Hai mắt Đào Thanh Phong sáng lên, không ngờ nhanh như vậy đã có cơ hội gặp vị phó giáo sư chuyên ngành lịch sử này. Mặc dù Đào Thanh Phong đã ‘hiếu học’ hỏi thăm Tô Tầm phó giáo sư đại học có nghĩa gì. Sau khi nghe Tô Tầm trả lời với giọng vô cùng vui vẻ, “Em đã nói anh Đào có cao nhân chỉ điểm mà lại!” Đào Thanh Phong lại chẳng thấy bất ngờ chút nào.
Người như Nghiêm Đạm, quả nhiên là nên ở nơi đó, nên làm công việc đó.
Đào Thanh Phong vừa thầm hâm mộ, vừa có suy nghĩ ‘được voi đòi tiên’. Mấy hôm trước vẫn nghĩ được sống lại đã là ông trời có mắt. Nhưng khi thấy người như vậy lại âm thầm cảm thán: Tại sao sống lại trong thân thể một ‘đào kép’ nhỏ nhoi?! Tại sao phải trả đến một tỷ tiền bồi thường mới có thể ra đi sống cuộc đời ẩn dật?!
Thôi! Đời trước, từ nông thôn vào triều, khó khăn mười tám năm mới có tư cách gặp Yến Đạm Sinh, cùng ở trong kinh thành, cùng đi trên một con phố, cùng vào một cửa hàng, cùng ngồi một bàn ăn mì. diễn;n.đnà'/lêq/sydd',oon Thỉnh thoảng cũng có lúc tâm tình tối tăm, từng tức giận, từng căm hận, từng bất đắc chí, so người phú quý với mình nghèo khó. Nhưng tâm trạng đó chưa bao giờ là trọng tâm trong cuộc đời, thì hiện tại lại càng không phải!
“Đúng vậy.” Đào Thanh Phong vận dụng lời dặn của Tô Tầm về xưng hô người quen hay không quen, nói, “Lúc đó không dám quấy rầy thầy và khách của thầy, nhưng vẫn muốn đóng góp chút sức nhỏ bé, mới viết ra mấy câu không biết có sai sót gì không? Thật sự là múa rìu qua mắt thợ rồi!”
Đây chỉ là lời ‘khách sáo’ của Đào Thanh Phong. Thực tế Đào Thanh Phong rất tự tin những gì mình viết, từ trên xuống dưới ‘không hề có một chữ sai’. Nhưng nếu đã bị Nghiêm Đạm nhận ra, cũng chẳng thể nói thẳng thừng rằng ‘tôi chính là đầu sỏ hại biên kịch phải viết lại kịch bản, vì không muốn thầy phải khổ cực tìm tài liệu nên mới viết’, làm vậy chẳng khác gì để lộ thân phận diễn viên của mình?!
Trong nghĩa địa công cộng người qua lại không ít, cũng may hôm nay Đào Thanh Phong vẫn ăn mặc vô cùng kín đáo như cũ nên không sợ bị thấy mặt.
Nghiêm Đạm cười nói, “Không hề! Cậu đã giúp tôi rất nhiều! Tôi phải cảm ơn cậu mới đúng! Giờ cậu có bận gì không? Ngày đó cậu đã viết về Lưu Cảm Cô, còn ‘ngũ lục tập và thượng hạ văn’ cậu từng nhắc tới nữa, tôi muốn được bàn sâu hơn. Nếu cậu có thời gian, tôi mời cậu ăn tối được không?”
Đào Thanh Phong để ý thấy mặc dù Nghiêm Đạm đang cười nói, nhưng khi nhắc tới ‘ngũ lục tập và thượng hạ văn’ ánh mắt lại rất nghiêm túc.
Đào Thanh Phong đương nhiên rất muốn bàn sâu hơn với Nghiêm Đạm về học thuật, thậm chí cảm thấy nên do mình chủ động mời Nghiêm Đạm ăn cơm mới đúng. Nhưng đoàn phim đã quy định, dù không có cảnh quay cũng không nên rời phim trường quá lâu, đi đâu cũng phải xin phép một tiếng. Từ đây lái xe về đó chừng một canh giờ, nếu đi ăn cơm nữa, phải tám chín giờ tối mới về tới nơi…
Mặc dù với người hiện đại, tám chín giờ chẳng phải là rất khuya, về giờ đó về đoàn phim cũng chẳng trách móc gì. Nhưng đối với ‘người cổ đại’ như Đào Thanh Phong, thói quen mặt trời mọc làm việc mặt trời lặn đi ngủ, trong tiềm thức, tám chín giờ đã là rất khuya. Tương ứng, buổi sáng, Đào Thanh Phong dậy rất sớm, thường bốn năm giờ đã thức, khiến Tô Tầm còn tưởng anh Đào ‘già hóa sớm’.
Nghiêm Đạm thấy Đào Thanh Phong do dự, lại cho rằng Đào Thanh Phong đang khổ sở vì người đã mất, bèn xin lỗi nói, “Hôm nào khác cũng được! Có lẽ hôm nay cậu không có tâm trạng đi ăn cơm rồi. Cái này là cho… một người bạn à?”
Nghiêm Đạm thấy hai chữ ‘Yến công;’ tưởng rằng Đào Thanh Phong có một người bạn vong niên đã qua đời, nên mới viết một bài điếu văn với từ ngữ trau chuốt tuyệt vời, tinh thâm ý thiết như vậy. diên/ndlanf/le/ut,sdodon Nghiêm Đạm cũng tới nghĩa địa cúng bái nên rất hiểu loại tâm tình này.
Đào Thanh Phong nghe thấy hai người ‘người bạn’ rốt cuộc quyết định, “Không, chỉ là… một cố nhân thôi. Thầy Nghiêm, tôi không bận gì hết, nếu từ chối thì thật là bất kính. Theo lễ mà nói, tôi nên mời thầy tước mới phải.”
Nghiêm Đạm cười đáp, “Lần sau cậu mời tôi là được.”
Đào Thanh Phong gật đầu, nói, “Xin thầy chờ một lát để tôi ra báo với người đi cùng một tiếng, cậu ấy đang ngồi trên xe chờ tôi.”
“Kêu bạn của cậu đi luôn?”
Đào Thanh Phong nghĩ chắc Nghiêm Đạm sẽ bàn về lịch sử, nếu Tô Tầm ở bên cạnh nghe nhất định sẽ hoài nghi lý do mình từng nói ‘tự đọc sách thêm’. Chẳng may lỡ miệng nhắc tới một cuốn sách sử nào đó mà ngay cả Nghiêm Đạm cũng không biết (mặc dù khả năng này rất nhỏ, nhưng không phải không có), một mình mình dễ dàng tìm lý do thoái thác hơn. Cho nên phải để Tô Tầm về trước mới được.
“Không, cậu ấy muốn về trước.” Đào Thanh Phong lập tức ‘gọi điện thoại’, một việc mới học được không lâu, phải luyện tập gấp. May mắn đã thuận lợi nối máy, tuy nhiên vẫn cầm điện thoại cách xa lỗ tai ba khoát ngón tay, bởi vì sợ hãi cái cục dẹp dẹp nhỏ nhỏ nhưng có thể truyền thanh này. Đào Thanh Phong nói Tô Tầm cứ về trước, mình gặp được người quen, ăn cơm ở ngoài xong mới về.
Trước kia Đào Thanh cũng thường đi ăn cơm với bạn thế này, Tô Tầm đã quen, chỉ dặn dò Đào Thanh Phong đến nơi thì gửi định vị là được.
Đào Thanh Phong không biết dùng di động gửi định vị, chưa kịp hỏi thì Tô Tầm đã cúp máy.
Thôi, xe tới trước núi ắt có đường, đến lúc đó sẽ nghĩ cách, quá lắm thì nhờ Nghiêm Đạm chỉ cho là được.
Nghiêm Đạm cười nói, “Cũng được, đi xe tôi đi. Ăn cơm xong tôi sẽ đưa cậu về. Chỉ hai người chúng ta nói chuyện cũng thoải mái hơn.”
Nghiêm Đạm lái xe chở Đào Thanh Phong vào trung tâm thành phố, chọn một nhà hàng Trung trông rất tao nhã, tên “Bạng Trung Nguyệt’. Theo lời Nghiêm Đạm là lấy từ câu thơ ‘Bạng nguyệt phân huy mãn tây hải, vạn lý thử tình đồng kiểu khiết” của nhà thơ Trương Tiểu Lê thời Sùng An.
Lần trước Đào Thanh Phong mời Lệ Toa ăn cơm ở Phượngg Minh Xuân là một nhà hàng hải sản điển hình. Hôm nay là nhà hàng kiểu Trung lộng lẫy một cách cổ kính, thể hiện rõ ở sảnh lớn với một bảng hiệu bằng tre thật to, trên có khắc chữ Tiểu Triện.
Tuy là chữ Tiểu Triện nhưng không phải kiểu chữ dùng thời Đại Hưng. Đào Thanh Phong chưa từng thấy, nhưng vẫn có thể nhận biết.
‘Đại tâm năng thể, thiên hạ chi vật. Vật hữu vị thể, tâm vi hữu ngoại.’ Đào Thanh Phong thầm nghĩ, ai viết đây? Hình như là chú thích về Mạnh Kha.
Trong lúc người phục vụ dẫn hai người vào phòng riêng, Đào Thanh Phong tò mò hỏi Nghiêm Đạm.
Nghiêm Đạm đáp, “Đó là Trịnh Tử triều Đại Ngu chú cho ‘Kha Tử - tẫn tâm’, bốn cái ‘tâm’ ở đây chính là tâm trắc ẩn, tâm tu ác, tâm thị phi, và tâm từ nhượng. Tức lòng trắc ẩn, lòng biết xấu hổ, lòng biết phân biệt đúng sai và lòng khiêm tốn”.
Triều Đại Ngu sau Đại Sở nên Đào Thanh Phong không biết Trịnh Tử là nhân sĩ phương nào, nhưng trực giác qua nhiều năm rèn luyện quả không sai: người học Nho, luôn chú về Khổng, Mạnh. Đời sau chú đời trước, truy đến cùng, không ngoài những điều ghi trong Tứ thư, Ngũ kinh nên không khó nhận ra.
Nghiêm Đạm lại một lần nữa thầm cảm thán, quả là một hạt giống tốt! Hai điểu Nghiêm Đạm muốn biết trong tối nay ngoại trừ vấn đề về bản hoàn thiện, còn về việc học của Đào Thanh Phong. Ở tuổi này, sau khi tốt nghiệp đại học, nếu có nguyện vọng học lên nghiên cứu sinh để nghiên cứu sâu thêm… Thầy Nghiêm cố giữ bình tĩnh, chuyện tương lai còn xa... Hơn nữa bạn học Quảng Xuyên không chừng đã là học trò cưng của một thầy giáo nổi tiếng, hoặc con nhà tông của một ‘thế gia’ nào đó không chừng.
Trước khi hỏi rõ Nghiêm Đạm đã mặc định Đào Thanh Phong là sinh viên đại học chưa tốt nghiệp, thậm chí còn tự suy: ở thành phố này, ngoại trừ trường đại học của mình, còn trường đại học nào nổi tiếng nữa…
Nghiêm Đạm không hề nghĩ tới việc, bạn học Quảng Xuyên, ngay cả tấm bằng tốt nghiệp tiểu học cũng chưa có…
Hai người vào phòng riêng, bắt đầu chọn món. Nghiêm Đạm mở thực đơn mạ vàng ra, gọi một phần ‘Lưỡng tam tinh hỏa thị qua châu (sủi cảo cua), một phần ‘Tà bạt ngọc sai đăng ảnh bạn’ (gà hầm măng) và một phần ‘Ngư kim hổ trúc thiên thượng lai’ (Tôm to xào sa tế) rồi đưa cho Đào Thanh Phong chọn tiếp.
Lúc này Đào Thanh Phong đang bận mở khóa điện thoại, ngượng ngùng hỏi, “Thầy Nghiêm, xin hỏi thầy có biết gởi định vị không?”
Nghiêm Đạm bật cười, thầm nghĩ: bởi vì đặc thù nghề nghiệp cứ tưởng mình đã rất tụt hậu với tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày, bằng chứng là weibo và webchat đều lưu hành rất lâu sau mới cài đặt. Không ngờ bạn Quảng Xuyên còn ‘u mê’ hơn nữa, chắc là đã quen ‘không chú ý chuyện bên ngoài, một lòng lo đọc sách thánh hiền’!
Nghiêm Đạm nhanh chóng chỉ Đào Thanh Phong cách gởi định vị.
Đào Thanh Phong gởi xong, thầm nghĩ, lần này Tô Tầm không phải lo lắng nữa! Mặc dù không nói rõ, nhưng thỉnh thoảng Đào Thanh Phong có thể nhận thấy vẻ lo lắng muốn nói lại thôi từ ánh mắt người đại diện của mình. Chắc là do thói quen, lúc trước Đào Thanh thật sự không khiến người ta bớt lo được.
Trong lúc chờ đồ ăn, Nghiêm Đạm tự mình rót trà cho Đào Thanh Phong.
Đào Thanh Phong lễ phép nhận lấy bằng hai tay, nâng lên hớp một ngụm.
Đào Thanh Phong luôn rất thả lỏng trước mặt Nghiêm Đạm, ỷ vào Nghiêm Đạm không biết Đào Thanh là ai, vô thức nói ra những lời ‘chưa qua não’, “Thì ra ở đây uống trần trà không bỏ muối!”
Danh Sách Chương: