Thời điểm xa giá đưa Lý Thuần Nhất vội càng chạy về hướng Đông. Sau đại họa, thành Trường An theo quy định đình chỉ yến tiệc, phố phường tạm ngừng hoạt động, các nha môn cùng cung điện đều giảm thiểu chi tiêu, nói rằng đây là vì cầu phúc.
Nhịp sống của kinh đô và vùng lân cận tựa hồ đang chạy chậm lại, chỉ có mấy người Trưởng lại ngày nào cũng đôn đáo chạy ngược chạy xuôi, kiểm tra chi tiết thực trạng thiên tai.
Mắt thấy đã gần tới cuối năm nhưng trong thành Trường An không có lấy một chút vui mừng. Mấy tháng trước đại thọ Nữ hoàng, khi ấy toàn thành ăn mừng, khung cảnh giống như vẫn còn ở ngay trước mắt. Nhưng mấy tối vui chơi ấy tựa hồ đã đem hạnh phúc của cả một năm tiêu sạch sẽ không còn một mảnh.
Trận mưa to lần trước đi qua, Trường An liên tục không mưa không tuyết. Trời hanh khô sinh nhiều bụi bặm. Bước ra khỏi cửa, trên đầu chỉ có trời trong nắng ráo, trước mặt lại là khói bụi. Thời tiết cuối năm khó khăn khiến dân chúng hoang mang lo sợ, nhất là sau nạn châu chấu khiến các gia đình nông dân lao đao khốn đốn giờ lại thấy trời hạn hán, trong lòng ai cũng vô cùng lo sợ.
Vừa qua trận động đất, Trường An dường như lại chuẩn bị gặp kiếp nạn. Kinh Triệu Duẫn trong lòng vô vàn buồn bực, cuối cùng lâm cảnh bất đắc dĩ đành dâng thư cầu Kỳ Nhương tế trời, để tránh khả năng xảy ra nạn hạn hán. Nữ hoàng đáp ứng yêu cầu, nhưng thân thể bà không còn đủ khỏe mạnh để đi đường xa xóc nảy, lệnh cho Thái nữ Lý Thừa Phong tới Nam Giao cầu mưa.
Thời tiết vào đông khô ráo, xa giá ra khỏi Chu Tước Môn, dân chúng đứng đầy trên đường, người người chờ đợi trời giáng mưa xuống, chỉ mong cuộc sống thêm phần sinh khí. Cổ nhạc thanh Thái Thường Tự đi cùng xa giá, tiếng gõ giữa luồng không khí này không hiểu sao khiến người ta liên tưởng tới âm thanh gào thét.
Lý Thừa Phong, Chiêm Sự Phụ, và vài vị phụ tế Chính Sự Đường cùng đi tới Nam Giao. Tông Đình vì lý do đi đứng không tiện nên ở lại trong hoàng thành. Trung thư tỉnh lộ ra vài phần tĩnh mịch, bước vào đông chí, vạn vật bước vào thời khắc chuẩn bị sinh trưởng, vậy mà nhìn nhánh cây khô ngoài cửa sổ lay động trong gió giống như cánh tay gầy trơ xương, khô cằn chẳng có chút sinh khí.
Tông Đình cầm lấy hộp ma trận trước mặt, xoay trái trái phải phải, khối gỗ vốn đã được sắp xếp đúng trình tự đều bị hắn làm cho rối loạn. Lúc này, con quạ gầy yếu nằm trên bàn đột nhiên kêu "oa" một tiếng, Tông Đình liếc mắt lườm nó, nó liền im bặt không kêu thêm nữa. Ngày ấy mỗi lần ăn đều bị kéo lông đến đau khổ, con quạ đối với Tông Đình cực kỳ sợ hãi, nhưng thời điểm Lý Thuần Nhất ra đi không thể mang theo nên hiện tại phải ở đây, tâm trạng nó đặc biệt đặc biệt u uất.
Tông Đình từ trong hộp nhỏ lấy ra một phong thư, con quạ lập tức không sợ chết kêu lên một tiếng, ngay lúc cho rằng Tông Đình muốn để nó đi Sơn Đông truyền tin thì ngoài cửa có một con bồ câu trắng vỗ cánh phành phạch bay vào, cao ngạo đỗ xuống tay vịn trên ghế ngồi của Tông Đình.
Con quạ lại kêu "oa oa" hai tiếng, Tông Đình không thèm để tâm tới cho, cột lá thư lên con chim bồ câu trắng, đến khi thả nó bay đi rồi mới quay sang nói với con quạ: "Đợi lúc điện hạ quen với bồ câu trắng rồi sẽ thấy ngươi cực kỳ xấu xí, cánh chim có chăm sóc khỏi lần nữa cũng vô dụng, nàng ấy sẽ quên người thôi."
Con quạ ôm một bụng tức tối, trong đầu vẽ lên một kế hoạch chạy trốn.
Nó muốn đuổi theo chủ nhân lúc này đã đến đất Sơn Đông, lần này tâm chấn vụ động đất nằm Tề Châu thuộc vùng đất quản lý của Đô Đốc phủ, thời xưa Tề quận hay Tế Nam quận gồm: Thanh, Truy, Tể, Bộc, Đăng, Lục Châu. Đăng, phía đông giáp biển lớp, lần này đại chấn gặp tai họa nghiêm trọng, nhiều chỗ đất rung mạnh, sông cũng bị ngăn đoạn, nhà cửa đường sá, ruộng đất bị đánh sập có thể thấy ngay trước mắt, tổn hại nhiều tính mạng dân chúng, người lưu vong vô số.
Trưởng quản Tề Châu đô đốc phủ chính là Nguyên Tín
Ở nơi này, Nguyên gia hô phong hoán vũ, trong đó lại cấu kết với nhiều gia tộc khác, không hề đơn thuần. Huống chi Tề Châu là biên giới phía đông đất nước, vị trí chiến lược vô cùng trọng yếu. Trời cao, Hoàng đế ở xa, mấy năm nay không rõ đã biến đổi như thế nào. Tề Châu giống như một đoàn sương mù, Lý Thuần Nhất lại một thân một mình đi vào nơi đó.
Dọc theo đường đi vẫn có dư chấn, liên miên không dứt. Trên đường chứng kiến phong cảnh tiêu điều, trong ngày đông này thật đúng một chút không khí vui tươi cũng không có. Nhà sập không người quản, đê đập bị phá vỡ không có người tu sửa, ít ỏi mấy lều tị nạn thì một bát cháo nóng cũng không có. Gia đình lưu vong, bên đường xuất hiện ăn xin, cướp giật, trong ánh mắt tuyệt vọng đã xuất hiện tia muốn ăn thịt người, thật kinh hồn táng đảm.
Đêm nay đến Tề Châu, Lý Thuần Nhất ngủ tại Dịch sở. Trung lang tướng Tạ Tiêu dẫn vệ binh bảo vệ ngoài cửa để phòng ngừa lưu dân mất lý trí xông tới đánh cướp. Vợ chồng Dịch thừa đem cơm canh đến trước mặt nàng, vẻ áy náy nói: "Nơi này không thể sánh với trong cung vương phủ, đành phải để điện hạ thiệt thòi rồi."
Nói là vậy, nhưng nhìn một bàn đầy thức ăn, hoàn toàn không nhìn ra bộ dáng thiếu thốn. Lý Thuần Nhất bĩu môi không nói, cúi đầu ăn cơm, vẫn để lại phân nửa thực phẩm. Nàng ngẩng đầu nói với Đồng Dịch Thừa: "Đi mời Trung Lang tướng vào đây."
Dịch Thừa vội vàng ra ngoài gọi Tạ Tiêu, Tạ Tiêu theo lệnh bước nhanh vào đã thấy Lý Thuần Nhất mặc bộ quần áo vải, một tay đang đặt trên tấm bản đồ. Lý Thuần Nhất không ngẩng đầu lên, đem bàn thức ăn đẩy cho hắn, chỉ hơn phân nửa thực phẩm chưa động tới nói: "Ăn no bụng đi, nghỉ chút rồi lên đường". Nói xong ném cho hắn một bộ y phục thường dân.
Tạ Tiêu khó hiểu, hỏi lại: “Điện hạ, đây là…?”
Lý Thuần Nhất nhìn về cửa sổ hướng bắc bên cạnh: “Đợi Trung Lang tướng ăn xong, chúng ta sẽ rời khỏi đây.”
Nàng không thể ở lại Dịch sở đợi sáng mai người Đô đốc phủ tới đón. Dưới tình hình thiên tai cơ hồ không rõ hiện trạng, nàng vừa vào Đô đốc phủ, sẽ triệt để đánh mất quyền chủ động.
Tạ Tiêu mơ hổ hiểu ra nàng đang muốn đánh đòn phủ đầu, vì thế cúi đầu đem cơm canh trước mắt nhanh chóng ăn xong, lúc ngẩng đầu lên thì thấy Lý Thuần Nhất đã đem bản đồ nhét vào tay áo, dự định đẩy cửa sổ chạy ra ngoài. Trời giá lạnh, đất đóng băng, ngoài phòng lạnh thấu sương, Tạ Tiêu đổi quần áo liền dắt ngựa tới, Lý Thuần Nhất xoay mình nhảy lên ngựa hướng về trong thành mà chạy
Canh giờ này trong Đô Đốc phủ, phòng làm việc đèn đuốc vẫn thắp sáng trưng. Mỗi công văn Châu Thứ sử báo lên về tình hình thiên tai đều chất đống trên bàn, nhưng Nguyên Tín một tờ cũng không xem, chỉ dặn dò liêu tá dựa theo tình hình yên ổn trước khi gặp thiên tai mà báo cáo lên cấp trên. Liêu tá cầm bút do dự, dò hỏi: "Ngày mai Ngô vương đến, giả như viết tấu sai bị phát hiện, liệu có ổn không?"
Nguyên Tín tựa hồ vẫn chưa để Lý Thuần Nhất vào trong mắt: "Chỉ là đứa con gái được phái đến nơi này, sao lại để nàng ta chịu khổ được? Chờ nàng ta đến thì dốc lòng chăm sóc cho chu đáo, trải qua trận này, để nàng ta lông tóc không tổn hại một cộng mà quay về Trường An, nàng tự tại, chúng ta cũng thư thái đầu óc, đâu đã được sắp vào đấy, người nào cũng không phải chịu tổn thất."
Liêu tá gật đầu chấp nhận, cúi xuống viết báo cáo tình hình thiên tai dâng lên triều đình
Trong mỗi Đô Đốc Chưởng quận là các châu binh mã giáp giới, vừa là Đô Đốc phủ Tổng phán sự, đồng thời cũng kiêm quản lý dân chính. Lần này, trong khu trực thuộc gặp tai họa, mỗi Trưởng lại đều gấp rút báo cáo tới cấp trên, cuối cùng Đô Đốc phủ viết tấu sớ tổng kết gửi tới triều đình, lấy được lương thực cứu tế. Bởi vậy, trình báo như thế nào đều rất có học thức. Triều đình vì ngăn ngừa địa phương báo cáo giả cho nên phái sứ giả kiểm tra, giám sát, đảm bảo tình hình thiên tai gửi tới triều đình là sự thật.
Lần này Sơn Đông gặp biến, đảm đương nhiệm vụ giám sát là Lý Thuần Nhất. Nhưng Nguyên Tín tin chắc rằng một Hoàng nữ nhỏ bé thì chẳng thể làm lên sóng gió gì, mà nàng còn một thân một mình đi vào đây chẳng khác gì chui đầu vào lưới, nói chi tới kiến tạo công tích.
Bên này tấu chương viết xong cũng gần đến bình minh. Bấy giờ, trong thành Trường An bọn quan viên lục tục ra cửa, dưới ngũ phẩm tiến vào Chu Tước Môn, cá bơi vào biển thường tản ra trăm hướng, mỗi phó Chư tư, Chư vệ từ ngũ phẩm trở lên men theo Thiên An phố hướng về phía Bắc, ở bên ngoài Thừa Thiên Môn chờ đợi vào triều.
Trời vẫn khô nóng như vậy, Quang Lộc tự cung cấp bữa cơm ngoài hành lang cũng bởi vì mọi phép tắc đều đã bị xóa bỏ, bọn quan viên đang kêu đói trong lúc chờ đợi.Trong điện hầu, Ngự sử cũng giống như lính canh đi tới di lui, nói cũng không thể nói loạn, ai cũng khó tránh khỏi có chút bực bội phiền lòng
Sau khi Thái nữ tới Nam Giao cầu bình an, Trường An vẫn không có nổi một hạt mưa. Mặt trời chói lóa vẫn cứ hiện ra, dân chúng ngước nhìn trời cao, ngày càng lo âu.
Hôm nay tất cả quan viên đều bị triệu vào triều, ai cũng không ngoại lệ. Một đám quan viên đứng theo thứ vị, đám gia hỏa quỳ đầy Thiên đài. Nữ hoàng chậm rãi mở mắt, hỏi người trong coi Tư Thiên đài: "Đã cầu bình an, vì sao vẫn không có mưa? Liệu Thiên tượng có gì biến hóa sao?"
Người trong coi Tư Thiên Đài đáp lại: “Bẩm Bệ hạ, không có.”
"Lẽ nào Kính Triệu Phủ vẫn muốn hạn hán tiếp hay sao?" Thanh âm Nữ hoàng không cao, nhưng lộ ra cảm giác áp bách, là câu hỏi nhưng trong đó lại có ý muốn giáng tội.
Trông coi Tư Thiên Đài tuổi đã cao không dám lên tiếng, bên cạnh có một người tuổi trẻ không suy nghĩ kỹ càng đã mở miệng: "Bệ hạ, trời đất thiên tai chính bởi tà khí, chính suy tà tác quái, trong triều đình sợ có người không có đức hạnh nên khiến trời phẫn nộ."
Mấy câu như thế này trước nay đều là Nữ hoàng tự mình ngẫm ra mới có thể nói, từ khi nào đến lượt thần tử mở miệng? Huống chi chỉ là một tên quan nho nhỏ?
Nữ hoàng lập tức nhíu mày, vị quan tuổi trẻ nhưng không sợ chết kia nói: "Sơn Đông gặp động đất, đúng là có âm khí khác thường tác quái; mà Quan Trung lại hạn hán, sợ là bởi vì Kim khí hủy, Kim vi Binh, Binh không tập bởi thế mà gặp nạn. Muốn hóa giải vấn nạn Sơn Đông, hạn hán Quan Trung, sợ rằng phải tìm ra nguyên nhân trong đó mới có hiệu quả.
Câu nói kết thúc, trong lòng đám người dưới âm thầm suy đoán. Âm khí khác thường có lẽ nói tới Thái nữ Lý Thừa Phong không tu chính đức? Mà binh qua khác thường, là ám chỉ Sơn Đông hay Quan Lũng?
Thôi quan rất giảo hoạt không nói tới cuối, cũng không nói rõ ràng. Nữ hoàng hỏi: "Diêu Thôi quan không cần suy đoán hàm hồ, không bằng nói cho minh bạch."
"Vi thần chỉ nói Thiên tượng Ngũ hành, không dám vọng đoán chuyện triều chính." Thôi quan cự tuyệt.
"Tốt, ngươi không dám nói..." Nữ hoàng lại bắt đầu chỉ đích danh: "Gián Nghị đại phu có thể nói ra suy nghĩ của mình chăng?"
Hạ Lan Khâm bị nhắc đến cũng là trong dự liệu, sau khi hắn vào triều, Nữ Hoàng thường ở trên điện hỏi hắn cân nhắc chuyện chính sự. Mọi người nín thở chờ Hạ Lan Khâm mở miệng, ngay cả ánh mắt Lý Thừa Phong cũng nhìn về phía hắn.
Hạ Lan Khâm bước ra, cúi người nói: "Nếu Bệ hạ hỏi, thần liền nói thẳng, gần dây trong ngoài Hoàng thành quan lại dân chúng đều vì bày tỏ lòng kính Thiên mà tự tu thân, lời nói việc làm đều cân nhắc, tuy vậy Đông cung lại thiếu chút thành ý, vì lo nghĩ cho dân sinh, không biết Đông cung liệu có thể thu liễm lại chút không." Hắn trực tiếp nhắc tới việc sau đại họa, Lý Thừa Phong vẫn sống phóng túng, ngày đêm sênh ca, không tu đức hành thế khiến trời phẫn nộ.
Khớp hàm Nữ Hoàng âm thầm cắn chặt, ánh mắt lập tức hướng về phía Lý Thừa Phong.
Bên ngoài trời đã sáng, mặt trời lại bị sương che mờ thậm chí không nhìn rõ người bên cạnh.
Mà lúc này, người Tề Châu Đô Đốc phủ cũng đạp khí lạnh gió sớm chạy tới Dịch sở đón tiếp Lý Thuần Nhất. Người nọ chỉ tên muốn gặp Trung Lang tướng Tạ Tiêu, song thuộc hạ Tạ Tiêu nói: "Tối qua Trung Lang tướng đi ngủ đến giờ vẫn chưa ra, lúc này chắc còn chưa dậy, ta đi gọi tướng quân."
Tên thuộc hạ vội vàng vào trong gõ cửa, nhưng không hề có tiếng đáp lại liền đẩy cửa bước vào, chỉ thấy giường trống trơn, không khỏi sửng sốt. Hắn lập tức chạy tới cửa phòng Ngô Vương, gõ cửa cũng không thấy bất cứ động tĩnh gì. Nội tâm trầm xuống, hắn đi tới gặp sứ giả Đô Đốc phủ nói: "Ngô Vương và Trung Lang tướng dường như đều không còn ở đây."