Một đêm trước rằm tháng 9, ngày đua ghe thành phố nhỏ Luang prabang. Sau tan rạp cinêma 10 giờ đêm là giờ mà nấu bánh chưng, tôi đi thăm những người bạn chung lớp học ở bên kia thành phố. 3 người dạo bước đi đường tắt qua hai cái chùa lớn trong làng, sân chùa có hai cây đề lớn cả ngàn năm cành lá xum xoe phủ ra tới ngoài đường cái, ngó âm u gợn hồn, nổi da gà trong đêm người đi qua. Sau khi ngồi ăn trò chuyện vui nhau hơn một tiếng đồng hồ thì cả 3 người từ giã về, vì người ta còn phải dậy sớm chờ sư đến nhặt bánh chưng từ sáng sớm.3 người dạo bước đi về, đường sá vẫn còn người qua lại thăm nhau, nhưng đường về bên kia thành phố làng của tôi thì hoang vắng theo men sông với cây cối um tùm.
Tôi chợt dừng bước và hỏi hai bạn đi bên cạnh:
- Hai ngươi có thấy gì không? Có một cô em gái mặc áo dài trắng đi đằng trước mình cỡ 70 thước, mình dạo bước lẹ coi cô là ai?
Thì cả 3 người dạo gót lẹ nhưng bóng hình cô em gái đó vẫn xa như thường, rồi bóng hình đó biến vào lề đường, thôi không kịp cô vào nhà rồi, mấy người vừa đi chậm chậm lại vừa trò chuyện vừa đến nơi cô áo trắng biến mất lại không có nhà cửa gì, đó là gốc cây me. Gai ốc và gai mít lạnh gợn hồn:
- Chắc là ma? - Tôi nói.
Một người bạn nói:
- Sao có ma? Trời sáng trăng mà? Mà kệ nếu ma đẹp?
Cười vui nhau rồi đi về tiếp. 10 phút sau, gần tới chùa làng mình mà có hai cây đề cổ thụ đó thì lại thấy một bóng cô em gái mặc đồ trắng đứng ở gốc cây đề, dưới ánh trăng hắt trà trộn với bóng cây đen tối đó thì hình một cô gái áo trắng càng thấy rõ thêm, một người bạn nghịch ngợm nói:
- Ai hẹn cô em gái đứng chờ vậy?
Tôi nói:
- Ma thì có!
Người bạn tôi nói:
- Thế gian không có ma đâu? Nói tầm bậy, cô đó trốn ba mẹ hẹn ai thì có.
Ngó vào hình cô áo trắng đó đi vòng vào phía sau cây đề rồi biến mất, khi cả 3 người đến gần cây đề chừng 10 thước thì chẳng còn hình dáng ai nữa. Trong lòng tôi cảm thấy gì mà nói không ra, lẩm bẩm trong miệng: "Trên đường về nhà, tôi không được thách thứa cô nghe, chúc linh hồn cô bình an". Tôi đứng sững một chỗ, hai người bạn đi vòng quanh cây đề, tôi nói:
- Thôi đi về, khuya rồi.
Vừa dứt lời thì bỗng có một cơn gió gợn hồn lạnh cột sống, một người bạn nói:
- Đi về!
Vừa quay mặt thì đụng vào cái gì như mây khói rồi tiếp theo là nghe tiếng "Ồ!" Và chợt lui lại vài bước thì cả 3 người đứng hình, ông bà ông vải ơi, kiếm mấy cái chân đâu nữa cắm vào nhau để mà bay cho lẹ hơn chạy. 3 người đi với nhau và không được hẹn nhau hò hét một câu cùng nhau: “Ma!” Cả 3 người quay lưng bay về nhà mỗi người một ngả, hai bên chân tôi thấy rát vì không còn đôi dép nào cả khi về tới nhà mà tôi cũng không nhớ là tôi về đường tắt hay đường cái nữa.
Khi người bạn quay mặt đó, một cô em gái mặc áo dài trắng mà lấy chân móc trên cành cây rồi xõa cái thân và đầu thẳng xuống với mái tóc phất phới theo gió tạt vào mặt người bạn, người bạn đó tè ra quần, chạy như bay tới nhà xỉu luôn. Chiều mai 3 người không được hẹn lại gặp nhau cùng một chuyện và chung giờ nhau lại chung một nơi nữa.
Ngày mai 2 giờ trưa, 3 người xách sô nước với bông hoa nhang nến, không được hẹn nhau lại đến chùa cùng một lúc, 3 người ngó nhau chỉ lắc đầu cùng nhau, chẳng nói được một câu nào. Ông thầy sư già ngó thấy 3 người, ông tủm tỉm cười như ông đã biết có gì xảy ra với chúng tôi và ông gọi hồn viá lại cho. Cả 3 cái mặt tái xanh vẫn còn in bóng ma trên trán và khủng hoảng qua đêm vẫn còn bơ phờ ngó dễ thương, ông thầy sư nói:
- 3 cái mặt các con hôm nay ngoan ngoãn im lặng không giống hàng ngày ông phải điếc tai, mỗi lần các con bước vào chùa chỉ có tội nghiệp 3 cái mặt nghịch ngợm đó hôm nay gẫy đôi, không biết con ma nào đạp lên mặt nghịch ngợm cả 3 đứa vậy, nếu biết con ma nào, ông sẽ đi cám ơn con ma đó đã trị tội 3 ông nghịch ngợm nhất chùa nhất làng đêm qua.