Thiết Tâm Nguyên muốn đi xem thử nhưng lại bị mẫu thân cự tuyệt hết sức cứng rắn.
Nói ra cũng buồn cười, Dương Hoài Ngọc tổn thương không phải do bản thân bị Tế Phong Tư Mộng đánh bại. Gã ra nông nỗi này chủ yếu vì bị từ hôn.
Dù sao năm nay gã cũng đã hai mươi bốn. Nghe nói do chờ đợi chắt gái của Tô Dịch Giản là Tô Mi đủ lớn mà phải trì hoãn hôn kỳ. Không thể ngờ tám năm sau, Tô Mi từ một tiểu cô nương ngây ngô trở thành đại mỹ nhân thì lại không muốn gả cho Dương Hoài Ngọc.
Dương gia hiển nhiên là tướng môn thế gia, nhưng mà Lệnh công Dương gia là hàng thần, còn Tô Dịch Giản lại là Trạng Nguyên lang thời Thái Tông năm Bính Thìn, từng tham gia triều chính. Mặc dù người này mê rượu đến nỗi uống mà chết bất đắc kỳ tử, nhưng môn phong Tô gia vẫn cao quý không hề thay đổi.
Dương gia thân là Tướng môn nhận được hôn sự này xem như trèo cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến Dương Hoài Ngọc tình nguyện chờ đợi tám năm sau Tô Mi trưởng thành mới làm hôn lễ.
Theo đúng lý mà nói, người nát rượu sinh con không được thông minh, như Lý Thái Bạch thơ rượu phong lưu cả đời cuối cùng sinh ra hai đứa con ngốc nghếch.
Nhưng Tô gia lại không giống như vậy, nhà người ta sinh ba nam bốn nữ, trong đó ba người con trai đều là tiến sĩ, nhậm chức ở Đông Kinh cả.
Trong đó lão đại Tô gia là Tô Thuấn Khâm lại càng khó lường. Hai năm trước vừa mới đỗ tiến sĩ, hiện tại đã đảm nhiệm huyện lệnh Mông Thành, đồng thời lọt vào pháp nhãn phán quan Đỗ Diễn của Thẩm Quan Viện nên được gả khuê nữ cho. Chỉ bấy nhiêu đã khiến đám quyền quý Đông Kinh không khỏi phải lau mắt ngước nhìn.
Những năm này Dương Hoài Ngọc vô cùng xui xẻo, nói rõ hơn là gã bắt đầu đen đủi liên tục kể từ khi gặp Thiết Tâm Nguyên. Lúc bị đày đến phối quân Tây Thủy Môn, gã vẫn giữ thói quen nổi loạn, nhục mạ thượng quan, đánh đồng liêu như là chuyện cơm bữa. Kỳ khôi nhất là có một lần, hắn một mình vọt vào thanh lâu, thi triển quyền cước với đám khách làng chơi, một mình chiếm cả thanh lâu khiến người nhà hôm sau phải chạy tới đưa về.
Lần này, vì bị Tế Phong Tư Mộng đánh cho cụp đuôi nên cuối cùng còn phải trở thành đá lót đường cho hồ ly, nên Tô gia bắt đầu không mặn mà về hôn sự giữa Tô Mi và Dương Hoài Ngọc nữa.
Sau những sự kiện này, Thiết Tâm Nguyên nhận thấy mình đếch có lỗi gì cả. Tuy thường ngày, hắn có thú vui nêm thêm phấn nấm vào bát mì của Dương Hoài Ngọc, nhưng đây là để đảm bảo khẩu vị của quý nhân nha. Mỗi lần ăn mì Dương Hoài Ngọc đều thấy sướng miệng, khi không có nấm phấn thì gã lại oán trách mẫu thân nấu không chuẩn vị.
Sau khi thí nghiệm lên Dương Hoài Ngọc, Thiết Tâm Nguyên đã cân chỉnh được liều lượng chính xác cho quân nhân, giờ hắn đã có thể sử dụng hết sức thành thạo. Liều cỡ nào khiến con người dục tiên dục tử, cỡ nào khiến người ta sinh ảo giác, rồi mức độ khiến người trúng độc bộc phát cơn thịnh nộ. Hắn thậm chí còn phát hiện, trong trạng thái ảo giác và bạo phát, phấn nấm thần kỳ còn khiến con người thấy hưng phấn.
Thực tế, Thiết Tâm Nguyên đã cho Tế Phong Tư Mộng dùng đến liều lượng lớn nhất, nó đủ khiến con người thất khiếu chảy máu, làm y gây đại họa chọc trời ở thành Đông Kinh, cuối cùng phải bỏ mạng tại nơi này.
Thiết Tâm Nguyên tuyệt đối tin Tế Phong Tư Mông dám thể hiện uy lực của võ sĩ Tây Hạ ở thành Đông Kinh. Chính phấn nấm đã trợ giúp y đạt được ước mơ này!
Do đó, toàn dân thành Đông Kinh đều ấn tượng sâu sắc về sự uy mãnh và cuồng bạo của võ sĩ Tây Hạ.
Bản tính cũng chính là thiên mệnh
Đạo Trời giây phút vẫn liền với ta.
Rời ta được đâu là đạo nữa.
Thế cho nên quân tử giữ gìn,
E dè cái mắt không nhìn,
Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng.
Càng ẩn áo lại càng hiện rõ,
Càng siêu vi càng tỏ sáng nhiều,
Nên dù chiếc bóng tịch liêu,
Đã là quân tử chẳng xiêu lòng vàng...
Hôm nay Thiết Tâm Nguyên đọc tới câu đó trong "Trung Dung".
Hắn cảm thấy quyển sách "Trung Dung này" có tác dụng tích cực cho cuộc đời mình.
Bản thân mình là người giàu tình cảm. Đối mặt với quyền thế, kim tiền sắc đẹp hấp dẫn cần phải giữ được bản tâm bình tĩnh, không thể thất thố như Dương Hoài Ngọc được, càng không thể lâm vào tình trạng không chiếm được thì bộ dạng như đưa đám.
Phải tỉnh táo từng giây từng phút, phải biết kềm chế bản thân.
Trong không lẫn bản tâm, ngoài không hiếp người, trên không lấn trời, dưới không lấn đất, tâm niệm nhất quán với hành động có trời biết đất biết. Mỗi một cử chỉ có thần minh trên đầu ba thước trông thấy, có ánh mắt người người nhìn vào, đạt thì tạo phúc thiên hạ, nghèo thì lo được cho bản thân.
Chỉ như vậy, khi làm hỏng việc mới tìm được điểm linh động để chuyển dời, tâm linh nương tựa chỗ sáng, vững vàng qua sóng gió, đạt tới trạng thái đại viên mãn của đời người.
Bây giờ, có thể tiếp nhận công lao và khen ngợi, ngoại trừ thánh nhân chỉ còn lại dã thú. Thánh nhân sở dĩ gọi là thánh nhân vì đã sớm siêu thoát khỏi tam giới, không còn trong ngũ hành. Mọi người vì duy trì tiêu chuẩn đạo đức, đều đẩy hết tất cả chiến công có được lên người thánh nhân, có như vậy mới trở thành vạn thế sư biểui, nhân vật đời đời tỏa sáng.
Còn dã thú, cho dù nó chói lóa đến cỡ nào thì nó cũng chỉ là dã thú mà thôi. Giành chiến công với dã thú, chuyện đánh khinh đó ngươi làm được sao?
Người bình thường nếu không có được quyền uy như hoàng đế, sẽ chẳng ai dại gì làm chuyện như vậy. Thỏ khôn chết thì thịt chó săn, công cao lấn chủ… đó đều là từ ngữ đã chuẩn bị sẵn cho ngươi.
Chỉ cẩn mở sách lịch sử ra thì sẽ dễ dàng phát hiện, những danh thần cái thế, những danh tướng xuất chúng đều chết uất ức trong tay người mình, nhiều hơn so với chết vào tay địch nhân.