Theo hệ thống quy định, mỗi chức nghiệp đều phân thành : sơ cấp, trung cấp, cao cấp, đại sư, tôn sư và đại tôn sư.
Phu tử tương đương với tôn sư, nhưng là người học cao hiểu rộng, địa vị đặc thù.
Trong “Vương Mệnh” số người đạt đến tôn sư cực hiếm, và đều là nhất môn chi chủ.
Còn đại tôn sư, chỉ mới nghe nói có Bách Tuế Tôn Sư, Vạn Niên Cung chưởng giáo là đạt đến cấp độ đó.
Giữa lúc Giang Phong đang suy nghĩ, chợt nghe Long nhi hỏi :
- Ba ba.
Phu tử tài giỏi lắm phải không ?
Giang Phong khẽ cười, nói :
- Phải rồi.
Phu tử là người học cao hiểu rộng, rất tài giỏi.
Long nhi nói :
- Ba ba.
Sau này Long nhi cũng sẽ là phu tử.
Long nhi muốn học cao hiểu rộng để phụ giúp ba ba.
Giang Phong mỉm cười khen Long nhi hiểu biết.
Hồ lão phu tử cũng bật cười, xoa đầu Long nhi, nói :
- Tiểu công tử thật đáng yêu.
Đại nhân có thể để ta thu tiểu công tử làm đệ tử không ?
Giang Phong cả mừng, nói :
- Thế thì còn gì bằng.
Nhưng Long nhi còn quá nhỏ, không tiện đi xa.
Hy vọng tiên sinh có thể ở lại bản trấn ít lâu, dành chút thời gian dạy dỗ Long nhi.
Bản trấn vừa xây dựng xong Thư Viện, tiên sinh cũng có thể dùng làm nơi trước tác, để lưu lại cho đời sau.
Hồ lão phu tử nhìn Giang Phong, cười nói :
- Đại nhân muốn lưu lão lại phải không ?
Giang Phong nói :
- Nếu được thế thì còn gì bằng.
Thật ra ta chỉ hy vọng tiên sinh có thể dừng chân ở bản trấn ít lâu, dạy dỗ Long nhi và con em trong trấn.
Khi nào tiên sinh muốn đi thì ta không dám giữ.
Tiên sinh thấy hoàn cảnh bản trấn thế nào ?
Hồ lão phu tử cười nói :
- Địa thế lân lâm cận thủy, kiến trúc tráng lệ nguy nga, dân chúng có cuộc sống ấm no sung túc.
Hoàn cảnh sống cực tốt, có thể xem là nơi phong thủy phúc địa.
Lão lại đưa mắt nhìn Giang Phong, nói tiếp :
- Mặc dù đại nhân ưa thích hưởng thụ một chút, nhưng lại biết lo nghĩ cho dân chúng trước tiên.
Mấy hôm nay lão chú ý quan sát, thấy đại nhân trong lúc thiếu thốn đã chăm lo nơi ăn chốn ở cho dân chúng trước chứ không ưu tiên tu sửa Công Đường, lại đề ra nhiều chính sách ưu đãi dân chúng, xứng đáng là phụ mẫu chi dân.
Giang Phong nói :
- Dân là gốc của xã tắc.
Dân chúng có ấm no thì xã hội mới phồn thịnh được.
Hồ lão phu tử vuốt râu nói :
- Đại nhân nói phải lắm.
Ở nơi phong thủy phúc địa thế này, lão nhân tiện ở lại viết ra những điều tâm đắc cũng hay.
Giang Phong cả mừng, nói :
- Vậy là tiên sinh đồng ý lưu lại bản trấn.
Hay quá.
Từ nay Thư Viện sẽ giao lại cho tiên sinh sử dụng.
Hồ lão phu tử nói :
- Lão đã chu du nhiều nơi, chưa thấy nơi nào có Thư Viện quy mô tráng lệ như ở đây.
Có lẽ trừ ở Vương Đô ra, Thư Viện ở đây là thiên hạ đệ nhất.
Chúng ta đến đó xem thử.
Giang Phong gật đầu nói :
- Mời tiên sinh.
Tiên sinh có cần gì cứ căn dặn Lưu sư gia là được.
Mọi người cùng đi đến Thư Viện.
Thư Viện nối liền với Học hiệu, nằm ngay đại lộ, xung quanh được hoa viên bao bọc thành một khối, hoàn cảnh trang nhã mỹ lệ.
Hồ lão phu tử vừa bước vào Thư Viện, Giang Phong chợt nghe hệ thống thông báo :
- Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân kết hợp Học hiệu, Thư Viện và Phu tử, hình thành đặc thù liên hợp kiến trúc - Học Viện.
Xin đặt tên.
- Tử Long.
- Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân trở thành viện trưởng của Tử Long Học Viện.
Mong tiếp tục cố gắng, phát triển Tử Long Học Viện ngày càng rạng rỡ hơn.
- Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân thành lập Học Viện đầu tiên của bản triều, đặc thù tưởng lệ uy vọng 1.
Mong tiếp tục cố gắng, làm rạng danh văn hiến bản triều.
Ý ngoại a.
Tử Long Học Viện, nghe tên cũng biết là nâng cấp bản của Học hiệu rồi, có lẽ tương đương với bậc Đại học.
Nhưng nghĩ lại cũng phải, tôn sư cấp địa vị cao quý, hầu như đều là nhất môn chi chủ, đây lại còn là Phu tử, càng tôn quý hơn, kết hợp với Học hiệu và Thư Viện, hình thành nên Học Viện cũng là bình thường.
Nhưng đáng mừng hơn cả là tưởng lệ uy vọng 1.
Đến lúc này Giang Phong đã quá hiểu tầm quan trọng của uy vọng rồi.
Tổng diện tích của Học hiệu và Thư Viện chỉ là 2900 mét vuông, nhưng do được hoa viên bao bọc, liên kết thành một khối thống nhất, nên khi chuyển hóa thành Học Viện đã khiến cho Học Viện trở thành một kiến trúc rất rộng lớn, diện tích 110x60, tính ra chỉ thua Nha Phủ.
Bên trong Học Viện có hoa viên, lâu các, đình viện, giếng nước, toàn được kiến tạo bằng cẩm thạch trắng, càng hiển hiện vẻ huy hoàng.
Vào trong Học Viện, mọi người đi đến nơi làm việc của viện trưởng.
Đó là một tòa lâu các 4 tầng, cao nhất Học Viện, nằm giữa một hoa viên xinh đẹp.
Cách đấy không xa là Thư Viện và các dãy đình viện dùng làm lớp học.
Mé ngoài cùng mới là các tòa lâu các 3 tầng làm nơi sinh hoạt của học viên.
Trong Học Viện, mỗi lớp học có thể thu nhận số học viên gấp đôi Học hiệu.
Thầy đồ có thể cùng lúc dạy 6 học viên, giáo sư 10, còn tôn sư là 18.
Thời gian một khóa đào tạo, thầy đồ 24 giờ học, giáo sư 12, tôn sư 6, có thể dạy liên tục, cũng có thể mỗi ngày chỉ dạy vài giờ.
Tùy tư chất và sự cố gắng của mỗi người mà thời gian có thể ngắn hay dài hơn.
Giang Phong tuy là viện trưởng, nhưng chưa có kỹ năng nào đạt được cao cấp, hệ thống miễn cưỡng cho thu nhận đệ tử 1.
Nhưng thời gian một khóa đào tạo, đối với trung cấp kỹ năng của Giang Phong là 48 giờ học, còn đối những sơ cấp kỹ năng là 96.
Ai ! Phải cố gắng hơn nữa a.
Ngoài ra, dù sao viện trưởng cũng có thể kể là nhất môn chi chủ, nên Giang Phong có được thêm đặc thù kỹ năng :
“Sưu tra thuật : đặc thù kỹ năng; yêu cầu : nhất môn chi chủ; có thể tra xét được danh tính, chức nghiệp, tông phái và đẳng cấp của những người có đẳng cấp thấp hơn.”
“Ẩn tàng thuật : đặc thù kỹ năng; yêu cầu : nhất môn chi chủ; có thể ẩn tàng mọi thông tin bản thân, trừ đại tôn sư cấp, không ai có thể dùng sưu tra thuật thu thập thông tin được.”
Giang Phong kích hoạt quyền hạn viện trưởng, bổ nhiệm Hồ lão phu tử làm phó viện trưởng, và giao luôn Viện trưởng lâu cho lão sử dụng.
Sau đó lệnh cho lão sư gia tuyển chọn trong trấn 17 người dân có năng lực nhất đến làm đệ tử của Hồ lão phu tử.
Danh ngạch còn lại đương nhiên là Long nhi rồi.
Lão phu tử là tôn sư cấp, có thể đào tạo ra cao cấp kỹ năng, ngoài chiêm tinh thuật số còn có cả chính trị, y dược, nông canh và âm nhạc.
Nếu không biết nhiều hiểu rộng như vậy, sao có thể gọi là phu tử được.
Phải tranh thủ a.
Nếu 17 người kia học hành đến nơi đến chốn, sau khi học xong sẽ có thể trực tiếp trở thành thầy đồ, thu nhận học viên.
Chứ cả tòa Học Viện rộng lớn mới có 2 thầy đồ, 1 giáo sư và 1 phu tử, tổng số thầy trò tối đa cũng chỉ 44, vắng vẻ quá.
Để Long nhi ở lại, dặn dò Long nhi cố gắng học hành, Giang Phong rời Học Viện, thấy vẫn còn sớm, thuyền chưa tạo xong, liền thuận tiện đi đến Khách điếm, hy vọng có thể tìm thuê được những chức nghiệp đang cần.
Vào Khách điếm, gọi chưởng quầy mang số đăng ký đến.
Tra duyệt một lượt, thấy trong Khách điếm hiện có 5 người ở trọ, trong đó chỉ có 2 người đáng chú ý là mã phu và đầu bếp.
Giang Phong đang cần.
Mục dân đã có, nếu có thêm mã phu thì có thể xây dựng Mã trường, một kiến trúc rất quan trọng trong việc giao thương.
Chứ chẳng lẽ muốn đi đâu cũng cứ toàn chạy bộ.
Và đầu bếp duy nhất trong trấn hiện đang làm việc ở Tửu lâu, nhà bếp trong Nha Phủ đang thiếu đầu bếp.
Gặp 2 người họ, sau một lúc thương lượng, Giang Phong bỏ ra 2 kim tệ để thuê.
Thật ra đó là chi phí để bọn họ nhập tịch vào trấn chứ không giống như khi thuê quản gia, phải trả tiền công mỗi ngày.
Sau khi nhập tịch, bọn họ sẽ sinh hoạt giống như những trấn dân bình thường khác.
Sau khi phái đầu bếp vào Nha Phủ làm việc, Giang Phong điều động thợ mộc xây dựng ngay Mã trường.
Dựa theo quy cách của Lục Hoa Trấn, Giang Phong cho xây dựng Mã trường ngay cạnh Chợ, vị trí nằm ở con đường thứ hai phía sau đại lộ, gần với cổng trấn, phía trước chính là Khách điếm và Tửu lâu.
Vị trí mặt tiền đại lộ Giang Phong dự định xây dựng toàn Trang viện (cấp 2).
Hiện ở mặt tiền này chỉ mới có một số kiến trúc quan trọng như Học Viện, Văn Tổ Miếu, Đền thờ, Khách điếm, Tửu lâu.
Xong đâu đấy, Giang Phong điều động dân chúng vận chuyển 1100 đơn vị gỗ, 1100 đơn vị đá và 100 đơn vị lương thực xuống Bến thuyền dưới bờ sông.
Lão sư gia cũng được lệnh tập hợp 1 thợ mộc, 1 ngư dân và 8 phổ thông dân chúng.
Đội thân vệ cũng được lệnh điều động 4 sĩ binh xuống bến.
Danh Sách Chương: