Cô ta lại đến tìm tôi, lần này thì đến thẳng công ty của tôi. Nghe quầy tiếp tân thông báo, tôi cảm thấy khá bực nhưng không thể không ra và đưa cô ta vào phòng tiếp khách.
"Cô làm tôi thật khó xử, cô Du, tôi không muốn gặp lại cô nữa. Lẽ nào lần trưóc tôi nói chưa được rõ ràng?"
"Nhưng vấn đề giữa chúng ta vẫn chưa giải quyết xong."
"Giải quyết? Nếu tôi không hiểu sai thì cách giải quyết tốt nhất mà cô muốn là tôi bỏ đứa bé này, sau đó ly hôn với Á Âu, để anh ấy kết hôn với cô mà không còn vướng bận dây mơ rễ má gì nữa, đúng không?"
Mắt trừng trừng nhìn tôi, một lát sau, cô ta mới nói: "Chị coi tôi là đứa lòng dạ ác độc, còn chị lúc nào cũng tỏ ra cao quý hơn người, đạo đức hơn người, chỉ cần vì điểm này thôi, đáng lẽ chị nên chào mừng tôi xuất hiện trước mặt chị chứ!"
Các bạn thấy không, cãi nhau với một người có thái độ trẻ con như vậy đúng là tự chuốc nhục vào thân. Tôi chỉ biết dở khóc dở cười. "Được rồi, xin lỗi, tôi không nên mù quáng đoán mò mục đích đến đây của cô, nhưng ngược lại, cô cũng chẳng giống người đến đây tỏ ý hối lỗi vì đã can dự vào cuộc hôn nhân của người khác chút nào."
“Tôi chăng có gì phải hối lỗi cả. Cuộc hôn nhân bị người khác can dự vào thì sớm muộn cũng sẽ không có tình yêu."
“Cô ngụy biện hay lắm, nghe thì rất có lý đấy, có điều cô đừng quên rằng, hôn nhân là bản thỏa thuận được lý lết giữa hai người trưởng thành trên nguyên tắc tự nguyện, ngoài tình yêu, trách nhiệm cũng là một phần rất quan trọng. Tôi không phải là kẻ đê tiện không biết đến ai như cô đâu.”
Cô ta cười mỉm. "Tôi đoán không lầm, quả nhiên chị muốn nhắc đến trách nhiệm. Tôi chia sẻ với chị một chút về quá trình trưởng thành của tôi nhé. Bố mẹ tôi sống vói nhau nhưng không hạnh phúc, nhưng họ vì tôi, cuối cùng vẫn cố gắng duy trì cuộc hôn nhân đó, cho đến khi tôi đi du học mới lặng lẽ ly hôn. Họ giấu tôi gần ba năm, sau đó tôi mới biết được sự thật này từ một người họ hàng. Tôi gọi điện về hỏi mẹ, bà khóc và nói cho tôi biết, trước lúc đó, bọn họ đã từng bốn lần viết đơn ly hôn nhưng rồi lại xé đi, lý do là vì: Đợi Văn Văn học xong trung học, đợi Văn Văn thi xong đại học, rồi đợi Văn Văn biết sống tự lập một chút. Chị có biết khi tôi nghe được điều đó thì cảm thấy thế nào không?"
Đương nhiên tôi không lên tiếng hỏi theo yêu cầu của cô ta mà chỉ yên lặng nhìn. Cô ta nhún vai. "Tôi chẳng thấy cảm kích về việc họ làm chút nào. Tôi đã phải chịu đụng quá đủ không khí nặng nề trong gia đình rồi. Từ nhỏ đến lớn, tôi sống trong tiếng cãi nhau không ngừng nghỉ của họ, rõ ràng họ chán ghét nhau nhưng vì tôi mà phải ràng buộc lẫn nhau. Họ còn cho đó là sự hy sinh vĩ đại, đã làm một việc tốt đẹp cho tôi."
"Theo cách nói và những gì cô đã trải qua, không phải cô muốn nói với tôi là cuộc hôn nhân không có hạnh phúc sẽ không có lợi cho đứa bé, đúng không? Không sao, tôi chấp nhận."
Thái độ bình tĩnh của tôi hình như ít nhiều làm cô ta không chịu nổi nữa, thế nên hỏi thẳng: “Vậy khi nào hai người ly hôn?”
“Cô Du, kết hôn cần sự kết hợp của hai người, ly hôn cũng vậy. Tôi đã đề nghị ly hôn rồi, vấn đề nay, cô không cần phải hỏi lại tôi nữa."
“Anh Á Âu bây giờ rất khó xử.”
“Cô có thể kể cho anh ấy nghe câu chuyện của cô, để anh ấy hạ quyết tâm là được." .
“Anh ấy đã biết rồi. Tôi nghe tin bố mẹ ly hôn khi đang học ở Mỹ. Tâm trạng tôi lúc ấy rất tồi tệ, thế nên đã gửi email cho anh ấy. Tôi chỉ muốn tâm sự một chút, nào ngờ chưa đầy một tháng sau, anh ấy đến thăm tôi. Anh ấy nói với tôi rằng, anh ấy biết bố mẹ không hòa hợp sẽ như thế nào, không ai có thể chọn môi trường để trưởng thành, nhưng sau khi trưởng thành rồi, có thể tự chọn cuộc sống của mình.”
Chuyện này cô ta đã có lần nhắc đến khi gọi điện cho tôi, tôi vốn định giữ im lặng, nhưng nghe đến việc chồng mình vượt cả đại dương xa xôi để đến an ủi bạn gái cũ, tôi không kiềm chế được nữa, chỉ cố gắng hít thở thật sâu, ra lệnh cho bản thân bình tĩnh lại.
"Anh Á Âu chắc cũng nói với cô là anh ấy không muốn ly hôn, thế nên cô lại đến tìm tôi, muốn nói với tôi những lời này, tôi đoán không sai chứ?"
"Không phải anh ấy không muốn ly hôn, chỉ là không nhẫn tâm bỏ rơi chị trong tình trạng này."
'Tôi có kinh tế độc lập, có khả năng tự gánh vách trách nhiệm làm mẹ, không cảm thấy ly hôn là việc bị người khác bỏ rơi. Thế nên tôi mới đề nghị ly hôn cũng đã nói rõ điều kiện ly hôn với anh ấy, những điều kiện đó chắc chắn không quá đáng, không thể làm một người đàn ông như anh ấy sợ hãi được. Nếu anh ấy không muốn ly hôn thì…”
Tôi dừng lại, đến lượt mặt cô ta đột nhiên biến sắc. “Chị muốn ám chỉ rằng, chị không cần anh ấy nữa, nếu anh ấy không muốn ly hôn, sợ rằng có lẽ vì tôi không đủ dể cho anh ấy hạ quyết tâm rẽ sang một tình cảm mới.”
“Tôi nói sự thật, không cần ám chỉ làm gì. Cô Du, cho dù xuất phát với mục đích gì, cũng đừng đến tìm tôi nữa. Những chuyện mà cô kể thực sự làm tổn thương tôi, nhưng những chuyện mà tôi nói ra có thể cũng khiến cô khó chịu, sao phải tiếp tục như vậy làm gì? Thời gian của tôi có hạn, không thế cùng cô đấu một trận tay đôi để thỏa mãn việc cô đã trải qua ngàn vạn khó khăn, tay không cướp một người đàn ông được. Nếu rảnh rỗi, cô hãy dành thời gian, sức lực mà đi thuyết phục anh ấy.”
Du Vịnh Văn tỏ ra lưỡng lự muốn nói nữa nhưng đành phải bỏ đi.
Đợi cô ta đi rồi, tôi giơ hai tay lên ôm lấy đầu, hai ngón cái ấn chặt vào huyệt thái dương, cúi xuống chiếc bàn thở dốc, nhưng đây không phải là kiểu hít thờ bình thường mà là gần như muốn nôn ọe.
Khinh bỉ, bị xúc phạm, phẫn nộ... tôi không thể nói rõ cảm giác lúc này của mình, tim như bị một tảng đá to đè nặng, không cách nào xê dịch được, muốn giải quyết sự khó chịu này dường như là điều không thể, chỉ có thể cố gắng kìm nén cái cảm giác thiếu dưỡng khí ấy và cho mình chút an ủi tượng trưng.
Lúc này có người gõ nhẹ vào cửa kính phòng tiếp khách, tôi vội vàng điều chỉnh cảm xúc, ngẩng đầu lên, đứng ở đó là Hà Từ Hàng. Cô bé băn khoăn nhìn tôi một lúc lâu. "Chị không sao chứ?"
"Không sao, Từ Hàng, sao em lại đến đây?"
Nhưng cô bé lại hỏi tôi: "Người phụ nữ đó chạy đến đây tìm chị làm gì?"
Tôi ngạc nhiên nhưng ngay lúc đó cũng nghĩ đến lời Tử Đông đã nói với tôi là cô bé từng nhìn thấy Tôn Á Âu và Du Vịnh Văn ở bên nhau. Tôi chỉ biết cười gượng, nói: "Không có gì."
"Em không muốn hỏi chị chuyện riêng tư, nhưng nhìn sắc mặt chị không tốt chút nào."
"Chuyện riêng của chị, thật ra em cũng biết, chỉ có điều chị không muốn nói về cô ta nữa. Từ Hàng, em đến tìm chị có việc gì không?"
Cô bé gật đầu, lấy từ trong túi xách ra một chiếc phong bì, đưa vào tay tôi. "Trong đó có một nghìn tệ, bố em bảo em đưa cho chị, bố nói sẽ trả tiền viện phí cho chị theo từng kỳ, chỉ có điều cần một chút thời gian."
Tôi kinh ngạc nhìn Từ Hàng, cô bé xua tay. ''Em không nói gì đâu. Nhưng không biết bố quay trở lại khu tập thể nhà máy hóa chất ấy lúc nào, nhưng nghe hàng xóm khu tập thể bàn tán với nhau là tiền vẫn chưa chính thức được phát nên bố đương nhiên đoán được chị đã gửi tiền qua dì Mai.”
Tôi hiểu là chú ấy không muốn dính dáng đến tôi trong bất cứ chuyện gì. Tôi dựa vào lưng ghế cảm tưởng như bản thân không còn sức lực chống đỡ cơ thể nữa. Một lúc lâu sau, tôi mệt mỏi hỏi: "Bây giờ ông Trương thế nào rồi?"
"Hai tuần trước vì bị sốt nên lại phải đến bệnh viện huyện nằm vài ngày, nhưng đã xuất viện rồi. “Chị Hứa, chị đừng trách bố em nhé."
“Chị chẳng trách ai cả.”
Có lẽ từ sắc mặt cho đến giọng nói của tôi đều rất đáng thương nên Hà Từ Hàng do dự một lúc rồi bước đến cạnh tôi, quỳ xuống, bàn tay áp lên bụng tôi, ngẩng đầu nhìn tôi, ánh mắt chứa đựng sự cảm thông, thương xót. Nhưng không hiểu vì sao, tôi không hề cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng. Cô bé này có mái tóc dày và xoăn tự nhiên, cột thành đuôi ngựa, nhưng vẫn có vô số sợi tóc rối xõa xuống bù xù, nhìn từ góc độ này xuống, trông sống động như một loài vật nhỏ.
"Bụng của chị to lên rồi đấy."
“Ừ, đứa trẻ ngày một lớn, đã được hơn bốn tháng rồi.”
“Chị có cảm giác gì về đứa bé?”
Tôi không hiểu, cô bé mỉm cười. “Thực ra là em rất tò mò, đứa trẻ và mẹ xây dựng mối liên hệ như thế nào?”
“Liên kết nhờ dây rốn, cơ thể mẹ sẽ cung cấp dưỡng chất và dưỡng khí cho thai nhi.”
"Không không, em nói liên hệ tình cảm cơ. Chị vốn không muốn có con, nhưng rồi lại quyết định sinh nó ra, bây giờ chị đã dành tình yêu của người mẹ cho nó chưa?"
Tôi do dự một lúc. "Thực ra, đa phần là cảm giác trách nhiệm." Haizz, trách nhiệm và tình yêu, làm thế nào cũng không thoát khỏi hai từ này, nhưng điều chúng tôi muốn là gì chứ? Tôi lắc đầu xua đuổi ý nghĩ chợt hiện lên trong đầu. "Một người bạn chị nói, sau khi có bầu thì tình yêu thương dành cho con cứ thế trào dâng, không thể khống chế được, có lẽ cảm nhận mỗi người mỗi khác."
"Vâng."
Tôi bỗng nhớ ra, Từ Hàng đã từng là một đứa trẻ bị bỏ rơi khi chào đời không lâu, cô bé hỏi như vậy có lẽ là nghĩ đến thân phận của mình, tôi đúng là chẳng ra sao cả. Đang lúc không biết an ủi thế nào thì cô bé đoán ra tâm tư của tôi, cười, bảo: "Không sao, chị nói đúng, mỗi người mỗi khác, em không băn khoăn về thân thế của mình đâu. Chị cũng đừng nghĩ đến chuyện buồn nữa nhé!"
"Chị hiểu, Từ Hàng, không cần lo cho chị đâu."
"Vâng."
"Nói với bố em, nếu thực sự muốn trả chị tiền cũng không cần gấp đâu. Có thể từ từ cũng được, đừng để ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày."
Cô bé gật đầu, đứng dậy rồi lùi lại một bước, chăm chú quan sát tôi. "Rồi mọi chuyện sẽ qua thôi, nhìn tướng mặt chị, sau này chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt đẹp."
Cho dù chất chứa bao nhiêu tâm tư, tôi vẫn nở nụ cười u ám. “Ông Trương nhà em dạy em xem tướng à?"
"Chị đừng cười, ông ấy dạy em thật đấy. Ngày trước, trong vòng bán kính mười mấy dặm, ai cũng biết đến ông và tìm đến nhờ ông xem bói, cho dù là tiền vận, hậu vận, lành hay dữ, ông ấy đều nói được. Bỏ qua những danh từ hoa mỹ, sự bí ẩn hay sợ hãi thì chị cũng phải thừa nhận, cái gọi là "tướng do tâm sinh" tức là thông quа tướng mạo, hành vi, ngôn ngữ cử chỉ, có thể phán đoán tính cách của con người, mà tính cách quyết định vận mệnh luôn là một đạo lý.”
“Nhưng chị cảm thấy tính chị quá ủy mị, mềm yếu, không được phóng khoáng như em.”
Cô bé lại nhìn tôi một hồi, sau đó nói chắc nịch: “Chị sẽ buông bỏ được.”
Từ trước tới nay tôi không hề tin vào bói toán, hằng ngày xem báo, tuần nào cũng nhắc đến chòm sao thế nào, vận mệnh ra sao, nhưng tôi đều bỏ qua, chưa bao giờ xem tỉ mỉ. Cô bé chỉ mười tám tuổi, mới học đại học năm nhất, vậy mà vẻ mặt kiên định, trấn tĩnh lại khiến cho cô bé có sức thuyết phục vượt qua cả độ tuổi của mình. Tôi nghĩ, đương nhiên rồi, tôi cần phải buông bỏ, nếu khong chúng sẽ giày vò bản thân tôi đến chết, mà có khi lại còn ảnh hưởng đến đứa con trong bụng.
"Cảm ơn em."
"Không có gì, chị nên đi trang điểm lại đi."
“Không vội mà, bây giờ chị đang có bầu, trông tiều tụy chút cũng chẳng ai nhận ra đâu."
Cô bé có vẻ ngập ngừng. "Vừa nãy em bước vào, thấy có một chị ở quầy tiếp tân đang đứng bên ngoài, nhìn thấy em liền ngại ngùng bỏ đi, có lẽ chị ấy đã nghe được không ít."
Cô gái ở quầy tiếp tân là người hay ngồi lê đôi mách, trước đây đã có lần buôn điện thoại riêng rất lâu khiến khách hàng phàn nàn và đã bị tôi phê bình. Cô ta nghe trộm được có nghĩa là cả công ty này sẽ biết cuộc hôn nhân của tôi đang trong tình trạng đổ vỡ, nghĩ đến đó, tâm trạng tôi vô cùng nặng nề. Từ Hàng dường như hiểu được suy nghĩ của tôi, lắc đầu, nói: “Chị Hứa, lẽ nào chị định lặng lẽ ly hôn, không nói cho ai biết ư?”
“Cùng lắm thì chỉ nói cho người thân biết thôi. Chuyện riêng tư một khi đã công khai sẽ phải chịu đựng những lời xì xào, đồng cảm hay suy đoán này nọ. Chị chỉ muốn tránh tất cả điều này.”
Cô bé bật cười, rồi lại để lộ ánh mắt kiểu “Sao chị lại ngây thơ như thế?” như cái lần gặp mặt đầu tiên. “Em sống ở thị trấn, thấy mọi người có hứng thú nhất là bàn tán những chuyện như: chồng đi ngoại tình bị bắt quả tang, hay chị dâu có tình cảm vụng trộm với em chồng… Nếu bị bọn họ bắt quả tang hay bình luận tại trận thì càng náo nhiệt, rôm rả.”
Tôi không kiềm chế được, thở dài một tiếng. “Với những chuyện ngồi lê đôi mách, chị không muốn thấy chút nào.”
"Nhưng làm sao mà tránh được. Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, nhộn nhịp, có lẽ không đến nỗi bị soi mói, bàn tán như ở thị trấn nhỏ, nhưng con người mà, chuyện xảy ra với đồng nghiệp ngay cạnh mình, chắc chắn họ sẽ thấy hào hứng, tò mò hơn cả chuyện của các ngôi sao. Họ sẽ bàn tán về chị, có lẽ bây giờ họ đã xì xào rồi đấy, chị nên chuẩn bị tâm lý đi."
Tôi buồn đến nỗi không nói nên lời.
"Em rất có kinh nghiệm về chuyện này, vì từ nhỏ em đã bị người ta bàn luận, xì xào rồi mà."
"Tại sao?"
"Vì em không có mẹ, là đứa trẻ không có lai lịch rõ ràng, lớn lên dưới con mắt của họ, thế nên có thể coi là tiêu bản sống để họ bàn luận."
Tôi ngớ người, không ngờ cô bé phải sống cuộc sống như vậy. Cô bé cười. "Nhìn chị kìa, cái vẻ thương người của chị lộ hết trên mặt rồi, thực ra em không bi đát như chị nghĩ đâu. Sau đó em phát hiện ra rằng, em càng đế ý thì họ càng bàn tán sôi nổi, cảm giác như làm tổn thương em chính là một trong những niềm vui của họ vậy. Em đã nghĩ thoáng hơn, không để ý đến chuyện đó nữa, và họ cũng không còn hứng thú xì xào nữa. Đồng nghiệp của chị đều là người làm trong công sở, cuộc sống không tẻ nhạt như cư dân ở làng quê, trình độ nhận thức, văn hóa của họ cũng cao hơn, vài ngày là họ tìm được niềm vui khác ngay thôi. Chị cứ mặc kệ họ bàn tán, đó là cách trả lời và thái độ tốt nhất đấy!"
Cô bé tuy còn ít tuổi mà đã phải trải qua rất nhiều chuyện, so ra, tôi quá thật còn quá non nót, nên chỉ biết gật đầu. “Ừ, chị hiểu rồi.”
Cô bé dìu tôi đến nhà vệ sinh, nhìn tôi trang điểm lại, đột nhiên nói: "Trông chị vẫn rất đẹp."
Lời khen quá bất ngờ làm tôi chỉ biết cười gượng. “Cám ơn sự cổ vũ của em.”
"Vậy em đi trước đây, tạm biệt.”