Hồi ấy, bố đã nhặt được tôi ở cửa nào? Ý nghĩ này bỗng lóe lên, sau đó thì tôi tự xỉ vả mình: mày là đồ thần kinh, nếu nhặt được mày ở thùng rác thì mày cũng có khác gì đâu? Không lẽ màu cũng cứ nhớ tưởng đến cái thùng rác ấy sao?.
Tôi ngẩng đầu lên, bất ngờ nhìn thấy người đang đứng trước mặt là chị Hứa Khả, lần cuối cùng gặp chị ấy là cái ngày mà tôi từ Hải Nam về đây cách hơn một tháng. Chị mặc chiếc áo sơ mi trắng kết hợp với váy màu xám rất phù hợp, mái tóc búi gọn gàng không rối một chút nào, gương mặt trang điểm nhẹ, tay đeo một túi da màu đen, trông đúng tiêu chuẩn của một nữ nhân viên công sở. Chị đang đứng ngẩn ngơ gần bậc thềm, vẻ mặt u ám. Tôi đinh cứ thế mà lặng lẽ rời đi nhưng trong lòng có chút lo lắng, là người sống nội tâm, vậy mà chị lại có nhiều biểu cảm như thế khi đứng ở bệnh viện, tôi đoán chắc chắn có chuyện gì đó không hay.
Nghĩ ngợi một lúc, tôi bước lại gần, đập nhẹ vào người chị: “Chị Hứa”
Chị giật mình, ngẩng đầu lên nhìn tôi, nào một nụ cười miễn cưỡng. “Chào em, Từ Hàng, sao em lại ở đây?”
“Ông Trương bị ốm, nằm ở bệnh viện tuyến huyện. Bố em bảo em cầm hồ sơ bệnh lý và kết quả kiểm tra đến đây nhờ chuyên gia tư vấn xem sao. Chị không sao chứ?”
“Chị... không sao”
Thực sự chị ấy không giống như người không sao, có điều tôi cũng không muốn đóng vại một người hay xía vào chuyện của người khác, nên tôi gật đầu. “Thế thì tốt, tạm biệt chị”
Chị ấy ngăn tôi lại, “đợi đã, kết quả tư vấn thế nào?”
“Ôi, chị đừng nhắc đến nữa, em phải dậy sớm đến lấy số, xếp hàng gần ba tiếng đồng hồ, thế mà bác sĩ chỉ đảo mắt nhìn qua hồ sơ bệnh, nói vài câu rồi đuổi em đi. “Bị tiểu đường và bệnh bội nhiễm, mức độ cụ thể thế nào,phải điều trị thế nào cần kiểm tra thêm mới xác định được”
“Thế chẳng khác nào bọn họ làm khó em, chắc họ không tận mắt nhìn thấy bệnh nhân thì không chẩn đoán bệnh”.
“Em biết”, tôi thở dài “thôi, em về trước đây”
“Đợi một chút, tiểu Hàng, chị có thể đưa em đến bệnh viện Trung tâm Thành phố. Em trai chị làm bác sĩ khoa nội ở đó, mặc dù nó không phải là chuyên gia nhưng nghiệp vụ cũng khá giỏi. Nếu em không yên tâm, chị có thể bảo nó mời một bác sĩ chủ nhiệm khoa xem giúp hồ sơ, có thể họ sẽ cho em biết đáp án tường tận hơn”
Tôi nghi ngờ nhưng lập tức lại cười nhạo cái suy nghĩ đó của mình: mày thôi đi có được không? Rõ ràng mày không xác định được chuyện này, thế mà còn xuất hiện trước mặt con gái ruột của bố, cho dù mày có nhất quyết không nhận sự giúp đỡ của chị ấy thì cũng có thay đổi được gì đâu.
Tôi đi theo chị lên xe ô tô, lúc khởi động xe, chị bỗng nói với tôi: “Từ Hàng, em đừng nói cho em trai chị biết, chị và em gặp nhau ở bệnh viện nhé!”
Tôi gật đầu.
Bênh viện Trung tâm thành phố cách trường học tôi khá xa, là bênh viện có quy mô lớn nhất thàn phố này, chị Hứa Khả tìm gặp cậu em trai Hứa Từ Đông ở khoa nội của bệnh viện. Lần này, anh ta mặc một chiếc áo blouse màu trắng, trông rất nho nhã và có cảm giác uy nghiêm, chuyên nghiệp, rất xứng đáng trở thành người đại diện chi hình tượng bác sĩ trong các tấm áp phích quảng cáo tuyên truyền cho bệnh viện. Anh ta ngạc nhiên liếc nhìn tôi, sau khi chị Hứa Khả nói rõ mục đích đến, thái độ của anh ta vẫn lạnh nhạt, tuy nhiên, lúc xem hồ sơ bệnh và kết quả kiểm tra thù anh ta rất tỉ mỉ.
Chị Hứa Khả nói: “ Từ Đông, em xem có nên mời bác sĩ chủ nhiệm khoa xem giúp không?.
Anh ta cười: “Chị, chị tin em một chút có được không, căn bệnh này không phải là căn.bệnh quá phức tạp”, Sau đó, anh ta hỏi tôi “Ông cụ bị tiểu đường tuýp 2 đã nhiều năm rồi, hàng ngày không chú ý uống thuốc và ăn đúng giờ phải không?”
“Ông bị mắc chứng đãng trí tuổi già, thường ngày chỉ có bố em giục ông uống thuốc thôi. Nhưng gần một tháng nay, ông không sống cùng bố em, bố em có hỏi bọn đồ đệ của ông nhưng bọn họ trả lời ấp a ấp úng, nên cũng không rõ lắm”
Anh ta gật đầu: “Người già mắc bệnh tiểu đường thường có hiện tượng trí tuệ và trí nhớ giảm sút, chứ không chỉ do đơn thuần là mắc bệnh đãng trí tuổi già. Kết hợp với tình trạng bệnh lý của ông, có thể thấy tình trạng của ông là do mắc bệnh ceton acid tiểu đường, gọi tắt là DKA . Nếu người bênh tiểu đường bị bênh cấp tính hoặc uống thuốc không thường xuyên, ăn uống không thích hợp sẽ khiến insulin trong cơ thể hạ thấp, tăng nồng độ hormone trong đường huyết, ketone trong mạch máu cao, ketone trong nước tiểu cao, rối loạn chế điện giải,... Đây là một triệu chứng cấp tính lâm sàng thường gặp ở khoa nội,..”
Tôi cố gắng ghi lại, còn chăm chú hơn cả ghi bài ở lớp, chỉ sợ bỏ sót bất cứ thông tin nào để về báo cáo với bố. Có điều, tôi phát hiện thấy, bác sĩ không chỉ có cách viết đặc biệt mà ngay cả cách nói chuyện cũng mang tính đặc trưng nghề nghiệp rõ ràng. Ngoài những danh từ dùng cho ngành y khiến người ta ngơ ngác chẳng hiểu, họ còn luôn biết cách mang lại cho bạn một tia hi vọng. Đương nhiên những người đến.nơi này luôn sợ thất vọng, muốn nắm lấy một tia hi vọng cuối cùng, muốn trốn tránh quả búa tạ do trời định giáng xuống đầu, không thể không nói rằng, cách nói chuyện của họ vô cùng hợp.lý.
Chị Hứa Khả chắc cũng nhận ra tôi mù mờ không hiểu gì nên cũng hỏi thay: “Từ Đông, em nghĩ có cần phải chuyển đến bệnh viện thành phố điều trị không?”
Anh ta trầm tư một lát rồi nói: “ý kiến của tôi chỉ để cô và người nhà tham khảo thôi, điều kiện y tế của bệnh viện Trung tâm đương nhiên tốt hơn tuyến huyện, tuyến tỉnh, nhưng chỗ nằm điệu trị thì hơi khó, nếu không phải những chứng bệnh ngại và đặc biệt, chúng tôi không khuyến khích bệnh nhân chuyển đến đây.”
“Hay là hỏi ý kiến của chủ nhiệm bọn em xem sao?”
Chị Hứa Khả rất nhiệt tình giúp đỡ tôi, nhưng Hứa Từ Đông cũng chỉ hơi mỉm cười, không nói gì. Anh đưa chúng tôi đến gặp chủ nhiệm khoa nội, nhờ ông xem hồ sơ bệnh án và đưa ra ý kiến chẩn đoán. Tính tình của vị chủ nhiệm này khá cởi mở, ông mỉm cười nói với chị Hứa Khả: “Các cháu nên tin tưởng hoàn toàn vào Từ Đông, tôi thấy không có gì phàn nàn về những phán đoán của cậu ấy. Tôi còn nhớ bác sĩ Lý, chuyên khoa nội bệnh viện tuyến huyện, đã từng thực tập Thạc sĩ ở bệnh viện chúng tôi một năm. Thế này vậy, tôi sẽ gọi điện cho cậu ấy, hỏi tình hình của bệnh nhân này xem thế nào đã”.
Chủ nhiệm nhanh chóng tìm số điện thoại, rồi gọi điện cho bác sĩ Lý. Lúc hai người nói chuyện với nhau, tôi càng nghe không hiểu gì. Nhưng tôi thấy ông bác sĩ hỏi rất tỉ mỉ, và dường đầu bên kia cũng trả lời rất tường tận. Sau khoảng mười phút, ông ấy mới bỏ điện thoại xuống, nói với tôi: “Bác sĩ Lý nói với tôi về cách điều trị cho bệnh nhân, tôi thấy không có vấn đề gì, giai đoạn này cứ để bệnh nhân ở bệnh viện tuyến huyện điều trị, truyền dịch vào tĩnh mạch và tiêm thêm một lượng nhỏ insulin, điều trị ổn định rối loạn trao đổi chất dẫn đến nhiễm độc axit mà ketone trong máu cao, làm hạ thấp đường huyết và loại bỏ ketone, đồng thời chú ý đến từng sự thay đổi của các chỉ số. Chúng tôi sẽ giữ liên lạc xem có kịp thời thay đổi phương án điều trị không”.
Nghe ông nói xong, tôi đã nói cảm ơn ông. Lúc ra ngoài, tôi nói với Hứa Từ Đông: “Cảm ơn bác sĩ Hứa!”.
Anh ta chỉ lạnh lùng nói: “Không có gì”
Lúc đi theo chị Hứa Khả ra ngoài, tôi quay sang cảm ơn chị. Chị nói: “Không có gì mà, ông Trương là sư phụ của bố em, chị giúp đỡ cũng là việc nên làm.”
Tôi cười méo xẹo: “Em đã nói với bố rồi, em không để ý chuyện hai người nhận cha con đâu.”
Chị Hứa Khả mỉm cười, nói: “Mọi việc nên thuận theo tự nhiên, chị đã đến độ tuổi này rồi, không đến nỗi quá cần một người bố đẻ làm chỗ dựa tinh thần, có lẽ điều chị quan tâm nhất là sự thật. Bố em không muốn nhắc đến chuyện này, chị cũng không dám ép chú ấy. Từ Hàng, em đừng để chuyện nayfn trong lòng nhé! Cho dù như thế nào, chị cũng rất vui khi có một cô em gái như em.”
Chị ấy được dạy dỗ rất tốt nên mới phóng khoáng, thân thiết như thế, hoàn toàn là một người chị trong mơ ước của bao người, nhưng tôi không thể làm được cái việc là gọi một tiếng chị gái. Với tâm trạng của một đứa trẻ mồ côi, tôi cũng chẳng biết phải làm thế nào, đành lảng sang việc khác: “Chị Hứa, em không muốn xen vào chuyện của người khác, nhưng có một chuyện này em vẫn muốn hỏi chị một chút. Chị tránh không đến bệnh viện nơi em chị đang làm mà đến một bệnh viện khác, còn không muốn cho em trai chị biết, vậy thật sự không có chuyện gì với chị chứ?”
Gương mặt chị hiện vẻ do dự.
“Chị không muốn nói thì thôi, em không bắt chị nói đâu, sức khỏe của chị không sao là được rồi”.
Tôi quay người rời đi, chị ngăn tôi lại, cười khổ não: “Từ Hàng, chị thực sự không có chuyện gì cả, chỉ là.. chị có bầu rồi”.
Tôi vỗ ngực thở phào: “Nhìn sắc mặt chị thật là lạ, làm em tưởng bị làm sao... Bà chị ơi, người ta mười tám tuổi rồi, có phải trẻ lên tám đâu, không đến nỗi nghe được từ mang đầy là lỗ tai mất trinh đâu”.
Gương mặt chị bỗng đỏ hồng lên, phụ nữ ngoài ba mươi rồi mà da mặt mỏng đến vậy khiến tôi cười thầm. Nhưng tôi cũng không thể không thừa nhận, làn da trắng bóc bỗng ửng hồng của chị trông vô cùng cuốn hút, nhưng chỉ mình tôi nhìn thấy, thật lãng phí. Tôi không có hứng thú với chuyện sinh con, nhưng bỗng nhớ đến lời chị ấy từng nói, chị ấy và ông xã thuộc nhóm máu DINK. Tôi nhìn chị hoài nghi: “Chị không định sinh đứa bé này à?”
Sắc mặt đang đỏ hồng của chị bỗng trở nên trắng bệch, không nói gì. Tôi cười gượng: “Bố em hay mắng em, ở cùng với ông Trương nên bị lấy tính bói toán chẳng ra sao của ông, chẳng nghe ai giải thích mà đoán mò. Xin lỗi chị, chuyện này em không nên tò mò mới phải”.
“Từ Hàng, chị rất... mâu thuẫn.”
Tôi nhìn chị chẳng biết nên hiểu thế nào, mâu thuẫn của người phụ nữ đang mang thai chắc không phải là nên bỏ hay không bỏ đứa trẻ đấy chứ? “Chị Hứa à, em là đứa trẻ do bố mang về nuôi, nên có đôi lúc không tránh khỏi suy nghĩ tại sao bố mẹ đẻ lại muốn vứt bỏ em. Cho dù nghĩ như thế nào, trong lòng em cũng rất oán hận, không thể bình tĩnh được. Thế nên em chỉ có thể khuyên chị một câu tệ bạc thế này: nếu không muốn có đứa bé thì chị không nên sinh nó ra, nếu chị quyết định sinh ra thì hãy chăm sóc thật chu đáo”.
Một lúc lâu thấy chị Hứa Khả không nói gì, tôi nghĩ ý kiến không đến nỗi gây cho người khác đau khổ của tôi chắc chẳng gây ảnh hưởng to tát đến chị “Chị Hứa Khả, chị lái xe cẩn thận nhé, em về trường trước đây”.