Bước vào tháng năm, thời tiết đã càng ngày càng nóng. Kiều Anh cũng chuẩn bị kết thúc năm học, nghênh đón kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Có tiền kiếm từ hoa thiên lý lúc sau, Kiều Anh quyết định cá mặn hết ba tháng hè này. Nhưng mẹ cô lại không thỏa mãn với chút tiền ấy, bà muốn kiếm nhiều hơn. Kiều Anh không biết bà lấy linh cảm từ đâu ra, dù sao cuối cùng bà quyết định nấu chè để bán. Vẫn là loại chè đỗ đen truyền thống này.
Ở vật tư thiếu thốn đến cơ bản cái tủ lạnh cũng chẳng có như bây giờ, tưởng bán chè kiếm đồng tiền lớn là không có khả năng. Cô đã phân tích cho mẹ cô ưu khuyết điểm nhưng mẹ cô vẫn cố chấp muốn làm. Cô chỉ có thể buông tay mặc kệ bà. Kết quả đương nhiên là cô đúng, mẹ cô chỉ kiên trì bán một tuần rồi từ bỏ. Chuyên tâm ở nhà chăm sóc hoa thiên lý.
Cùng lúc đó năm học lớp một của cô cũng kết thúc. Kiều Anh cầm tờ giấy khen học sinh xuất sắc cùng với hai quyển vở về nhà. Giấy khen được mẹ cô dán lên trên tường gần bàn học, bên cạnh là ba tờ giấy khen của chị cô. Để khen thưởng chị em cô, bố mẹ cô cho chị em cô lên Hà Nội chơi một ngày.
Đúng là niềm vui bất ngờ với chị em cô. Tuy bây giờ Hà Nội chưa chắc đẹp như hiện đại, nhưng hoài cổ một chút cũng là trải nghiệm mới mẻ. Thế là ba mẹ con cô gấp rút chuẩn bị cho chuyến đi này. Quần áo của chị em cô vừa xấu vừa quê, Kiều Anh kiên quyết không mặc chúng. Cô mãnh liệt yêu cầu mua bộ đồ mới mặc. Khổ nỗi cả huyện cô đều chung thẩm mỹ với nhau. Thời trang trẻ em chỉ là áo hoa quần thụng. Nhìn mà Kiều Anh ngứa nghề muốn đi buôn quần áo quá. Cuối cùng vẫn là quần áo ở thành phố miễn cưỡng tạm chấp nhận được. Mẹ cô lúc này nhưng cũng mở mang tầm mắt, chọn cho chị em cô mỗi người một bộ quần áo và một chiếc váy. Vì tiếc tiền bà không dám mua cho mình thứ gì. Kiều Anh thấy vậy mè nheo mãi bà mới mua thêm một chiếc áo sơ mi nữ và một chiếc sơ mi nam. Kiều Anh tâm cơ mua đồ chọn cùng tông màu, nhìn qua giống quần áo gia đình. Sau đó là mua giày dép và túi sách cho mẹ cô. Lúc ban đầu mẹ cô còn phản kháng nhưng sau bà đã chết nặng. Đây là sân nhà của Kiều Anh, cô đương nhiên thuần thục. Chỉ dạo vài vòng cửa hàng trên thành phố cô đã trang bị từ đầu tới chân cho cả gia đình.
Phái nữ mua sắm thì chỉ lúc nào nhẵn túi mới có thể dừng lại. Mẹ cô nhìn túi tiền khô quắt của mình thở dài. Lại nhìn con bà bên cạnh vẫn bừng bừng khí thế muốn đi mua tiếp. Bà vội vàng nói: "Anh Anh đủ rồi, về nhà thôi!"
Kiều Anh chưa đã thèm lưu luyến không rời nhìn hàng để trên kệ. Mẹ cô bất chấp tất cả lôi Kiều Anh ra khỏi cửa hàng. Bà thề sẽ không bao giờ cùng Kiều Anh đi mua sắm nữa. Đây đâu phải mua sắm, mà là hướng phá sản trên đường thêm một viên gạch.
Trên đường về bà thấm thía mà khuyên bảo Kiều Anh: "Nhà mình còn đang nợ nần đâu. Mua gì cũng phải tiết kiệm chút."
Kiều Anh ngồi đằng sau xe ôm một đống đồ khó khăn vươn chiếc đầu nhỏ lên trả lời bà: "Con chỉ mua những vật cần thiết nha!" Cô nói đều là lời nói thật, không phải cô mua nhiều mà là nhà cô thiếu nhiều thứ thôi.
Lời nói của Kiều Anh quá đúng, mẹ cô nhất thời không có gì để nói.
Hai mẹ con thắng lợi trở về, may mà trời đã về trưa hàng xóm láng giềng ở nhà nấu cơm hết. Nếu không nhìn thấy đống đồ mẹ con cô mua về, đã có thể chua chết.
Chị cô cũng ở ngõ ngóng trông đã lâu, thấy mẹ con cô về vội ra mở cổng giúp Kiều Anh xách đồ vào nhà. Vào đến nhà, ba mẹ con không màng bụng đói kêu vang trước thử đồ rồi tính sau. Kiều Anh không hổ là bà chủ shop quần áo, không chỉ kiểu dáng màu sắc đẹp mà size cô chọn cũng chuẩn luôn. Ba mẹ con lên đồ xong cả người khí chất đều thay đổi. Từ tiểu thôn cô miễn cưỡng giống gái thành phố. Mẹ cô ngắm hai chị em cô rất là hài lòng, cảm giác đau mình khi tiêu tiền cũng tan thành mây khói.
Chuẩn bị sẵn sàng, mẹ cô vào nhờ bà nội giúp đỡ trông nhà và cho hai con thú cưng ăn. Vì bố cô khẳng khái giúp chú út có công việc ổn định, nên quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ đó bớt căng thẳng nhiều. Bà nội cô không hỏi nhiều chỉ gật đầu đồng ý. Nhưng biết tin này thím hai cô lại không vui. Chạy khắp làng tung tin vịt nói xấu nhà cô. Mẹ cô không phải ăn chay, bà đến tận nhà thím hai cô mắng cho một trận. Lúc này thím hai cô mới ngừng nghỉ.
Chuyện nhỏ này cũng không ảnh hưởng đến sự háo hức được lên Hà Nội của cả nhà cô. Đêm trước hôm đi, chỉ có mình Kiều Anh ngủ ngon, hai người còn lại bánh nướng áp chảo một đêm. Hôm sau đôi mắt quầng thâm lên đường. Ba mẹ con cô cưỡi chung một em xe đạp lên chợ Huyện. Lúc này mới thấy sự tiện lợi của việc mua nhà trên huyện, xe đạp dùng xong có thể để lại trong nhà mới, không cần gửi nữa.
Đúng năm giờ ba mươi, chuyến xe khách chở ba mẹ con Kiều Anh khởi động hướng về thủ đô đi tới.