Lưu Vĩ Trạm thêm mắm dặm muối: “Chỉ nói suông thôi thì chẳng sao, chỉ sợ bọn hắn vì sản lượng ở Lăng An thấp mà giở trò bịp bợp báo khống.”
“Lúc báo lên chỉ là một con số, nhưng phải tính đến trường hợp chẳng may sau này Hoàng thượng quy định lại hình pháp, thuế má liên quan đến mẫu sản thì việc hắn làm sẽ gây hại cho bá tánh.
Cố Diệu: “…”
Những điều Lưu Vĩ Trạm nói không phải không có lý, có điều, giọng điệu này thật sự giống một gian thần.
Cố Diệu hỏi: “Lăng An trồng cái gì?”
Lưu Vĩ Trạm đáp: “Tây Thục trồng nhiều nhất là gạo và lúa nếp.”
Gạp nếp không phải chưa từng ăn, Cố Diệu nhìn Lưu Vĩ Trạm chòng chọc, hỏi: “Ngươi coi trọng cái gì à?”
Lưu Vĩ Trạm: “Nghe nói Tây Thục có gấu trúc, ta muốn…”
Cố Diệu xoay người bỏ đi, gấu trúc, sao Lưu Vĩ Trạm không tiếp tục đòi bắt ngỗng trắng nữa đi.
Ngỗng to vô cùng tốt, có thể đuổi theo mổ người.
Lưu Vĩ Trạm trộm nghĩ, hắn ao ước gấu trúc thì đã làm sao, gấu trúc vừa xinh đẹp sau này nhắc đến cũng rất uy phong, lẽ nào sau này mỗi khi nhắc đến tên hắn cũng chỉ là một kẻ chăn nuôi heo?
Hắn nhỏ giọng than thở: “Dù thế nào lần sau đến Lăng An cũng phải mang về mấy con.”
Cố Diệu đau đầu, nàng xua đuổi vấn đề của Lưu Vĩ Trạm ra khỏi tâm trí, bắt đầu suy nghĩ về sản lượng ở phía nam. Phía bắc Yến Kinh do Từ Yến Chu đánh hạ, mà phía nam nhiều thế gia và phú thương, tất cả đều là cái gai khó trị. Hiện giờ nàng muốn chấn chỉnh lại Tây Bắc trước, chỉ cần mẫu sản cao, dân chúng giàu có thì muốn họ làm cái gì cũng dễ dàng hơn.
Cố Diệu đến gặp Triệu chưởng quầy.
Gần đây Triệu chưởng quầy dựa vào món thịt kho đậu hủ để phát triển kinh doanh ở khắp mười lăm thành, quán rượu cũng đã mở rộng được vài cái.
Hắn vừa nhìn thấy Cố Diệu lập tức quy củ hành đại lễ: “Thảo dân bái kiến Hoàng hậu nương nương.”
Nào ai đoán được một nữ tử bán muối bình thường, mặc bố y, trên đầu chỉ cài trâm gỗ sẽ ngồi lên ngôi vị Hoàng hậu?
May mắn Triệu chưởng quỹ không vì vẻ ngoài tầm thường mà đuổi Cố Diệu ra ngoài, cũng không vì tham chút muối mà phái người bám theo.
Cố Diệu nâng Triệu chưởng quỹ đứng lên: “Chưởng quỹ xin đứng lên, gọi phu nhân là được rồi.”
Triệu chưởng quỹ gật đầu: “Chẳng hay phu nhân lần này lại đến là vì chuyện gì?”
Cố Diệu: “Hy vọng Triệu chưởng quỹ có thể phát triển kinh doanh đi xa hơn một chút.”
Xa hơn đương nhiên là đang chỉ phương nam.
Nàng không yêu cầu hạn mức số tiền với Triệu chưởng quỹ, bởi vì các loại hình kinh doanh nghĩ ra được phương nam đều có. Lá trà, sản xuất đường, thậm chí là muối đều được truyền qua mấy đời, đã sớm đứng vững gót chân ở phía nam.
Có điều Triệu chưởng quỹ lại hiểu theo ý khác, đây là Cố diệu tín nhiệm hắn, bằng không tại sao không tìm người khác? Nàng muốn hắn phát triển kinh doanh lớn hơn, xa hơn, giúp hắn trở thành một hoàng thương.
Còn ai may mắn hơn hắn, được Hoàng hậu nương nương làm hậu thuẫn?
Triệu chưởng quỹ cũng hiểu rõ đến phương nam lang bạt không phải chuyện dễ dàng, nhưng có Cố Diệu ở đây, hắn tin mình làm được.
Miệng Triệu chưởng quỹ đóng mở một hồi, cuối cùng mới nói: “Thảo dân tuyệt nhiên không phụ sự kỳ vọng của phu nhân.”
Cố Diệu: “Có việc gì cần hãy viết thư gửi cho Lưu đại nhân.”
Triệu chưởng quầy: “Thảo dân đã biết.”
Cố Diệu lại phân tích rõ vài vấn đề, sau đó thăm hỏi tình hình buôn bán ở Vân Thành ra sao, Triệu chưởng quỹ gặp chuyện vui nên Cố Diệu hỏi gì hắn đáp cái đó, hắn đã quyết định, ngày mai xuôi nam.
Bán muối là tốt nhất.
Cố Diệu trở về Ngọc Khê Sơn một chuyến, căn nhà giữa sườn núi đang có người ở, là người đốt than củi trên núi.
Trải qua mấy tháng, con đường trên núi cũng được hình thành. Nàng theo con đường này đến hồ nước mặn.
Từ trên đỉnh núi nhìn xuống có thể trông thấy nhiều người đang bận rộn trong ruộng muối. Từng ruộng muối trắng nõn rộng mênh mông, phản quang lấp lánh dưới ánh mặt tời, đoàn người cào muối, nấu muối, vận chuyển rất ngay ngắn trật tự.
Nàng quan sát một hồi rồi lặng lẽ rời đi, ở lại Vân Thành năm ngày, thu xếp hạt giống cất giữ cẩn thận, sau đó ngồi xe ngựa hồi Yến Kinh.
Khi đi qua thành Tương Dương xe ngựa dừng lại, Cố Diệu ở lại trong thành một ngày, hôm sau trời vừa sáng đã đến Tống Quân Đình.
Sớm tinh mơ cẩm hồ gợn sóng lấp lánh, ánh ban mai đỏ rực rải trên mặt hồ như được dát một lớp vàng mỏng. Thỉnh thoảng có cá nhảy lên, lộ ra cái bụng tuyết trắng được ánh mặt trời chiếu sáng.
Cẩm hồ rộng lớn vô cùng, nhìn thoáng qua cũng không thấy được bờ bên kia, ven hồ có lá sen, thời điểm này lá sen vẫn còn xanh nhưng đài sen đã khô vàng.
Cá trong cẩm hồ khá nhiều, cá bột hiện giờ chắc chắn đã lớn hơn nhiều so với ba bốn tháng trước.
“Trong này còn có tôm, cua, hiện tại chính là thời điểm cua mập nhất, đáng tiếc Hoàng thượng không tới được, bằng không có thể ăn được mẻ mới nhất.” Lưu Vĩ Trạm nhìn Cố Diệu mà cảm khái trong lòng, làm Hoàng thượng có gì tốt.
Nét mặt Cố Diệu không đổi: “Ăn mẻ tươi nhất?”
Lưu Vĩ Trạm lập tức đảm bảo: “Phu nhân yên tâm, mẻ đầu tiên đánh lên lập tức đóng gói đưa về Yến Kinh, trên đường dùng nước nuôi chắc chắn khi về hoàng cung vẫn còn sống.”
Một con cá trắm cỏ, cá chép nặng năm sáu cân, cá chép bạc và cá mè trắng dài bằng nửa cánh tay, còn có bốn năm con cua, tôm sông màu xanh xám, dài bằng ngón tay.
Thuyền đánh cá bắt đầu giăng lưới, số cá họ bắt được đóng vào thùng, trong hồ rất nhiều cá, một nửa số đó suốt đêm gửi về quân doanh Tây Bắc, số còn lại đưa về kinh thành Yến Kinh.
Cố Diệu chưa về cùng đợt chuyển cá, Lưu Vĩ Trạm nói đúng, cá phải ăn tươi mới ngon.
Đám người Giang Nhất không hẹn mà cùng chạy đến Tương Dương, giống như đi nghỉ lễ.
Giang Nhất vỗ vai Lưu Vĩ Trạm: “Huynh đệ tốt, đã lâu không gặp, thăng quan phát tài đừng quên huynh đệ bọn ta.”
Giang Nhị cũng đi đến vỗ vai hắn, một đám Chu Tước Vệ hai mươi người, mỗi người vỗ Lưu Vĩ Trạm một cái.
Lưu Vĩ Trạm nhìn bả vai mình tru tréo: “Mẹ nó chỉ vỗ một bên…Vai ta sưng lên rồi!”
“Cút cút cút, thẳng quan phát tài là chuyện của ta, liên quan gì tới các ngươi!” Hắn trừng mắt lườm: “Sao các ngươi lại về đây?”
Giang Nhị trịnh trọng đáp: “Đến bảo vệ an toàn của Hoàng hậu nương nương.”
Lưu Vĩ Trạm a một tiếng, cũng hỏi thật đường hoàng: “Tại sao trước đó không phát hiện ra các ngươi?”
Giang Thập Tam đồng hành trên đường, hắn là hộ vệ, Cố Diệu ở đâu hắn sẽ ở đó.
Giang Tam từ phía nam vội vàng trở về, là Thập Tam viết tin cho hắn: “Đang trên đường đến.”
Lưu Vĩ Trạm hít một hơi thật sâu: “Không phải ý này, trên tay các ngươi xách cái gì đấy?”
Gà, vịt, giò heo, ngỗng được trói chặt, không thể đến tay không.
Cũng khá hiểu lễ nghĩa.
Giang Nhất giải thích: “Thịt đó, mang đến thêm món ăn.”
Lại không thể ăn hết cá, tuy rằng ăn hết cũng không sao.
Trong lòng Lưu Vĩ Trạm nghẹn một cục: “Giò heo ở đâu ra, gà nữa, lấy từ đâu?”
Giang Nhất ôm con ngỗng, mỏ ngỗng hướng về phía Lưu Vĩ Trạm: “Lấy của ngươi, toàn bộ đều lấy của ngươi.”
Lưu Vĩ Trạm: “…”
Cố Diệu muốn xuống bếp nấu một bữa cơm thật ngon, ở trong cung nàng không có cơ hội xuống bếp, đầu bếp Ngự Thiện phòng nấu ăn cũng rất ngon, nhưng ăn không sảng khoái bằng chính mình tự nấu.
Hiềm nỗi, Từ Yến Chu không ở đây.
Phòng bếp có rất nhiều nguyên liệu nấu ăn, gà vịt thịt cá đủ đầy, cá vẫn được giã làm thành chả làm súp cá viên như cũ. Thêm một nồi cá chép kho và cá nhúng chua cay.
Một con cá nặng năm sáu cân, thái lát ra lập tức đầy một nồi to, chân giò để nướng, gà sẽ làm món gà nướng lá sen.
Vịt nướng, còn ngỗng Cố Diệu chưa từng nấu, bèn hầm một nồi canh thật lớn. Cua và tôm hấp một mâm, sau đó lại làm một nồi tôm xào cay.
Nói cách khác, mùa thu là mùa thu hoạch, được ăn nhiều, chỉ cần nhìn thôi đã thấy mãn nguyện.
Thịt ba chỉ đương nhiên cũng đem đi kho, bên trong thả thêm khoai tây và củ sen, không khí tỏa ra mùi thơm của đồ ăn, kích thích vị giác của mọi người xung quanh.
Lâu lắm rồi mới được ăn một bữa ngon như vậy, đừng nói là cưỡi ngựa trở về, cho dù là bò cũng phải bò về mới được.
Mùi cơm thịt kho cũng thơm, một đám giương cổ nhìn vào trong phòng, Lưu Vĩ Trạm nuốt nước miếng: “Thơm quá, thơm quá đi, thịt cá nha.”
Giang Nhất cũng nuốt nước miếng một cái, bụng hắn đã đánh lô tô một hồi: “Ta đi lấy cua hấp ra trước.”
Giang Tam thở dài: “Ăn thật hả?”
“Không ăn chẳng lẽ để nhìn? Nhiều món thế này phu nhân ăn một mình sao hết.” Giang Nhị liếm môi, sắp ăn cơm sao lại có kẻ nói những lời táng tận lương tâm như vậy.
Giang Tam giải thích: “Nhưng mà Hoàng thượng không được ăn.”
Đúng rồi, Hoàng thượng không ăn được.
Lòng Lưu Vĩ Trạm rất quảng đại: “Không sao, Hoàng thượng không biết.”
Cho dù gửi cá về kinh thành cũng phải mất hai đến ba ngày, muốn biết cũng phải hai ba ngày sau, sợ cái gì chứ.
Dọn đồ ăn lên bàn, trước tiên mỗi người gắp một miếng khuỷu tay heo, đương nhiên phải ăn một miệng lớn, sau đó lại ăn một khối ngỗng hầm.
Cá kho và nước kho trộn với cơm trắng, canh cá viên làm dịu cơn khát, gà nướng lá sen, vịt chấm tương ăn với mì sợi, cuối cùng là tôm cua để lấp đầy những khoảng trống.
Đây là cách mà Lưu Vĩ Trạm nghĩ ra để ăn được nhiều hơn.
Ăn cơm xong Cố Diệu về phòng, trên bàn đặt một bọc hành lý và hai mươi mốt bức thư, trong đó có hai phong là Từ Ấu Vi viết, còn lại đều của Từ Yến Chu.
Suốt quãng đường này Cố Diệu cũng hồi âm lại vài lần, nàng viết không tốt, vừa viết vừa luyện chữ nên tổng cộng nàng chỉ viết sáu bức thư.
Từ Yến Chu viết một bức thứ phải ba trang giấy, nhưng Cố Diệu chỉ viết một bức để bày tỏ bất mãn, hai bức báo bình an đừng nhớ mong.
Cho nên ban đầu vì sao lại đồng ý viết thư cho Từ Yến Chu? Không đồng ý sẽ chẳng có chuyện phiền toái.
Chuẩn bị xong bút mực, nhưng Cố Diệu lại không biết phải viết gì.
Trong thư Từ Yến Chu nói rất nhiều, mỗi ngày dậy từ lúc nào, đánh quyền bao lâu, bữa sáng uống mấy bát cháo ăn mấy cái bánh bao tối mấy giờ đi ngủ, nhớ nàng mấy lần, nhớ nàng hay không nhớ đều viết.
Cố Diệu nghĩ, nếu nàng cũng viết như vậy chẳng phải hết mười trang giấy? Nàng đã luyện chữ khá đẹp, hôm nay quyết định viết cho Từ Yến Chu nhiều hơn một chút.
Trời sáng đi đánh cá, một nửa gửi đến quân doanh, một nửa gửi về Yến Kinh, còn dư lại buổi trưa nấu lên ăn hết. Cố Diệu ghi một trang công thức nấu ăn cho Từ Yến Chu, lại kể tên những người tới ăn cơm.
Rốt cuộc cũng được ba trang giấy.
Người truyền tin ra roi thúc ngựa, một ngày một đêm đã đem bức thư đưa đến hoàng cung.
Từ Yến Chu chờ tin đã lâu, mỗi ngày đều ngóng trông có thư đến, ấy vậy mà dăm ba ngày mới nhận được một phong thư. Trong đó có hai bức chỉ ghi vài chữ — bình an chớ niệm*.
(*) Niệm: Nhớ
Từ Yến Chu sờ sờ phong thư phát hiện lần này dày hơn, bảo quân truyền tin đến sương phòng chờ sau đó nóng lòng mở bức thư ra.
Quả thật nhiều chữ hơn, dài ba trang.
Trong thư Cố Diệu viết hôm qua đã làm những gì, ánh mắt Từ Yến Chu lập tức trở nên dịu dàng, đọc những dòng này, chàng cảm giác dường như bản thân và Cố Diệu đang làm việc cùng nhau.
Từ Yến Chu nhìn lá thư trong lòng có chút vui mừng, nàng cũng biết nên viết cái gì, mỗi ngày làm gì đều viết. Chàng muốn biết hai trang giấy còn lại viết cái gì, phải chăng là lời tâm tình, Cố Diệu có phải đang nhớ chàng hay không.
Từ Yến Chu gấp không chờ được vội vàng đọc trang thư thứ hai, Cố Diệu kể trưa hôm qua ăn cá kho, cá nhúng dầu ớt, súp cá viên, giò heo nướng, thịt kho, gà nướng lá sen, vịt nướng, ngỗng hầm, cua hấp, tôm xào cay.
Từ Yến Chu mặt không đổi sắc lật tiếp trang thứ ba, chàng biết được có thêm ai ở đó, Lưu Vĩ Trạm, Chu Tước Vệ đều có mặt.
Xem ra rất nhàn rỗi, không có việc làm nên chạy nhảy khắp nơi.
Đọc xong ba trang thư, chàng cất trang thứ nhất và thứ hai vào lại bao thư, trang thứ ba chàng kẹp vào một quyển sách.
Từ Yến Chu hạ bút tiếp tục viết thư cho Cố Diệu, phong thư này rất ngắn, tổng cộng chỉ có bốn chữ — sao vẫn chưa về?
Khi Cố Diệu nhận được thư là lúc đang trên đường quay về Yến Kinh, vết mực của bốn chữ này vẫn chưa khô hoàn toàn. Nàng tính sơ cũng chỉ còn năm ngày nữa sẽ về tới, rất nhanh sẽ trở lại.
Rốt cuộc nàng cũng hiểu được lạc thú của “Hồng Nhạn truyền thư”*, ở trên xe ngựa viết thư sau đó sai người gửi đi.
(*) Đây là truyền thuyết về Tiểu sử của Ngỗng hoang, điển cố này hơi dài nên bạn nào muốn biết hãy tìm hiểu kỹ hơn.
Ngày thứ hai nàng đã nhận được thư hồi âm của Từ Yến Chu.
—— biết ta nhớ mà vẫn ở lại lâu như vậy, nàng chờ xem, nếu còn không nhận được tin, lúc nàng về ta sẽ…
Phía dưới vẽ minh họa một nam một nữ ôm nhau trong tư thế thân mật.
Cố Diệu lập tức ném bức thư đi, viết thư có gì vui chứ, không viết nữa.
Người truyền thư vẫn đứng bên ngoài xe chờ, Cố Diệu vén rèm lên đưa qua một phong thư rỗng, lá thư kia đã bị nàng cất đi.
Thư Hoàng thượng tự tay viết nàng không thể ném, lại không nỡ thiêu nên chỉ đành nhét vào bọc quần áo.
Ban ngày lên đường, ban đêm nghỉ ngơi, Từ Yến Chu vẫn ngày ngày truyền tin, Yến Kinh càng ngày càng gần, một ngày áng chừng nhận được hai phong thư.
Cố Diệu chép miệng hồi âm một phong —— ta đã đến Yến Kinh.
Nàng sai người đưa tin truyền về, riêng nàng đứng bên ngoài điện, mà bên này rốt cuộc Từ Yến Chu cũng nhận được tin tức, nụ cười trên khóe miệng chưa hề thu lại.
Gấp gáp mở bức thư ra, tươi cười trên mặt bỗng cứng đờ, Cố Diệu đã về đến Yến Kinh.
Chàng đặt bức thư xuống lao ra ngoài, người đứng ngoài Ngự thư phong chính là người mà chàng vẫn ngày nhớ đêm mong.
Cố Diệu hướng về phía chàng mỉm cười: “Ta đã trở về.”
Lòng Từ Yến Chu giật giật, lồng ngực nóng bỏng, ngại thị vệ đang đứng canh trước ngự thư phòng không thể ôm nàng.
Đã bàn bạc để chàng đến Thập Lý Đình đón, chàng còn tính ngày mai sẽ đi.
Nên phạt.
Từ Yến Chu bước đến nắm tay nàng: “Hồi cung.”
“Ta chỉ đến cho chàng bất ngờ thôi, chàng tiếp tục xử lý chính vụ đi…” Cố Diệu hạ giọng: “Ta về trước tắm rửa thay quần áo, lát nữa lại đến tìm chàng.”
Từ Yến Chu dùng sức nắm chặt tay Cố Diệu, đuổi Phúc Quý lui xuống, sau đó cúi đầu ghé sát vào tai nàng nhẹ giọng thì thầm: “Tắm rửa phải không?”
Cố Diệu hỏi chấm.
Từ Yến Chu: “Vừa hay, ta cũng muốn tắm.”
Cố Diệu nhớ rõ trước kia Từ Yến Chu rất nghe lời nàng, không cho chàng làm gì chàng chưa bao giờ trái lời, vì sao bây giờ lại thành thế này?
Chàng muốn tắm thì cứ tắm đi, cho chàng tắm trước.
Muốn làm việc khác, đừng hòng.
Về đến Vị Ương Cung, Cố Diệu rút tay ra: “Chàng tắm trước đi.”
Từ Yến Chu nhìn sâu vào mắt nàng: “Tách ra nhiều ngày như vậy nàng không nhớ ta sao?”
Cố Diệu: “Đương nhiên nhớ, nếu không cớ gì ta phải hồi cung, vừa về đến lại chạy đến gặp chàng ngay.”
Có điều, Từ Yến Chu muốn đi đón nàng cái này không thể trách Cố Diệu, là do chàng không hỏi rõ ràng, chỉ cần hỏi người truyền tin một câu là biết ngay.
Từ Yến Chu: “Nếu đã nhớ càng không nên tách ra, bây giờ nàng nhường ta đi trước, nàng tình nguyện chịu được một khắc xa nhau sao?”
Cố Diệu trộm nghĩ, sao Từ Yến Chu có nhiều đạo lý như vậy?
Nàng cả giận: “Chàng già mồm át lẽ phải!”
“Nàng nói xem có xa được không?” Từ Yến Chu ấn người vào trong ngực: “Dù sao ta cũng không nỡ.”
Cố Diệu ôm chặt eo chàng, tựa hồ chỉ cần nàng nói có sẽ lập tức biến thành tội đồ, kẻ xấu xa bội bạc.
Nàng mím chặt môi không lên tiếng.
Từ Yến Chu thấp giọng cười: “Ta hầu hạ nàng tắm rửa, yên tâm, cái gì cũng không làm.”
Cố Diệu vẫn hồ nghi: “Thật không?”
Từ Yến Chu gật đầu.
Đầu tháng mười trời bắt đầu se lạnh, náo loạn trong bồn tắm thế nào được. Chàng tận tâm tận lực hầu hạ Cố Diệu tắm rửa, còn bản thân chỉ tắm qua loa, tùy tiện chà xát một lúc.
Sau đó ngồi xuống mép giường giúp Cố Diệu lau tóc, chờ tóc khô chàng liền hôn lên khóe mắt nàng.
Từ Yến Chu im lặng, một đường hôn xuống dưới.
Cố Diệu chợt nắm lấy vạt áo chàng, Từ Yến Chu ngừng lại, phảng phất chỉ cần Cố Diệu nói ngừng chàng sẽ lập tức dừng lại.
Đáy mắt chàng đều là sắc thái ẩn nhẫn, mái tóc vẫn còn nhỏ nước, Cố Diệu vươn tay ôm cổ rồi hôn lên cằm chàng một cái. Phát hiện chàng bất động, cũng học theo Từ Yến Chu hôn dần xuống dưới, nhanh chóng khiến hầu kết Từ Yến Chu khẽ nhúc nhích.
Chàng yên lặng ngắm Cố Diệu, ra ngoài gần một tháng vẫn không bị cháy nắng chút nào, gương mặt trắng nõn, vành tai ửng hồng.
Cố Diệu đã dừng lại giương mắt nhìn chàng, sau đó buông lỏng bàn tay đang nắm chặt vạt áo chàng ra. Ngay sau đó bị Từ Yến Chu giữ lại, giọng chàng khàn khàn: “Sao không hôn nữa?”
Cố Diệu quay đầu đi: “Chàng nên đến Ngự thư phòng.”
Từ Yến Chu khàn giọng hỏi: “Muốn ở Ngự thư phòng?”
Ý thức được Từ Yến Chu có ý gì, đôi mắt nàng đột nhiên trừng lớn, vua của một nước sao có thể thốt ra những lời như vậy, chàng còn gửi loại thư từ kia nữa, chàng…
Thấy Cố Diệu im bặt không nói chuyện, Từ Yến Chu lặp lại: “Muốn ở Ngự thư phòng?”
“…Không muốn.”
“Vậy thì ở đây.” Từ Yến Chu ôm người vào lòng không buông tay: “Tiếp tục hôn nào.”
…..
Đã mấy ngày Từ Yến Chu đều vùi đầu vào chính sự, chỉ cần đợi Cố Diệu trở về chàng sẽ luôn bên cạnh nàng.
Gọi nước một lần, một lần gọi cơm, đến rạng sáng lại gọi nước.
Cố Diệu đã ngủ, khóe mắt phiếm hồng, chóp mũi ửng đỏ, trên người có sợi tóc dài trượt xuống, Từ Yến Chu vươn tay giúp nàng gạt đi.
Ôm người vào lòng, sau đó hôn lên trán nàng một ngụm.
Cố Diệu nói đúng, tiểu biệt thắng tân hôn.
Ngày hôm sau, Cố Diệu dậy muộn, bên ngoài cửa sổ vang lên tiếng tí tích, Minh Cảnh vén rèm từ ngoại thất tiến vào: “Nương nương, trời đang mưa, hôm nay nên mặc thêm áo.”
Cơn mưa mau qua.
Cố Diệu mặc dày thêm một lớp áo, khoác thêm kiện áo choàng màu thiên thanh, dùng xong bữa sáng liền đến Thọ Khang Cung, Lư thị đang ngồi bên bếp lò nướng hạt dẻ.
Bà hướng về phía nàng vẫy tay: “A Diệu, lại đây ăn nào.”
Cố Diệu bước tới ăn vài viên hạt hạt dẻ.
Còn non nửa củ khoai lang đỏ, dạo gần đây Lư thị sẽ làm vài món ăn ngon, Từ Ấu Vi cũng thường xuyên tiến cung thăm bà, mỗi ngày trôi qua thật sự thích ý.
Lư thị hỏi thăm chuyện ở Vân Thành, biết được hết thảy đều tốt thì cũng cảm thấy nhẹ nhõm.
Mưa vừa ngớt Cố Diệu đã cáo từ rời đi, nàng trở về chuẩn bị cơm trưa, đến giữa buổi trưa mưa vẫn chưa ngừng.
Nàng đưa mắt thoáng nhìn khung cảnh bên ngoài, trong nồi đất đang hầm canh, bọt khí kêu rột rột, nàng rửa tay cầm dù đi đón Từ Yến Chu.
Rất nhanh đã đến Ngự thư phòng, vừa vặn Từ Yên Chu cũng bước ra, chàng nói với các thần tử: “Được rồi, các khanh trở về đi, Hoàng Hậu tới.”
Cố Diệu đứng từ xa khẽ gật đầu với các đại thần, Từ Yến Chu bước lại gần nàng, sau đó đứng dưới tán ô của Cố Diệu. Hôm nay chàng mặc áo choàng màu xanh nhạt, những nơi bị ướt sẽ sẫm màu rõ ràng hơn.
Cố Diệu nâng dù lên nghiêng về phía chàng.
Từ Yến Chu: “Chờ đã.”
Chàng sai Phúc Quý ôm tấu chương đến Ngự thư phòng trong Vị Ương Cung. Trời đang mưa buổi chiều không thể đến đây, bèn ở Vị Ương Cung xử lý tấu chương.
Tiếp đó nhận lấy dù trong tay nàng: “Đi thôi, quay về.”
Trong Vị Ương Cung hơi lạnh, Từ Yến Chu bảo Minh Cảnh đốt bếp lò, mang thức ăn lên, là mì.
Mì cá cải chua?
Từ Yến Chu rất thích ăn món này, vừa nóng hổi lại nhanh no bụng, chàng ăn liền hai bát, ăn mì xong còn có cua và cá được đưa tới ba ngày trước, nhưng chàng không ăn được nhiều đến vậy.
Rốt cuộc vẫn là Cố Diệu nấu ăn ngon, ngon đến mức ăn vào lòng dạ đều trở nên ấm áp.
Ăn mì xong chàng đã thấy thỏa mãn, nhưng lại nghĩ đến những thứ Cố Diệu viết trong thư. Nào là cá kho, cá nhúng dầu ớt, rồi súp cá viên.
Húp một ngụm nước lèo, chàng hỏi: “Bọn hắn ở Tương Dương ăn ngon lắm à?”
Cố Diệu: “Hả?”
Từ Yến Chu: “Mấy người Lưu Vĩ Trạm đó, tất cả đều đi Tương Dương, nàng còn nấu cơm cho bọn hắn ăn, cả một đám chắc chắn ăn rất nhiều, vô cùng ngon miệng.”
“Biết ăn ngon rồi còn hỏi.” Cố Diệu liếc sang, chàng lại muốn làm gì.
Chỉ là trong lòng Từ Yến Chu không dễ chịu chút nào: “Nàng chẳng thèm hỏi xem ta ở trong cung ăn uống có ngon miệng không.”
Kỳ thật Cố Diệu không hỏi vì chàng đã báo hết ở trong thư, vậy còn gì để hỏi.
Nàng nói: “Chàng không giống bọn họ, chàng là hoàng đế, là vua của một nước, phải chịu đựng và mất mát nhiều hơn. Chẳng qua bọn họ chỉ ăn được một bữa cơm này, không có bữa sau, đổi lại ta vẫn luôn ở bên cạnh chàng cơ mà.”
“Ừm.” Từ Yến Chu còn nói: “Ta không tức giận, bọn họ là công thần, hộ tống nàng trở về an toàn, trong lòng ta rất cảm kích.
Chàng sẽ thăng quan tiến tước cho bọn họ, sau đó lại minh thăng ám hàng*, ném Lưu Vĩ Trạm đến Nam Cương tra hộ tịch, tra không rõ đừng hòng được về.
(*) Minh thăng ám hàng: bí mật làm việc trong bóng tối.
Thánh chỉ hạ xuống, nhìn những câu khen ngợi trong đó Lưu Vĩ Trạm xém chút tưởng mình bị mù chữ, vì hắn có công hộ tống Hoàng hậu hồi cung, cho nên được điều đến…Nam Cương?