Trời vừa chập choạng tối, Đặng Khôi dẫn quân áp sát Man trấn.
Sự việc trái với lệ thường khiến cho Man binh tướng sĩ đều cảnh giác.
Lúc trước, Đặng Khôi vì quân số ít, chỉ đóng quân ở xa xa, chiếm giữ các nơi hiểm yếu cố thủ chứ chưa bao giờ dám đưa quân áp cảnh.
Dưới sự quan chú của Man binh, Đặng Khôi không hề có ý điều quân công trấn, chỉ phân thành mấy toán, chia nhau đi phá hủy các kiến trúc nằm bên ngoài thành tường như Nông trường, Mục trường, Trại mộc, Bến thuyền, … Ý định quấy nhiễu quá rõ.
Nếu các kiến trúc đó bị phá hủy hết, Man trấn sẽ mất đi năng lực tự túc lương thực.
Tất nhiên bọn họ vẫn có thể xây dựng lại, nhưng Đặng Khôi cũng vẫn có thể đến phá hủy lần nữa.
Trừ phi bọn họ thường xuyên phái quân đội túc trực bảo vệ trấn dân sản xuất.
Nhưng cách đó không khả thi chút nào.
Nhìn thấy phía Đặng Khôi toàn bộ quân binh tướng sĩ chỉ có 667 người, Man tướng trấn thủ tiểu trấn không nhẫn nại được nữa, lập tức điều phái chín đoàn sĩ binh xuất trấn tấn công quân địch, chỉ để lại một đoàn giữ trấn.
Toàn trấn có một vệ binh phòng thủ, chiếm đến gần một nửa dân số trấn.
Tỉ lệ quân dân cao như thế chứng tỏ trấn này có vị trí đặc biệt trọng yếu.
Chính Giang Phong cũng nghĩ vậy nên mới phái đại quân đến đây.
Quân số xuất chinh của An Phú Trấn còn hơn gấp đôi tổng dân số của Man trấn.
Khi Man binh vừa hùng hùng hổ hổ xuất trấn, Đặng Khôi liền phát lệnh lui quân.
Quân binh nhanh chóng rút lui thật xa.
Man tướng có vẻ cảnh giác, không cho Man binh đuổi theo, chỉ đi tuần một vòng, đoan chắc quân địch đã đi xa, liền rút quân trở vào trong trấn.
Đặng Khôi dẫn quân rút lui một đoạn khá xa, không thấy Man binh đuổi theo, liền dừng quân lại.
Y ngẫm nghĩ một lúc, tự nói một mình :
- Chẳng lẽ quân sĩ rút lui có trật tự, khiến quân giặc cảnh giác, không đuổi theo.
Có lẽ cần cho đội hình hỗn loạn thêm chút nữa.
Chợt nghe tiếng Vương Đại tướng quân từ phía sau vọng tới :
- Không.
Ngươi làm vậy rất hợp ý ta.
Cứ tiếp tục như vậy.
Đặng Khôi giật mình quay lại :
- Đại tướng quân.
Vương Đại tướng quân gật đầu nói :
- Quân giặc đã rút vào trong trấn.
Ngươi cứ quay lại tiếp tục quấy nhiễu cho ta.
Đặng Khôi nói :
- Đại tướng quân.
Man tướng có vẻ rất cảnh giác, không chịu dẫn quân đuổi theo.
Vương Đại tướng quân cười nói :
- Không sao.
Cứ thế mà làm.
Đặng Khôi đành vâng dạ, dẫn quân quay lại Man trấn, tiếp tục phân binh đốt phá.
Khi Man binh không nhẫn nại được nữa, hùng hổ xuất thành thì y lại lập tức dẫn quân rút lui, khiến Man tướng, Man binh tức tối vô cùng.
Cương trì như thế mấy lần, cả song phương đều mệt nhoài, tinh thần bì bị, sức lực đại giảm.
Nhưng phía Man trấn còn thảm hơn, cả quân dân đều mất ngủ cả đêm.
Địch quân kéo đến ngoài trấn đốt phá, gây ồn ào náo động như thế thì ai còn tâm trí đâu nữa mà ngủ nghỉ.
Đến gần sáng, Man tướng thấy cứ như thế này mãi cũng không phải là cách, không nhẫn nại nổi nữa, dưới sự đốc thúc của quân dân, liền quyết định dẫn quân đuổi sát theo phía sau bọn Đặng Khôi.
Thấy địch nhân đã chịu truy đuổi, Đặng Khôi mừng không kể siết, thống lĩnh quân binh dần dần rút lui về hướng có phục binh.
Nhọc mệt cả đêm chỉ chờ có giây phút này thôi.
Đại công sắp thành.
Song phương kẻ chạy người đuổi, chẳng bao lâu là đã rời xa Man trấn hơn mười dặm, đến một khu đất trống trải với nhiều cây bụi thấp chỉ đến gối.
Man tướng càng yên tâm vì nơi thế này rất thích hợp cho Man binh chiến đấu, nên càng hăng hái chỉ huy Man binh gia tăng cước bộ đuổi theo.
Đột nhiên, một hồi tù và trỗi lên.
Phía trước chợt xuất hiện một vệ trường thương binh chặn đường.
Đặng Khôi cũng chỉnh hợp quân binh gia nhập vào đội ngũ chiến đấu.
Man tướng cả kinh, vừa định hợp binh chống cự với đối phương đông gấp bội thì phía sau lại xuất hiện hai vệ địch quân chặn mất đường về.
Tiếp đó, hai bên trái phải xuất hiện hai vệ cung thủ, cứ nhắm vào đội ngũ Man binh ở giữa mà xạ tiễn.
Cung thủ tuy chỉ chiếm hơn một phần ba quân số, nhưng sát thương lực lại lớn nhất.
Liên hoàn xạ kích, hơn hai nghìn cung thủ nhất tề xạ tiễn.
Man binh hầu như không được trang bị khải giáp, dù sinh mạng cũng lên đến vài vạn, nhưng trúng chừng vài trăm mũi tên là tử vong.
Khắp trời đều thấy tên bắn vun vút, chẳng có chỗ nào mà tránh né.
Hơn sáu nghìn sinh lực quân vây đánh chừng một nghìn Man binh sức cùng lực kiệt, kết quả không có huyền niệm gì.
Bọn Man binh càng tuyệt vọng hơn khi phía địch quân xuất hiện hàng trăm pháp sư và tế tự gia nhập cuộc chiến.
Hai pháp sư đoàn hợp lực thi triển đại hình thủy hệ pháp thuật, đã lập tức quyết định sự thảm bại của Man binh.
Man tướng bị sát, Man binh quá nửa tử vong, số còn lại hầu như thương tich đầy người, mất sức chiến đấu, cũng không có cơ hội đào thoát, đành chịu phận tù binh.
Tận dụng chiến quả, Vương Đại tướng quân lập tức điều động bản bộ gồm ba vệ trường thương binh, hai vệ cung thủ, cùng pháp sư đoàn và tế tự đoàn nhanh chóng hành quân đến Man trấn.
Đặng Khôi cùng hơn sáu trăm binh sĩ do y thống lĩnh ở lại coi giữ hơn bốn trăm tù binh, đồng thời tranh thủ nghỉ ngơi lấy lại sức sau cả đêm phấn đấu.
Đến trước Man trấn, không để cho Man binh kịp phản ứng, Vương Đại tướng quân lập tức chỉ huy binh sĩ cường công.
Hai vệ cung thủ cùng pháp sư đoàn cứ nhắm phía trên đầu tường loạn xạ, quyết không cho Man binh có cơ hội xuất hiện trên tường tổ chức phòng ngự.
Trường thương binh thì tập trung công phá cửa trấn.
Bên trong Man trấn chỉ còn một đoàn Man binh với hơn trăm người, dù liều mạng tổ chức phòng ngự nhưng lực bất tòng tâm.
Hễ kẻ nào vừa xuất hiện trên đầu tường là lập tức trở thành đích nhắm của hàng trăm cung thủ, chỉ giây lát là đã bị xạ sát.
Ầm …
Sau một thanh âm chấn động, cổng trấn sụp đổ, đại quân ào ạt tràn vào trong trấn, hễ gặp Man binh là xông lại vây sát.
Man dân kinh hoàng trốn cả trong nhà, không ai dám ló mặt ra ngoài.
Quân dân toàn trấn hiện tại còn lại chỉ hơn nghìn, trong đó Man binh chỉ còn vài chục, nếu chống cự lại hơn năm nghìn địch quân trang bị tinh lương, dữ như hổ báo, chỉ có một đường là toàn trấn sẽ bị đồ sát hết sạch.
Sau khi tên Man binh cuối cùng bị sát tử, phản kháng chấm dứt.
Tấm bia đá ở Nha Phủ cũng bị phá hủy.
Vương Đại tướng quân chính thức tiếp quản, chỉnh đốn lại Man trấn.
Đương nhiên quân đội là của Giang Phong, họ Vương là gia thần, nên tiểu trấn này cũng được sát nhập vào địa hạt An Phú Trấn.
Công việc quan trọng ngay sau đó là an dân, tuy Vương Đại tướng quân không mấy thiện trường, nhưng cũng đành phải miễn cưỡng tiến hành.
Cũng may sau đó Giang Phong đến nơi, có dẫn theo một viên sơ cấp văn quan, do trung cấp sư gia học xong chính trị, chuyển chức mà thành.
Viên sơ cấp văn quan này lập tức được bổ nhiệm làm trấn trưởng, chính thức tiếp quản sự vụ của An Bình Trấn, tên mới do Giang Phong đặt.
Vương Đại tướng quân được rảnh tay mà chỉnh đốn quân đội.
Thống kê tổn thất, đại quân tử vong 86 người, bị thương 562 người.
Đương nhiên, có Giang Phong ở đây thì binh sĩ trận vong cũng sẽ được Hồi sinh, tuy tốn khá nhiều thời gian để thi triển Hồi sinh thuật, nhưng đối với Giang Phong lúc này, binh sĩ cũng là kim tệ.
Nếu là đại hình chiến tranh, binh sĩ trận vong hàng vạn thì Hồi sinh thuật tác dụng không đáng kể, nhưng đối với tiểu hình chiến tranh, binh sĩ trận vong chỉ khoảng trăm người thì tác dụng sẽ rất lớn, khiến cho bản quân đạt được kết quả vô thương vong.
Những người bị thương cũng được tế tự đoàn tiến hành cứu chữa.
Mấy trăm người dân Giang Phong mang theo từ An Phú Trấn cũng chính thức nhập trụ An Bình Trấn.
Theo kết quả bàn bạc với Giang lão và Hồ lão phu tử, cần phải khống chế tỉ lệ Man dân trong trấn không được cao hơn dân Kinh tộc, để tiện cho song phương sinh sống hòa hợp, cũng như không phát sinh bất trắc.
Hơn nữa, có như thế lưu dân tìm đến mới là người Kinh tộc chứ không là Man tộc.
Số Man dân thừa ra, Giang Phong cho đưa lên thuyền di dân đến An Phú Trấn.
Hơn bốn trăm tù binh cũng đi cùng, do Giang Phong thống lĩnh sĩ binh áp tải.
Đặng Khôi sau một phen sục xạo truy tra, cuối cùng cũng tìm được gian tế trốn trong một gian nhà ở khu dân cư, hơn nữa còn ý ngoại bắt thêm được hai tên khác.
Y hứng khởi áp giải gian tế, cùng theo Giang Phong về An Phú Trấn, rồi từ đó sẽ thông qua không gian truyền tống pháp trận giải về triều đình.
Danh Sách Chương: