Đám hương dân trốn từ ba quận tới Đại Tề đa phần đều tới khi trời đã vào hạ.
Tuy là rất nhiều người nhà có người đi trước, khai khẩn được một phần ruộng đất, thế nhưng nhóm di dân thứ hai mới là chủ yếu.
Vào hạ rồi thì không kịp để gieo mạ nữa, cho nên hiện tại mới chỉ có thể trồng chút ngô khoai hoặc các hạt giống rau củ.
Bọn họ khi qua sông cũng vất vả, chỉ có thể mang theo một bọc hành lý nhỏ, còn hạt giống đều phải tới quan phủ nhận.
Nghe nói Hoàng đế Đại Tề chiếu cố hương dân từ ba quận tới đây, hạt giống quan phủ phân phát cho bách tính đều là loại đã "kim lương" được tuyển chọn kĩ càng, nghe nói sản lượng rất cao.
kim lương: kim = vàng, lương = lương thực. Ý chỉ là hạt giống tốt, so sánh quý như vàng.
Khi nhận hạt giống, ai cũng vui mừng, cấy cày mở rộng ruông đất, gieo hạt tưới nước, chờ đợi hạt giống nảy mầm hi vọng kịp vào vụ thu hoạch thứ hai trong mùa hạ. Đợi khi trời vào đông, thời tiết lạnh giá là có thể thu hoạch được rồi. Đây là mùa đông lạnh đầu tiên khi họ vượt sông.
Dân gian khấp khởi vui mừng gieo hạt, không khí này cũng truyền vào trong cung.
Tiểu hoàng tử Bảo Lý cùng với mẫu thân đi thị sát, cũng thích phong trào gieo hạt trồng cây, khi trở lại cung, cũng làm bộ dáng kéo quần lên, trong cung cuốc một mảnh đất gieo hạt đậu.
Khương Lê vì muốn cho nhóc con cảm nhận được cảm giác tự tay gieo hạt, cho nên còn sắp xếp cho Bảo Lý một vị thái giảm, hỗ trợ hoàng tử chăm sóc mảnh ruộng kia.
Đại đa số thời điểm, đều là do thái giám Trần Hưng xới đất, nhổ cỏ, còn Bảo Lý cầm xẻng đào giun bắt dế trong đất chơi.
Khương Lê trong lúc rảnh rỗi, cũng ôm tiểu công chúa Tuyết Nhạn đến trợ uy cho huynh trưởng.
Một buổi chiều nọ, Khương Lê ôm theo nữ nhi tới lều dựng gần mảnh ruộng của Báo Lý xem nhóc con đang đào đất.
Bảo Lý thu hoạch được kha khá, chỉ một lát đã đào được một con giun đen sì ngọ nguậy, như hiến vật quý đưa ra cho mẫu hậu và muội muội ngắm, nói là tối nay để ngự trù xào lên cho mẫu hậu thưởng thức.
Khương Lê dùng khăn tay lay mết vết bùn đất dính trên mặt Bảo Lý, cười cười:
- Không phải ngày trước bảo là muốn trồng ngô cho mẫu hậu ăn sao? Tại sao giờ lại đổi thành giun rồi?
Bảo Lý gãi gãi đầu nói:
- Trần Hưng nói rằng đám hạt giống lúc trước gieo đều hỏng cả rồi, không nảy mầm được, Bảo Lý sợ nương và muội muội đói, cho nên đào giun cho mọi người ăn.
Khương Lê mỉm cười nghe:
- Là do con không biết trồng,sao lại nói thành hạt giống không tốt chứ, còn kiếm cớ nữa.
Nàng biết rõ hạt giống mà nhi tử trồng được lấy từ đâu.
Lúc trước khi đi thị sát, nàng cố ý tới từng kho lương thực kiểm tra hạt giống ở khố phòng. Khi còn làm chủ tư nông tư nàng có kiến thức vè mảng này, nên nhìn qua liền biết hạt giống là loại tốt, hạt giống to tròn óng ả,hạt giống loại này sản lượng rất tốt. Lúc đó Bảo Lý còn nghịch ngợm, nhân lúc khố phòng chưa khóa còn sót khe nhỏ liền lén chui vào trong đó chơi, nhũ mẫu lo lắng gọi mãi mới chịu đi ra.
Đến tối mới phát hiện ta, trong túi y phục của Bảo Lý đầy các loại hạt giống, hẳn là lấy từ trong khố phòng ra.
Sau đó Bảo Lý liền ồn ào muốn trồng cây. Vậy mà giờ còn dám nói là hạt giống hỏng, không nảy mầm được, Đúng là đồng ngôn vô kỵ.
Đồng ngôn vô kỵ:Lời của trẻ con ngây thơ nên không cố kỵ gì, lời nói cũng ko quá đáng tin.
Nhưng Trần Hưng thấy Hoàng hậu trỉ trích tiểu hoàng tử, liền vội vàng nói:
- Khởi bẩm Hoàng hậu, hạt giống mà ban đầu tiểu hoàng tử chuẩn bị quả thực là không nảy mầm được, nô tài đã chọn một loạt hạt giống mới, nên giờ mới vừa kịp nảy mầm.
Nếu bình thường, nghe lời nói vậy cũng bỏ qua thôi. Nhưng mà Khương Lê là người cơ linh, nàng trước kia giả nam trang ở trong quan trường được ma luyện, cho nên tâm tư không giống như những phu nhân hậu trạch khác.
Huống chi khi ở Ba quốc làm nữ vương, lịch luyện càng nhiều, khiến cho tư duy nhanh nhạy. Cho nên nàng tinh tế suy nghĩ, nụ cười trên mặt chậm rãi biến mất, khuôn mặt vẫn tỏ ra bình tĩnh hỏi:
- Là do tiểu hoàng tử mải chơi, không bảo quản hạt giống cẩn thận sao?
Trần Hưng liền vội vàng lắc đầu nói:
- Hạt giống mà tiểu hoàng tử mang tới, đều giao cả cho nô tài, nô tài cẩn thận cất giữ. Đám hạt giống đó cũng không bị ẩm, nhưng mà chất lượng có vấn đề, khi gieo hạt đã qua rất lâu, nhưng đều không có hạt nào nảy mầm cả.
Khương Lê mặc dù không trồng, thế nhưng là nghe đến đó đã phát giác tình hình không đúng.
Có câu nói "một hạt túc vạn khỏa tử*", cho dù có hạt giống có không tốt, nhưng gieo cả một đám như vậy, tại sao một gốc mạ cũng không mọc ra nổi?
Một hạt túc vạn khỏa tử: ý chỉ một cây lương thực có thể ra trăm vạn hạt giống, tốt có xấu có, nhưng nhất định sẽ có hạt nảy mầm kết trái.
Nghĩ lại lúc nàng đi thị sát, đúng lúc đang chuẩn bị hạt giống cho vụ hè đợt đầu tiên, cũng không thấy có vấn đề gì, vậy thì hạt giống của Bảo Lý là ở đâu ra?
Thế là Khương Lê liền gọi nhũ mẫu hầu hạ tiểu hoàng tử tới, hỏi thăm tình hình lúc đó.
Nhũ mẫu đang lục lọi lại kí ức hôm đó, cũng không nhớ rõ toàn bộ. Chỉ nói là khi tới khố phòng, ở phía đằng sau có một gian bị khóa cửa, hạt giống là Bảo Lý ở gian phòng khóa đó lấy hạt giống ra.
Khương Lê lại hỏi:
- Hạt giống đó còn thừa không?
Thế là thái giám Trần Hưng liền lấy ra hộp đựng hạt giống của tiểu hoàng tử ngày trước ra, ở giữa khe hở của những mảnh vải bọc còn sót lại vài hạt giống. Nàng lấy hạt ngô ra đặt lên khăn tay trắng, nhìn kỹ liền lập tức phát hiện hạt giống có màu vàng đậm, đưa lên mũi ngửi có một mùi lạ rất khó diễn tả...
Một số việc nếu suy nghĩ cẩn thận liền cảm thấy đáng sợ, trực giác của Khương Lê thường rất chuẩn xác, nàng cảm giác được hạt giống này có vấn đề, sợ là sẽ có chuyện xảy ra.
Bởi vì ngày trước nàng ở nông tư đảm nhận chức vụ chủ tư, cho nên đối với việc cày bừa và thu hoạch nàng vô cùng mẫn cảm.
Lúc đó nàng ngay lập tức bọc hạt giống vào trong khăn lụa đi gặp Phượng Phi Vũ.
Phượng Phi Vũ đang ở thư phòng phê duyệt tấu chương, nghe nàng nói xong cũng chăm chú nhìn hạt gióng, cau mày:
- Để trẫm gọi người của nông tư tới hỏi.
Khương Lê suy nghĩ một chút nói:
- Bệ hạ vẫn đừng hỏi thì hơn, miễn cho đánh rắn động cỏ. Bây giờ dân di cư từ ba quận sang hẳn là vừa gieo hạt vụ giữa hè, bệ hạ cho người đi tới đó dò hỏi người dân, xem tình hình hạt giống như thế nào.
Phượng Phi Vũ hiểu ý của Khương Lê, trước tiên liền gọi chủ tư nông tư tới hỏi về tình hình sản xuất nông nghiệp ở các quận huyện.
Bên nông tư bẩm báo lại, nói rằng tình hình trồng trọt các quận huyện đều thuận lợi, cây sinh trưởng tốt, vụ gieo cấy đợt hai của mùa hạ cũng vừa mới bắt đầu.
Phượng Phi Vũ nghe nông tư bẩm báo xong, liền lệnh ám vệ tản đi các nơi thu thập tin tức.
Không lâu sau, các ám vệ đều quay về mang theo hạt giống được quan phủ phân phát cho người dân gieo hạt.
Kết quả đúng là khiến người ta giật mình.
Phượng Phi Vũ đưa hạt giống lên mũi ngửi thử, có thể ngửi được một mùi hơi khét thoảng qua.
Cái gì mà "Kim lương" chứ? Có câu nói Diêm vương còn tốt, tiểu quỷ khó chơi. Đám quan lại địa phương ở huyện Hồi ăn hối lộ, làm trái luật, vô pháp vô thiên, không e dè ai cả. Chuyện này ảnh hưởng tới căn cơ quốc gia, không phát hiện ra thì sẽ bị hủy trong tay lũ sâu mọt này.
Nghĩ như vậy, chàng lập tức tới tìm Khương Lê, không nhịn được ôm chặt lấy nàng, cảm thấy may mắn mà nàng phát hiện ra, cho mình kịp thời ứng phó.
Khương Lê cũng không tham công, nói rõ chuyện này là công lao của Bảo Lý.
Phượng Phi Vũ cũng quay lại hôn lên mặt Bảo Lý, xong ngắm nhìn nhi tử đang ưỡn bụng ngủ say.
Hiện tại hạt giống đã phát cho hương dân, may mà khi nhi tử cùng đi với Khương Lê đã mang theo hạt giống về cung, để cho chàng kịp thời phát hiện vấn đề. Hiện tại, tất nhiên phải nhanh chóng hành động, truyền tin tới huyện Hồi ngăn cản tai họa ập xuống.
Lại nhắc tới ba quận Bắc Tề. Đám người Mạnh Tân sau khi biết được âm mưu mà Tần Chiếu âm thầm bố trí, trong lòng cũng an tâm hơn nhiều, hơn nữa còn tự nhận việc âm thầm bố trí nhân thủ để đụng tay đụng chân vào hạt giống là công lao của mình.
Đối với chuyện này, Tần Chiếu cũng chằng thèm so đo. Nếu kế sách này thành công, ngoại trừ Đại Tề bị nạn đói hoành hành gây ra tai họa từ bên trong, thì hắn còn có thể dựa vào đó để lấy lòng hai đại thế gia.
Tần gia có thể phục hưng tại Bắc Tề được hay không, hoàn toàn dựa vào một mình hắn, cho nên không thể không phòng ngừa chu đáo. Nên nếu kế sách này thất bại, như vậy cũng có kẻ đứng ra chịu tội thay cho hắn, chuyện có lời như vậy, cớ sao lại không làm?
Phượng Vũ sau khi nghe đám người Mạnh Tân bẩm báo, nộ khí của hắn mới giảm bớt lại.
Nếu bọn họ đã bố trí thỏa đáng, như vậy rất nhanh, đám dân đen trốn đến Đại Tề liền phát hiện, căn bản hạt giống mà quân triều đình phát cho đều bị động tay chân, nhưng cho dù có đi báo quan phủ, khi đó quân Tề muốn chuẩn bị phân phát hạt giống lần nữa thì cũng sẽ bị trì hoãn một khoảng thời gian.
Phải biết, vụ mùa thứ hai vốn đã phải gấp rút thời gian mới kịp, nếu bỏ lỡ hơn mười ngày thời gian, rất có thể vất vả cả năm nhưng tới khi trổ bông gặp phải trời sương giá, khi đó sẽ chẳng có lương thực mà ăn chứ đừng nói mùa màng bội thu.
Mắt thấy đồng ruộng người khác bội thu, còn mảnh ruộng nhà mình căn bản là lãng phí thời gian, như vậy sẽ khiến lòng dân phẫn nộ.
Mà đám nông dân này tất nhiên sẽ tưởng rằng quan phủ Đại Tề cố tình lừa gạt họ, để cho họ xa xứ tới đây, sau đó cấp hạt giống kém chất lượng cho họ. Khi đó uy tín Đại Tề không còn, tất nhiên phong trào di dân ở ba quận cũng tự nhiên biến mất.
Mà đám nông dân di cư tới đó khai phá đồn điền, giờ chẳng có gì trong tay ngoài mấy mẫu ruộng, khi đó đói quá hóa liều, đành phải cầm vũ khí vào trong núi mà làm sơn tặc thôi.
Đến lúc đó, cũng đủ cho đại ca hắn sứt đầu mẻ trán một phen.
Nghĩ như vậy, Phượng Vũ ngược lại muốn nhanh chóng biết được tin tức từ bên kia bờ Đại Giang truyền tới, liền lệnh cho mật thám vượt sông qua bên kia điều tra dân tình.
Thế nhưng sau mấy ngày, mật thám bên kia sông Đại Giang lại truyền đến tin tức. Sau khi hương dân nhận hạt giống về gieo hạt, đích thực là hạt giống không nảy mầm. Nhưng họ còn chưa kịp gây náo loạn, Tề triều đã cử người nông tư xuống từng hộ gia đình, phát bù hạt giống mới.
Nhưng lần này hạt giống được phát xuống không phải là ngô, mà là một giống khoai mới. Nghe nói là do trưởng tẩu của Hoàng hậu từ hải ngoại mua về. Loại khoai này không cần nhiều nước mà vẫn sinh trưởng tươi tốt. Mặc dù thời gian bị chậm trễ vài ngyaf, nhưng cam đoan thu hoạch sản lượng lớn. Mà khoa có màu hồng, luộc lên ăn vừa thơm vừa ngọt, so với ngô dễ ăn hơn nhiều.
Lúc đến phát giống khoai mới, tiểu lại còn mang theo cả khoai lang đã thu hoạch, phân phát cho hương dân ăn thử, ai cũng nói mùi vị rất ngon.
Cho nên khi mấy mật thám tới đó, ruộng khoai đã mọc xanh đồng, phát triển rất nhanh, mà còn dễ chăm sóc. Cũng không cần bón phân tưới nước như trồng các loại cây khác. Hương dân mặc dù thấp thỏm, nhưng khi nhìn thấy khoai mọc xanh tốt, liền cảm thấy có hi vọng. Lúc trước khi hạt ngô giống không nảy mầm, mặc dù có người âm thầm nghị luận, nhưng cũng chỉ cho là do quan trông giữ hạt giống thất trách, khiến cho hạt giống bị mốc, không nảy mầm được, căn bản không có k.ích thích khiến dân chúng phẫn nộ.
Lại qua mấy ngày, quan phủ dán bố cáo. Ngày trước hạt giống ngô không nảy mầm được, chính là do gian tế Bắc Tề đột nhập vào kho hạt giống, dùng nước tưới lên hạt giống, khiến cho hạt giống bị hỏng không nảy mầm được. Đám gian tế này đều đã bị bắt lại, c.h.é.m đầu thị chúng, treo xác trước cửa thành để làm gương.
Sau khi dán bố cáo, tất nhiên dân tâm an ổn. Dù sao quan viên Đại Tề bị người ta mua chuộc, làm hại bách tính, thực sự làm tổn hại thanh danh của triều đình, phải nghiêm trị.
Về phần những kẻ quản lý khố phòng bị Phượng Vũ thu mua, nghe được tin liền mang theo gia quyến và tài sản chạy tới ba quận đều bị ám vệ của Phượng Phi Vũ chặn lại giế.t chết.
Thế là bách tính vừacảm thấy may mắn khi Tề triều phát hiện gian tế kịp thời, cùng lúc cũng mắng chửi hoàng đế Bắc Tề không quan tâm dân sinh, vậy mà hạ độc thủ với hạt giống nuôi sống muôn dân, người như vậy sao xứng làm thiên tử?
Theo như họ thấy, chắc chắn di chiếu của tiên hoàng là giả, nếu không thì lão hoàng đế đúng là mắt mù mới có thể không quan tâm tới trưởng tử yêu dân như con, lại đi nâng đỡ một kẻ đầy bụng xấu xa như nhị hoàng tử.