Về phần những người dân lương thiện, thực ra cũng khá là ít ỏi. Bạn bè tài xe đều biết, đụng chết một con gà thì phải bồi thường với giá như đụng chết một con lợn, mà đụng phải vườn rau mới là xui xẻo nhất, đã phải bội thường theo giá cả của nấm đỏ rồi mà bản thân người đụng còn phải bảo người làm thuê mang xe đến làm. Nếu ngươi không cẩn thận va phải xe máy thì... Âu Dương thành thật khuyên răn, mau chạy cho nhanh, gây chuyện mà chạy trốn còn lợi hơn nhiều so với việc ngươi ở lại đấy.
Âu Dương luôn cho rằng, tri thức tỉ lệ thuận với đạo đức. Đương nhiên không thể lấy quan niệm miệng năm mô bụng bồ dao găm đến nói chuyện được. Mỗi một giai cấp đều có các phần tử bại hoại, tổng thống nước Mỹ mà cũng ngoại tình nữa là. Nhưng đây đều là vấn đề xã hội, như Lý Hán nói đấy, kinh phí cần cho việc phổ cập giáo dục, nhận biết chữ nghĩa là con số thiên văn, hơn nữa còn có không ít người thà để con cái ở nhà giúp họ làm lụng chứ không chịu cho chúng đến trường.
Âu Dương nói:
"Lúc quay về phải dâng tấu chương mới được, phàm là gia đình có con cái biết chữ thì sẽ chưng thu ít lương thực hơn một chút."
Lưu Kỵ cười, nói:
"Không phải đại nhân nên nói với bọn họ tại sao cần phải chưng thu lương thực hơn sao?"
"Ta đi nói với họ, lấy lương thực của các ngươi là để nuôi binh đánh trận, xây cầu sửa đường. Họ mà quan tâm đến ngươi thì bọn họ sẽ biết ngươi đã lấy đi lương thực của ta."
Âu Dương nói:
"Năm ấy, Dương Bình phát triển mạnh, ta cũng không làm gì được ở nông thôn. Cuối cùng vẫn phải dựa vào sự phát triển của huyện thành đến động viên họ học cữ. Nói ra chắc ngươi sẽ không tin, Tiền mà Dương Bình tiêu tốn để cho mọi người được học thử miễn phí không ít hơn năm trăm vạn quan."
Lưu Kỵ cả kinh:
"Nhiều như vậy sao?"
"Đương nhiên, ngươi không để cho họ làm ở thì họ sẽ không đến học. Không cho họ ăn họ cũng sẽ không đến. Bảo họ mua bút nghiên, họ cũng không làm. Sau đó ta phải ép họ thế này: Tiền lương của người không biết chữ sẽ ít hơn so với người biết chữ, nhưng không ngờ vẫn còn có người nguyện lấy tiền lương ít hơn chứ nhất quyết không đi học chữ. Họ nói lý do gì với ta ngươi có biết không? Học chữ đau đầu lắm. Nghe vậy ta thật sự có ý tự sát ngay lập tức."
Âu Dương cười và nói:
"Nhưng đây là một quá trình rất dài, không phải là việc mà thế hệ chúng ta đây có thể hoàn thành được."
"Đại nhân nghĩ nhiều thật đấy."
Lưu Kỵ nói:
"Cứ lăn tăn chuyện này mãi thì chi bằng đại nhân nghĩ xem chúng ta làm sao để đánh hạ Đỉnh Châu còn tốt hơn đấy."
"Ta đã nghĩ tới rồi, ba mặt Đỉnh Châu đều dựa nước, chúng ta không thể nào cắt đứt nguồn lương thực và nguồn nước trong thời gian ngắn được."
Âu Dương nói:
"Đưa đại bác đến oanh tạc đi."
"Haha."
Lưu Kỵ không sao nhịn cười được, nói:
"Đại nhân lúc nào cũng thẳng tay như thế. Ta có một kế này."
Âu Dương nói:
"Lúc người nói ngươi có một kế này, ta có chút rét run trong lòng. Kế gì thế?"
"Hạ độc."
....
Hạ độc? Hạ ở đâu đây? Ăn không thiếu, mặc cũng không thành vấn đề, uống cũng có. Nhưng có một thứ nhất định sẽ thiếu, thành trì mười mấy vạn binh tuy ít hơn nhân khẩu rất nhiều, nhưng lượng muối dùng mỗi ngày lại khiến người ta phải giật mình. Muối không chỉ là nguồn thu thuế của Đại Tống mà còn trở thành một trong những hàng hóa chiến lược.
Muối xưa đa số đều là Natri clorua, nếu không ăn muối, lượng muối natri hấp thụ không đủ thì sẽ khiến áp lực thẩm thấu của các tế bào ở trong và ngoài cơ thể mất đi sự cân bằng, thục đẩy tế bào trong cơ thể bước vào quá trình thủy phân, từ đó gây ra bệnh phù thủng não ở mức độ khác nhau, nhẹ thì sẽ xuất hiện trở ngại về ý thức, bao gồm việc thích ngủ, người mệt mỏi, tinh thần ngẩn ngơ, nghiêm trọng thì có thể dẫn đến hôn mê, nếu thời gian hấp thụ muối không đủ lượng mà kéo dài quá giới hạn cho phép thì sẽ dẫn đến hàm lượng natri trong huyết thanh giảm mạnh, dẫn đến các hiện tượng như xuất hiện các bệnh chứng về thần kinh, có cảm giác chán ăn, tứ chi vô lực, ngất xỉu, vv. Lúc nghiêm trọng còn có thể xuất hiện triệu chứng kén ăn, buồn nôn, ói mửa, nhịp tim tăng nhanh, mạch đập yếu, cơ thể co giật, thị lực kém, khả năng phản xạ giảm vv.
Đỉnh Châu thiếu muối sao? Không chỉ thiếu, mà là rất rất thiếu. Muối là do Diêm Chính Ty điều phối. Sau khi Chung Tương bạo*, muối luôn không được chuyển vào khu vực bạo*. Hồ Động Đình là hồ nước ngọt, Chung Tương lại không thể tự mình sản xuất, vốn dĩ có thể đi trộm về một chút, nhưng Lưu Kỵ vừa đến thì đã thi hành chính sách quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Thà để cho bản địa thiếu muối chứ quyết không để muối rơi vào khu vực quân phản loạn dù chỉ một hạt. Mà lúc này Chung Tương lại nhận được tin, có một lô muối sắp được vận chuyển qua hồ Động Đình để đến Đàm Châu, một nửa số đó là vật tư, hàng hóa quân sự bổ sung cho cấm vệ quân.
Dù rất có khả năng đó là cạm bẫy, nhưng Chung Tương cũng là người biết tính toán, người ăn muối hiện giờ quá nhiều nên nhân lực là thứ không thiếu nhất, mạo hiểm thì vẫn có lợi. Do vậy mà một hạm đội chở theo một nghìn binh sĩ đã xuất quân.
Căn cứ vào nguồn tin đáng tin cậy, lô hàng lần này sẽ do binh lính của Giang Lăng chịu trách nhiệm áp tải. Nửa đoạn đầu chỉ có hơn một trăm binh sĩ, đến trung đoạn, Hạ Thành, Lưu Hành sẽ trọng binh ra áp tải. Cho nên địa điểm cướp hàng phải là khúc đường thủy đầu tiên, nhưng làm sao để tránh được tai mắt của hai thủy trại Hạ Thành, Lưu Hành đây?
Cuối cùng Chung Tương đã đề xuất một kế hoạch vô cùng can đảm, lợi dụng sự thành thạo của binh sĩ mình với hồ Động Đình tiến hành thuyền tối. Thuyền tối chính là không châm lửa, dưới ánh trăng lờ mờ, tầm nhìn cực thấp, lợi dụng sự thành thạo của binh sĩ với đường thủy tiến hành di chuyển. Âu Dương và Lưu Kỵ cũng không ngờ Chung Tương lại sử dụng chiêu thức này.
Theo kế hoạch ban đầu của Lưu Kỵ, hạm đội sẽ ở đầm nước Vân Mộng tiến hành tập kích. Vì đường thủy ở nơi này bốn hướng thông suốt, nước lúc cạn lúc sâu, không phải tay lão luyện thì sẽ không dám tùy tiện di chuyển trong khu vực này.