Máu, khắp nơi đều là máu.
Năm gần mười tuổi, Thường Yến Thanh đi mua muối xong, quay về nhà, đã nhìn cảnh tượng như thế này. Mẹ của cô, cầm một cây dao trên tay, là cây dao trước kia mẹ hay thường dùng để cắt thịt. Ba của cô, nằm gục trong vũng máu, phía sau lưng là rất nhiều vết thương đang rỉ máu, đã không còn sự sống.
"Thanh Thanh, đừng sợ."
Mẹ cô vứt cây dao còn đang dính máu tươi trên tay xuống, giơ tay áo lên, lau lung tung những vết máu tung tóe trên mặt, nắm lấy tay cô, quay trở về phòng.
"Ngoan ngoãn ở trong đây, đừng đi ra ngoài." Mẹ cô đã dặn dò cô như vậy. Bà ấy vươn tay muốn vuốt ve cô nhưng khi nhìn thấy phía trên đầy vết máu thì lại buông xuống, cuối cùng chỉ hiền hậu nhìn cô một cái, đi ra ngoài, trở tay đóng cửa lại.
Sau đó, Thường Yến Thanh nghe thấy ở bên ngoài vang lên tiếng khóc của mẹ, một lúc lâu sau mới biến thành tiếng nói chuyện.
"Đồng chí cảnh sát, tôi gϊếŧ người rồi."
Dường như đối phương không tin, hỏi lại một lần nữa.
"Tôi thực sự gϊếŧ người rồi, là chồng của tôi."
"Địa chỉ là xxx. Các anh mau đến đây đi. Xin lỗi vì đã gây thêm phiền phức cho các anh."
Gọi điện thoại xong, mẹ lại bắt đầu khóc, không bao lâu sau, ngoài cửa vang lên tiếng còi của xe cảnh sát, ngay sau đó là tiếng mở cửa. Câu hỏi với chất giọng nghiêm túc của người đàn ông, giọng nói bình tĩnh của mẹ và tiếng thân thể ma sát với sàn nhà.
Xe cảnh sát chạy đến đây rồi lại lái đi.
Hàng xóm láng giềng ra xem náo nhiệt. Thường Yến Thanh xuyên qua cửa sổ nghe thấy họ nói.
"Nghiệp chướng mà, gia đình đang yên đang lành cứ thế mà mất hết rồi."
"Con mụ điên gϊếŧ người."
"Xui xẻo! Cãi nhau thì cãi nhau, sao lại còn ra tay gϊếŧ người chứ!'
Xem náo nhiệt xong, cả đám cũng giải tán.
Thế giới đột hiên an tĩnh lại. Thường Yến Thanh co rút vào một góc phòng, cuối cùng cũng không kiềm nén được nữa, gào khóc.
Hình như chỉ mới một đêm, cô đã không còn ba mà cũng mất đi mẹ rồi.
Hóa ra mẹ đẩy cô đi ra ngoài chính là vì chuyện này.
Đầu của cô vẫn còn đang dán băng gạc, là tối hôn qua, gã đàn ông đã chết kia dùng bình rượu đánh cô, bây giờ ngồi khóc động đến vết thương, đau nhói.
Lúc ra khỏi nhà, gã đàn ông còn đang nổi trận lôi đình, trách móc mẹ con hai người đủ điều, bây giờ đã hóa thành một thi thể lạnh ngắt, không thể nói chuyện được nữa.
Thường Yến Thanh tuổi nhỏ nhưng lại không hề có chút lòng thương hại đối với con người này. Tất cả đều là trừng phạt thích đáng cho tội lỗi ông ta đã gây ra.
Ba, ngay buổi tối ông ta bắt đầu đi đánh bài, say rượu thì danh từ tốt đẹp này đã không còn thuộc về ông ta nữa rồi.
Những đồ vật có giá trị trong nhà đều bị ông ta cướp sạch chẳng còn lại gì, có chút khó chịu thì lập tức nói lời ác độc, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với mẹ con họ, giống như sự dịu dàng ngày xưa vốn chỉ là một trò cười. Trong ngôi nhà vắng lặng, ngoài chai rượu thủy tinh đang nằm dưới đất thì đã không còn lại vật gì khác nữa.
Còn những khoản nợ đang thiếu kia, là thứ cả đời này nhà họ cũng không trả hết được.
Những gã cho vay nặng lãi kia, trông hung dữ bặm trợn như vậy, mỗi lần đến đòi nợ không lấy được tiền mặt thì đều muốn đập phá, cướp bóc những thứ còn rơi rớt lại. Mỗi lần như thế, gã đàn ông hèn hạ kia lại đem họ ra để trút giận. Mặt mũi bầm dập là chuyện xảy ra thường xuyên.
Cho dù mẹ đã cố hết sức che chở cho cô, nhưng trên người cô vẫn đầy vết thương. Bảo vệ cô càng chặt chẽ thì ông ta đánh càng tàn bạo hơn, không ai có thể tiếp nhận được lửa giận của ông ta.
Tổn thương mà mẹ phải chịu còn nặng hơn cô rất nhiều.
Thường Yến Thanh khóc đến mức ngủ thiếp đi. Cho đến tận sáng hôm sau, cậu mới mở niêm phong cửa nhà cô.
Thi thể và vết máu trong phòng khách đã được dọn dẹp sạch sẽ, giống như tối qua chưa từng xảy ra bất cứ chuyện gì, ngoài mùi máu tươi nhàn nhạt phảng phất trong không khí, thể hiện nơi này trước đây không lâu vừa mới xảy ra một vụ thảm án.
Cậu đưa cô về nhà, sắp xếp cho cô ở trong căn nhà kho vừa được cải tạo lại. Trong phòng ẩm ướt, giường rất cứng, do vài tấm ván gỗ ghép lại với nhau, trải lên một chiếc chăn mỏng là có thể chịu đựng qua một năm bốn mùa.
Từ đó về sau, Thường Yến Thanh ở lại nhà của cậu. Tin tức mẹ đã vào tù là do cô nghe được từ miệng của mấy người hàng xóm. Thời hạn là năm năm.
Sự việc này rất phức tạp, trải qua mấy lần tòa án thẩm vấn mới quyết định được hình phạt cuối cùng. Luật pháp nể tình gã đàn ông kia đã làm sai trước, mẹ cô phòng vệ chính đáng, nên chỉ phán quyết năm năm.
Hôm tuyên án là do cậu đi tham dự, lúc quay về, nhìn cô, thở dài suốt một đêm.
Bởi vì Thường Yến Thanh luôn luôn nghiêm mặt, không khóc cũng không quậy phá, đối với chuyện mẹ mình vào tù không hề hỏi một câu, người bên nhà cậu nghĩ rằng cô chẳng biết gì.
Cả nhà đối xử với cô thực sự không quá thân thiện. Mỗi ngày cậu nhìn thấy cô thì đều mặt ủ mày chau, trên mặt viết đầy chữ muốn vứt bỏ cái thứ của nợ này. Mợ luôn luôn nói mấy lời độc miệng với cô, nói cô "xui xẻo", nói cô "đồ sao chổi", nhưng lại không thể không tạm thời tiếp nhận nghĩa vụ nuôi dưỡng cô.
Lúc thi lớp 6, điểm thi của Thường Yến Thanh đứng nhất toàn trường, nhưng cậu lại cho cô thôi học, bởi vì mấy năm nay họ sinh con, đã không còn dư tiền để thanh toán học phí cho cô nữa, cung cấp cho cô học hết chương trình bắt buộc đã là tận tình tận nghĩa lắm rồi.
Cũng chính trong buổi tối như thế, Thường Yến Thanh mười ba tuổi đã chạy trốn.
Cô co ro dưới chân cầu vượt ở cũng với mấy người lang thang một đêm. Cô nghĩ đến mẹ, không hiểu tại sao mẹ ra đi không một lời từ giã, trước khi đi cũng chẳng nói với cô được đến câu thứ hai, ngay cả một câu "Chờ mẹ về nhé" cũng keo kiệt không muốn mở miệng.
Nửa đêm, gió thổi rất lạnh, Thường Yến Thanh run lập cập, cả đêm không ngủ. Trời vừa sáng, cô lập tức bắt đầu đi tìm việc làm. Cô nhất định phải tìm được một công việc để gom góp tiền học và chi tiêu cuộc sống của mình.
Tìm hỏi rất nhiều cửa hàng, đều không ngoại lệ chê tuổi của cô quá nhỏ, từ chối cô, còn có người liếc cô và buông lời châm chọc, dù sao thuê trẻ em lao động cũng là chuyện phạm pháp.
Cũng may có một bà chủ siêu thị nhìn thấy cô đáng thương nên đã thu nhận cô, bao chuyện ăn ở của cô, cũng sắp xếp cho cô một công việc, mặc dù tiền lương không nhiều nhưng đối với Thường Yến Thanh lúc đó mà nói đã là một số tiền rất lớn rồi.
Nhiều năm sau, cô vẫn nhớ kỹ gương mặt hiền lành của bà chủ năm đó, mặc dù siêu thị đã đóng cửa từ lâu, bà chủ cũng đã dọn đến một nơi khác, không còn quay lại nữa.
Sáng sớm đưa sữa bò, buổi sáng đi học, buổi tối làm thu ngân, bình thường giúp đỡ người khác làm bài tập để kiếm thêm vài đồng bạc lẻ, ngày này qua ngày khác đều là cuộc sống như vậy.
Cho đến năm lớp 10, mẹ được phóng thích, cô mới rời khỏi nơi ở lúc ban đầu, dùng số tiền bản thân dành dụm được trong nhiều năm để thuê một căn nhà một tầng để sống cùng với mẹ.
Ngày đón mẹ ra tù, Thường Yến Thanh không nói một lời. Trong lòng cô cũng có oán giận, nhưng cô cũng chỉ còn lại một người thân này.
Ở trong tù năm năm, sức khỏe của mẹ đã không còn được như lúc trước, không làm được việc nặng, vất vả lắm mới tìm được một công việc nhẹ nhàng tuy tiền công không cao. Thường Yến Thanh vừa học vừa làm, lo chi tiêu trong nhà, miễn cưỡng chèo chống được cuộc sống của hai người.
Có lẽ vận mệnh thích chơi đùa với con người. Khoảng vài năm sau, mẹ cô phát hiện cơ thể không thoải mái. Thường Yến Thanh không yên tâm, đưa bà ấy đến bệnh viện một chuyến, lại tra ra được ung thu vú, tuy là thời kỳ đầu, nhưng vẫn còn một khoảng tiền mới có thể tiếp nhận trị liệu.
Họ đã không còn tiền nữa, sinh hoạt còn chật vật thì làm gì có tư cách để bị bệnh.
Còn có một khoản nợ của người chết chưa trả xong, đều ép còng lưng của hai người.
Giống như cọng rơm cuối cùng đè gãy lưng lạc đà, lần này, Thường Yến Thanh bó tay chịu trói.
Hôm đó, rời khỏi bệnh viện, trên đường đi, mẹ cô không ngừng than thở. Cô đưa mẹ về nhà, lại rời khỏi căn nhà với bầu không khí nặng nề khiến cho người ta hít thở không thông kia.
Cô không đến lớp học mà ngồi ngẩn người trên chiếc ghế dài trong quảng trường. Cô nghĩ bầu không khí của trường học đã không còn thích hợp với cô nữa.
Tiền thuốc men, phải đi đâu mới kiếm được chi phí thuốc men giá cả trên trời này chứ? Chẳng lẽ trơ mắt đứng nhìn mẹ chết đi sao? Cô không làm được.
"Cô gái này, chào cô. Xin hỏi có hứng thú làm ngôi sao không?"
Cô nghe thấy có người hỏi như vậy.
"Làm ngôi sao?" Thường Yến Thanh ngẩng đầu lên: "Cô có thể cho tôi hai trăm ngàn tệ không?"
Người vừa đến hơi kinh ngạc: "Cô muốn hai trăm ngàn tệ làm gì?"
"Chữa bệnh."
Lúc này, người kia mới hiểu ra, sau đó hỏi tiếp: "Mạn phép hỏi một câu, là ai bị bệnh vậy?"
"Mẹ tôi."
Người kia suy nghĩ một lúc, tuyệt đối không thể buông tay một hạt giống tốt như vậy được, lúc này bèn đưa ra quyết định: "Được, chỉ cần cô ký với công ty của chúng tôi, chúng tôi có thể đưa cho cô hai trăm ngàn, hơn nữa, trong tương lai, cô có thể kiếm được nhiều hơn hai trăm ngàn nữa là khác."
Ánh mắt của cô ta luôn rất chuẩn xác. Ký với cô, là một cuộc mua bán chẳng những không lỗ mà còn kiếm được bộn tiền.
Lừa đảo hay không lừa đảo đã không còn quan trọng nữa, chỉ cần có thể đưa cho cô hai trăm ngàn, kêu cô làm gì cô cũng chấp nhận.
Lúc đó, Thường Yến Thanh đã đi với cô ta. Xem như may mắn, đối phương thực sự là một công ty giải trí nghiêm chỉnh, chỉ là quy mô còn nhỏ, vẫn chưa có danh tiếng gì mấy. Cả hai vui vẻ ký hợp đồng, cô chính thức bán mình cho công ty này.
Thường Yến Thanh cầm được tiền, lập tức đưa mẹ nhập viện, từ bỏ việc học, bắt đầu cuộc sống ngôi sao của mình. Cũng may, mặc dù cô cần tiền gấp nhưng vẫn chưa đến mức quá ngu dốt. Lúc trước, khi ký kết hợp đồng, cô đã tranh thủ cho bản thân, giữ lại điều khoản "công việc nào không muốn nhận thì có thể không nhận" này, mà công ty cũng rất xem trọng phương hướng phát triển của cô, nghĩ đến lợi ích sau này, khẽ cắn môi đồng ý.
Mới đầu, Thường Yến Thanh chỉ chịu mệt nhọc nghe theo sự sắp xếp của công ty, mài dũa kỹ năng diễn xuất, nghiêm túc tiếp xúc với phim ảnh. Sau khi hot lên chỉ sau một đêm, cô cũng không được trải nghiệm niềm vui mà người thường được có. Công việc mỗi ngày càng thêm bận rộn, cô biến thành một cỗ máy kiếm tiền không có tình cảm, tới tới lui lui giữa các phim trường, sống vì diễn viên nhưng lại không hề yêu thích công việc này một chút nào.
Cho đến khi cô gặp Nguyệt Lượng. Đó là một chút ánh sáng trong cuộc đời tăm tối của cô, là sự cứu rỗi trong sinh mệnh của cô.
Trước khi quen biết Nguyệt Lượng, Thường Yến Thanh không hề biết hóa ra cuộc sống cũng có thể thú vị như vậy. Cô trở nên bắt đầu yêu quý cuộc sống, bắt đầu mong đợi ngày mai, bắt đầu thực sự yêu thích quay phim.
Cô đã yêu một người, một người hoàn toàn không giống với mình.
Đây là trò đùa thứ ba ông trời sắp đặt cho cô, sư hấp dẫn sâu sắc không thể giải thích được. Cô cũng không biết tình yêu này đến từ đâu.
Thường Yến Thanh cũng từng suy nghĩ tại sao hết lần này đến lần khác phải là Nguyệt Lượng, hết lần này đến lần khác phải là nàng, mà không phải là một người nào khác. Sau đó, cô hiểu ra, đổi lại thành những người khác thì không thích hợp, chỉ có duy nhất một người như vậy, mới có thể mở ra cánh cửa sổ trong lòng cô, cho cô một chút ánh sáng.
Yêu một người vốn dĩ rất hèn mọn. Thường Yến Thanh cô cũng không phải là thánh nhân, cũng sẽ có một ngày khổ sở vì tình.
Tâm trạng bất an chầm chậm sinh sôi. Cô bắt đầu sợ hãi, bắt đầu do dự, bắt đầu suy nghĩ lung tung. Ví dụ, nếu như người kia quay người bỏ đi thì cô nên làm gì?
Cô thử tự thuyết phục bản thân, rời khỏi nàng, càng xa càng tốt. Kết cục cuối cùng lại là càng lún càng sâu.
Cô thua rồi, thua vì sự yêu thích sâu đậm của đối phương cũng giống như mình.
Nếu như nhất định có kiếp nạn này, cô tình nguyện hóa thành một chú bướm, mặc kệ tất cả lao đến, cho dù con đường phía trước không suy đoán được.
"Tụi con định khi nào sẽ không khai?"
Câu hỏi của mẹ Thường cắt ngang mạch suy nghĩ của Thường Yến Thanh.
Cô thu lại những kí ức không mấy tốt đẹp kia, nghiêm túc trả lời câu hỏi của mẹ: "Con muốn, nhưng em ấy không đồng ý."
Mẹ Thường nghe xong, không kiềm lòng được thở dài: "Mẹ biết chuyện công khai sẽ gây ra ảnh hưởng đến sự nghiệp của con. Nhưng tám năm rồi, người ta đối xử tốt với chúng ta như vậy, chúng ta thực sự mắc nợ họ quá nhiều..."
Không phải bà ấy không quan tâm đến sự nghiệp của con gái mình, mà là vì cả nhà họ Tần đối xử quá tốt với mẹ con họ, không chê quá khứ và gia đình con gái mình, cũng chưa từng ghét bỏ quá khứ u ám của bà ấy. Tuy nói là phòng vệ chính đáng, nhưng cuối cùng vẫn là gϊếŧ người, chỉ cần bà ấy còn sống một ngày thì vẫn phải gánh lấy tiếng nhơ tội phạm gϊếŧ người, không trốn được.
Ngũ Nguyệt gả cho con gái của bà ấy, sinh con, không danh không phận. Nhà họ Tần lại còn vô cùng thân thiết với họ. Bà ấy vẫn luôn mang theo áy náy.
Lúc đầu, con gái nói với bà ấy, nói mình đang ở bên một cô gái. Bà ấy kiên quyết không đồng ý, nhưng thái độ của con gái cũng vô cùng kiên định, mãi mãi sẽ không nói lời chia tay.
Sau đó, bà ấy nghĩ thông rồi. Bà ấy có tư cách gì để cấm cản tình cảm của cô? Bà ấy còn sống đã là một gánh nặng cho con gái rồi, không làm hết nghĩa vụ của một người mẹ, bây giờ có mặt mũi nào để dạy bảo cô.
Sau khi hai nhà làm thông gia, nhìn thấy nhà họ Tần đối xử tốt với mẹ con hai người như vậy, trong lòng bà ấy lại càng hổ thẹn. Sự áy náy nặng nề đó luôn đặt trong lòng, khiến cho bà ấy không thể thở nổi.
Mẹ Thường nghĩ đến chỗ này, bắt đầu thở hồng hộc, chắc là cảm xúc quá chập trùng, khiến cho bệnh cũ tái phát.
"Dạ, con biết rồi." Thường Yến Thanh vuốt lưng bà ấy, trấn an nói, lại rót cho bà ấy một ly nước: "Con sẽ nói chuyện đàng hoàng với em ấy."
Mẹ Thường: "Được, được, con tự có chừng mực, tự đưa ra quyết định đi."
Thường Yến Thanh chậm rãi đỡ bà ấy nằm lại xuống giường, đắp kín chăn: "Mẹ, con về trước."
Mẹ Thường nhắm mắt lại, im lặng hơi gật đầu. Cô lập tức rời khỏi phòng, vẫn không quên tắt đèn, đóng cửa phòng lại.