ức của Đào Thanh, từng bị Lệ Toa mắng là không có kiến thức phải chăm chỉ học tập, chứng tỏ đây là khuyết điểm của Đào Thanh, đương nhiên phải tìm cách bổ sung.
Đào Thanh Phong rất thẳng thắn lại đúng mực đáp, “Cám ơn ý tốt của thầy Trương! Sau này hy vọng sẽ có cơ hội tới học viện Điện Ảnh học tập. Được trao đổi một vài lời với giáo sư thích thư pháp là vinh hạnh lớn lao của em rồi.”
Trương Phong Hào gật đầu cười nói, “Đương nhiên sẽ có cơ hội, cứ chờ duyên đi.”
Đào Thanh Phong cười cười, biết rõ Trương Phong Hào chính là cái ‘duyên’ đó, chỉ là thời điểm nào, phương thức nào để lấy được ‘duyên’ đều do Trương Phong Hào quyết định. Đào Thanh Phong phải biểu hiện thêm, khi nào thấy đáng Trương Phong Hào mới cho.
Còn nhiều thời gian! ‘Hoàng hậu Quy Ninh’ phải quay đến tận nửa năm, mặc dù Đào Thanh chỉ có khoảng mười phút diễn quay trong 40 ngày, nhưng bấy nhiêu là đủ rồi.
Đào Thanh Phong giải thích với Trương Phong Hào hôm nay muốn tới nghĩa địa công cộng đốt vàng mã, xin phép sẽ ăn tối Trương Phong Hào vào bữa sau.
Trương Phong Hào vừa đi tới chỗ xe mình, chợt nhớ ra gì đó, xoay người nói với Đào Thanh Phong, “Cậu cũng gọi tôi ‘anh Hào’ như mấy người khác đi, vừa đúng tôi cũng diễn anh cậu!”
Đào Thanh Phong chợt nhớ tới lời Tô Tầm dặn: đầu tiên gọi ‘thầy, cô’, quen rồi thì gọi ‘anh, chị’, bèn cười cười đồng ý. Đào Thanh Phong ngạc nhiên nghĩ thầm: thì ra tiêu chuẩn thân quen chỉ đơn giản như vậy? Dù mình vẫn chưa cảm thấy thân quen bao nhiêu.
Xem như một tín hiệu tích cực. Trương Phong Hào có kinh nghiệm trong phú trong giới giải trí, thân quen rồi, có thể học hỏi được không ít.
Trong khoảnh khắc, Đào Thanh Phong bỗng nhớ tới phó giáo sư Nghiêm Đạm vô tình gặp ở thư viện kia, cảm giác khác nhau hoàn toàn. dim;ền'l'qđàn'qqy,,s.đưlôn Nghiêm Đạm có kiến thức cao hơn, tuổi cũng lớn hơn, nhưng ở trước mặt Nghiêm Đạm lại chẳng có suy nghĩ phải nhún nhường để học hỏi cái gì cả, chỉ đơn giản là thả lỏng nói chuyện phiếm, trao đổi với nhau, mong đợi sẽ trở thành bạn bè đúng nghĩa…
Chắc phải chờ tới lúc ‘hơ khô thẻ tre’ (lại là một thuật ngữ khó đọc nữa) mới có thời gian tới ‘đại học’ tìm phó giáo sư Nghiêm Đạm nói chuyện.
Đào Thanh Phong không hề hay biết, chẳng mấy chốc là có cơ hội rồi.
Tô Tầm lái chiếc Bentley đen do công ty cấp chở Đào Thanh Phong đến nghĩa trang công cộng lớn gần phim trường Thiên Ảnh, nghĩa trang Phúc Yên.
Tô Tầm định xách giỏ nhang đèn giùm, nhưng Đào Thanh Phong đã nói trước, “Tiểu tô, cậu ở đây chờ tôi đi. Một mình tôi là được rồi.” Đào Thanh Phong không muốn bị Tô Tầm nghe những lời mình nói lúc tế bái.
Chỗ đốt giấy cách cổng vào khoảng một trăm mét, đang có khoảng mười mấy người. Đào Thanh Phong mang khăn quàng cổ, đội mũ, đeo khẩu trang, mắt kính, ‘võ trang’ kín mít, xuống xe.
Tô Tầm vừa đi tìm chỗ đậu xe vừa thầm thắc mắc: sao trước kia không nghe anh Đào có thân thích bạn bè gì qua đời?! Nếu có hẳn là người đại diện trước đã báo cho mình biết rồi. Có điều mấy người trước làm với anh Đào chẳng ai quá ba tháng, không biết cũng phải. Anh Đào chưa bao giờ đề cập tới những mối quan hệ thân mật với mình, dù là người nhà, bạn bè, hay đối tượng lăng xê tạo scandal gì đó.
Nơi đốt giấy của nghĩa trang phân thành hai khu. Một bên là rất nhiều bàn thờ bằng đá cẩm thạch, phía dưới hốc tường chắn hàng rào song sắt, đốt tiền giấy ném vào. Một bên là đất trống, đặt mấy thùng sắt để bỏ giấy vào đốt.
Đào Thanh Phong cắm nhang đèn vào hốc tường, lấy bài văn tế ra chuẩn bị đốt chung với tiền giấy.
Có rất nhiều người như mình, chẳng ai biết rõ họ tên. Thôi cứ xem là ‘cố nhân’ đi.
Ngọn lửa liếm láp, tờ giấy nhanh chóng hóa thành tro bụi, che giấu tưởng nhớ trong từng câu chữ.
‘Cô nghi thống thiết: Tống Quân Trường….’ Đào Thanh Phong lầm rầm đọc văn tế. Xung quanh không có nhiều người, hơn nữa qua lớp khẩu trang nghe giọng rất mơ hồ. Ở nghĩa trang, rất nhiều người vừa đốt vừa lẩm bẩm khấn vái nên cũng chẳng ai để ý.
Bài văn tế này dành cho các đồng liêu bị chết thảm, ý bi thương sâu đậm, vừa hoài niệm vừa tiếc hận: bao nhiêu mầm tài năng, vốn nên được lớn lên trong nắng…
Hồi lâu tâm tình Đào Thanh Phong đỡ hơn một chút, lại thắp một nén nhang, lấy bài văn tế thứ hai ra. Đây là bài viết riêng cho Yến Đạm Sinh.
Yến Đạm Sinh tuy không bị liên lụy trong chính biến, làm tới Tam Công, được chết già, hẳn là có con cháu đời sau cung phụng, không thiếu hương khói.
Nhưng, vẫn muốn viết cho Yến Đạm Sinh một bài văn tế, với thân phận là đồng liêu.
Dù có nhớ người, muốn gặp, cũng chẳng thấy được.
‘Một ly tán gẫu điện, Thanh Sơn tóc trắng. Cảnh vườn chỗ cũ, Yến Công…’
Lạc khoản: Đào sinh lễ. Một cái lạc khoản gây tiếc nuối…
Nnếu như vào cái ngày được bổ nhiệm chức Hiệu Sách Lang, ít boăn khoăn hơn một chút về khoảng cách xuất thân, tiếp nhận đề nghị vô cùng chân thành của Yến Đạm Sinh thì…
“Cùng khoa cùng giáp cùng bộ, ta và Quảng Xuyên huynh thật sự có duyên vô cùng, chẳng lẽ vẫn chưa đủ để xứng với một chữ ‘hữu’ sao?!”
“Đào sinh sao dám.”
Nếu lúc ấy đồng ý, ít nhất hôm nay đã có thể ghi là ‘Đào sinh hữu lễ’ rồi…
Thôi, chuyện cũ đã qua, giờ sinh ly tử biệt, suy nghĩ làm chi nữa.
Đốt xong tiền giấy, Đào Thanh Phong bỗng phát hiện bài văn tế Yến Đạm Sinh vẫn còn nguyên, chỉ bị cháy sém một góc nhỏ. Đào Thanh Phong vừa định bật lửa đốt lại, thì một cơn gió thổi qua làm tờ giấy bay lên, phấp phới lướt qua đầu vai. Đào Thanh Phong xoay người tìm, thấy tờ giấy bị gió thổi tấp vào ngực một người.
Trùng hợp, người nọ lại là phó giáo sư Nghiêm Đạm.
Hôm nay Nghiêm Đạm mặc áo khoác dài màu trắng, làm bật lên vóc người cao ngất. Nghiêm Đạm nhẹ nhàng nắm lấy tờ văn tế, nhẹ nhàng cười với Đào Thanh Phong, “Thấy người mặc kín như vậy, tôi đang do dự không biết có phải cậu không, nhưng nghe tiếng đọc quen thuộc…” Nghiêm Đạm dừng một chút, nhanh chóng nhìn lướt qua bài văn tế, nét chữ giống như đúc tờ giấy nhận được ở quán cà phê, lập tức khẳng định, “Lại gặp mặt rồi, Quảng Xuyên.” Nghiêm Đạm cười hỏi, “Trong quán cà phê, là cậu viết đúng không?!”
Bài văn tế này khiến Nghiêm Đạm chợt nảy sinh một loại cảm giác vô cùng kỳ lạ. Cảm giác hoài niệm lạ lùng, giống như đã từng trải qua tình huống tương tự.
Nghiêm Đạm nhanh chóng quy cảm giác ‘hoài niệm’ này thành đang ở nghĩa trang nên dễ khiến người ta dâng lên tình cảm sầu não mà thôi.
Nghiêm Đạm cố nén xúc động muốn đọc thật kỹ bài văn tế, trả nó lại cho Đào Thanh Phong. Mặc dù rất tò mò vị Yến Công kia rốt cuộc là thần thánh phương nào mà có thể khiến bạn Quảng Xuyên dùng bút pháp khoa trương đến mức ‘nhân tài xuất chúng, trăm năm có một’ để đánh giá, nhưng Nghiêm Đạm vẫn rất đúng mực không hỏi tới. Người đã mất, nơi nghĩa trang buồn bã, không nên chọc người buồn thêm.