***
Trước khi cô Năm chìm vào giấc ngủ, hết thảy đều rất bình thường. Sau khoảng nửa đêm, cô Năm mơ mơ màng màng nghe thấy tiếng bước chân khe khẽ, cô Năm nghĩ rằng cô Tú thức dậy đi tiểu. Mọi ngày Tú đâu có thói quen nửa đêm dậy đi tiểu? Nghĩ vậy cô Năm thức dậy, nhờ ánh trăng chiếu vào qua cửa sổ, cô Năm thấy cô Tú đang leo xuống giường, nghĩ rằng cô Tú đi tiểu thật, vì vậy cô xoay người tiếp tục ngủ.
Nhưng chỉ một chốc sau, cô Năm bỗng giật mình tỉnh dậy, vì cô không thấy em gái mình kéo chăn trèo lên giường như mọi hôm, vì vậy cô Năm quay đầu muốn nhìn một chút.
Không quay đầu thì không sao, cô Năm thấy một cảnh tượng khiến cả đời cô khó quên. Cô Tú lúc này đang quỳ trước cửa sổ, cổ nghểnh lên nhìn ánh trăng. Nhìn em như vậy, cô Năm vội nhấc chăn, nhổm người nhìn cô Tú. Cô Năm lúc này cố ý lấy can đảm ho khan một tiếng nhưng cô Tú không hề có phản ứng.
Cô Năm tiếp tục nhẹ nhàng hô một tiếng: "Tú." Nhưng cô Tú vẫn không có phản ứng chút nào. Cô Năm lớn tiếng kêu thêm một tiếng: "Tú, em làm sao vậy?" Cô Tú vẫn ngây ra như phỗng.
Cô Năm vội vàng xuống giường, tới cả giầy cũng không xỏ, tới gần nhìn xem em gái mình xảy ra chuyện gì. Cô Năm bước mấy bước tới gần em gái, một tay cô Năm đặt lên vai cô Tú, muốn xoay người cô Tú lại xem em gái mình xảy ra chuyện gì. Nhưng cô Năm phát hiện em gái mình thường ngày nhỏ bé, không ngờ hôm nay lay thế nào cũng không chuyển động được một chút.
Cô Năm đi vòng qua trước mặt cô Tú, nhờ ánh trăng lờ mờ cô chỉ thấy em gái mình đang quỳ, miệng nhai ngấu nghiến một cây nến trắng, hai mắt đục ngầu nhìn trăng qua cửa sổ...
Thời điểm đó nông thôn thường xuyên không có điện, cho nên mọi người trong nhà lúc nào cũng có nến hoặc đèn dầu, hơn nữa còn chứa rất nhiều.
Ngay khi nhìn thấy cô Tú đang nhai nến, ánh mắt đờ đẫn mà vô thần, không nhúc nhích nhìn trăng sáng. Cô Năm mặt không chút máu, lập tức gào thét: "A a a..."
Tiếng thét của cô Năm lập tức đánh thức ông ngoại bà ngoại và cậu Sáu, cũng là bắt đầu cho kiếp nạn của cô Tú, theo đúng tiên đoán của vị đạo sĩ năm nào.
Khi ông ngoại khoác áo khoác chạy đến phòng của hai cô, Cô Năm đã không nói nên lời, ngồi bệt dưới đất. Ông nội tôi vội mở đèn pin chiếu vào cô Tú, lập tức cô Tú ngã ngửa ra phía sau, trên đất vương vãi đầy những mẩu nến trắng.
Khi ông ngoại tôi bế cô Tú lên, nhìn sắc mặt cô đã trắng bệch, miệng vẫn còn vương vài mẩu nến ông cũng thấy hoảng hồn. Lúc này cả nhà mới đưa mắt nhìn về phía cô Năm.
Bà ngoại tôi bèn kéo cô Năm dậy, hỏi: "Có chuyện gì xảy ra vậy? Con bé Tú sao thành ra thế này?"
Cô Năm lúc ấy sợ đến điếng người, nói không ra lời, cô không ngừng run rẩy, chỉ trỏ ra hiệu mình nhìn thấy rất kinh khủng.
Ông ngoại ôm lấy cô Tú đã hôn mê, đặt lên giường, bà ngoại tôi phải ôm lấy cô Năm đang run cầm cập. Mà con chó mực thường ngày hay chơi cùng cậu Sáu bắt đầu chạy vào phòng sủa điên cuồng, nó sủa liên tục không ngừng. Bà ngoại tôi không nhịn được, đành sai cậu Sáu dắt con chó ra khỏi phòng. Nhưng lạ là sau khi con chó ra khỏi vẫn hướng về phía cửa phòng sủa khe khẽ, không dám đi vào, nhưng nghe cậu tôi kể lại lúc đó ánh mắt của con chó lạ lắm, giống như nó nhìn thấy kẻ thù vậy.
Có thể bà ngoại cũng thấy con chó sủa nhặng lên như vậy, nhìn nó quát một tiếng: "Kêu nữa đi, còn sủa nữa tao làm thịt mày!"
Không ngờ chỉ một tiếng quát của bà ngoại tôi khiến con chó sợ tới mức tiểu ngay tại chỗ, nó lập tức cụp đuôi, chạy về ổ nằm.
Một lát sau, cô Năm đã dần dần bình tĩnh lại kể lại hết tất cả mọi chuyện cho ông bà ngoại tôi. Sau khi nghe xong ông bà đều dựng hết cả tóc gáy. Cô Năm nói xong, không nhịn được lại bắt đầu khóc, nhưng bà ngoại đã đưa tay lên miệng cô nói: "Đừng có khóc!"
Cô Năm chỉ có thể cố nén sợ hãi, thở hổn hển từng đợt. Trong chốc lát sau, cô Tú dần dần nhúc nhích, sau đó liền bắt đầu ói, ói như điên, những thứ cô ói ra đều rất tanh hôi. Cô nôn ra cả nến, cả cơm tối vừa ăn, khiến mọi người nhìn vậy đều cảm thấy khó chịu.
Trời đã khuya nên không có cách nào khác, cũng may bà ngoại tôi cũng có biết một số bài thuốc đơn giản, đành đốt một ít lá chè Đắng cho cô Tú uống. Cây chè Đắng hồi bé tôi cũng từng được bà ngoại cho uống, trị chứng đau bụng ở trẻ con rất hữu hiệu. Cụ thể là đem màng mề gà phơi khô, nướng chung với chè Đắng bằng than, sau khi nướng hơi cháy hòa tan với nước. Có thể trị chứng khó tiêu, giúp tiêu tiêu hóa tốt.
Bà ngoại sau khi làm xong bèn vội vàng cho cô Tú uống chè Đắng, nhưng cô Tú lại cắn chặt răng, chỉ uống được một chút nhưng lại nôn ra hết.
Cuối cùng không còn cách nào khác, bà ngoại bèn bảo ông ngoại bóp miệng cô Tú, để cậu Sáu giữ chặt hai chân, không cho cô Tú đá lung tung mới có thể để cô Tú uống hết bát chè Đắng.
Sau khi uống hết, cô Tú mới ngừng nôn, an tĩnh được một chút. Nhưng cô Năm vẫn sợ không dám đi ngủ, vì vậy ông ngoại và bà ngoại đành ngủ cùng cô Tú, còn cô Năm và cậu Sáu sang phòng bên cạnh ngủ.
Lúc này cô Tú đã khỏe lại một chút, cũng dần tỉnh lại trong chốc lát. Cô không nôn nhưng lại chuyển sang đau bụng, quằn quại như vậy tới sáng thì được ông bà ngoại tôi đưa tới bệnh viện trong trấn.
Người ở bệnh viện nói là ăn phải đồ hỏng, dạ dày cô Tú qua hai ngày cũng chẳng còn gì nên bác sĩ cho truyền một chút. Nhưng khi y tá vừa mới đâm kim truyền vào tay đã lập tức bị cô Tú giằng ra, qua mấy lần vật lộn nhưng cô Tú vẫn không chịu để bác sĩ truyền. Cuối cùng mọi người đành phải cắm kim truyền vào mông, còn bắt ông ngoại tôi giữ chặt, không để cho cô Tú cựa quậy chút nào. Qua cả nửa ngày như vậy nhưng tình trạng của cô Tú không hề chuyển biến, các bác sĩ trong bệnh viện đành đề nghị bà ngoại đưa cô Tú lên bệnh viện huyện.
Trưa hôm đó, ông bà ngoại tôi mang cậu Sáu và cùng cô Tú bắt xe lên bệnh viện huyện. Vì say xe cho nên bà ngoại tôi ôm cô Tú chọn một chỗ gần cửa. Lúc đó mọi người chen chúc nhau rất đông, ông ngoại tôi và cậu Sáu cũng vậy, nhường chỗ cho bà ngoại và cô Tú.
Bà ngoại tôi vừa kéo cửa kính ra hít thở một chút thì cô Tú đã định nhoài người chui ra khỏi xe, cũng may là lúc đó ông ngoại tôi nhìn thấy, nhanh tay kéo cô trở lại. Cô Tú vừa khóc vừa kêu: "Mẹ, đừng đưa con tới bệnh viện, bệnh của con chưa không khỏi đâu. Con chết mất, bố mẹ mau đưa con về nhà..."
Mặc cho ông bà ngoại tôi dỗ thế nào thì cô Tú vẫn không ngừng khóc, sống chết không chịu xuống xe vào viện. Năm đó cô Tú mới lên 9, cậu Sáu 12 tuổi, những lời cô Tú nói ra đều được cậu Sáu kể lại cho tôi. Nhưng cô Tú lại nói với tôi chẳng thể nhớ nổi gì cả, cô chỉ nhớ mang máng khi còn bé cô bị bệnh nặng, cái khác thì không rõ lắm.
Lại nói tiếp, ông ngoại sau khi kéo lại, bà ngoại lúc này cũng giữ chặt cô Tú, mặc kệ cô kêu khóc, bốn người trên xe nhanh chóng tới bệnh viện huyện.
Sau khi đến nơi, cô Tú lập tức được chuyển vào khoa cấp cứu. Sau khi bác sĩ kiểm tra đã đưa ra phác đồ điều trị. Nhưng chỉ tới ngày hôm sau, chờ lúc mọi người không chú ý là cô Tú đã chạy ra khỏi bệnh viện, ông bà ngoại tôi phải hết sức vất vả mới tìm được cô. Đến cuối cùng không còn cách nào khác nên bà ngoại tôi phải dùng dây vải trói chặt cô Tú trên giường bệnh, ba người thay phiên nhau trông chừng cô. Đến cả việc đi vệ sinh cũng phải có hai người trông chừng, không để cô trốn mắt.
Đó là năm 1986, bệnh viện không có phòng ăn, nên bà ngoại tôi phải nhờ người mang cơm vào viện. Nhưng mặc kệ bà ngoại tôi bón thế nào cô cũng giãy ra hoặc gạt đổ, không ăn lấy chỉ là một chút. Bà ngoại tôi nói lúc đó may mà còn có dịch truyền duy trì, không thì cô Tú đã mất rồi.
Tới ngày thứ năm bà ngoại tôi nhờ người mang cơm tới, nhưng đó là cơm sống, mọi người không ai muốn ăn. Nhưng kỳ quái là khi nhìn thấy bát cơm sống, cô Tú lại chảy nước miếng, lần đầu tiên cô mở miệng nói mình muốn ăn cơm.