Yến Lang có lẽ cũng đoán ra.
Tám phần là muốn cúi đầu nhận sai với hắn, lại muốn tôn thuỵ, muốn truy phong, muốn hắn không cho Thôi Minh Xu vào cung.
“Không phải! Nương nương không muốn cùng ngài hợp táng, xin được táng vào phi lăng, nàng nói cuộc đời này quá khổ sở rồi, cùng trời cuối đất cũng không mong gặp lại.
4.
“Nương nương, ngài nhất định bảo trọng.” Đồng Nhi đặt bản vẽ phi lăng ở dưới gối.
“Huynh trưởng đã chuẩn bị hết rồi, còn dặn dò Đồng Nhi cảm tạ nương nương ơn cứu mạng ngày đó.”
Huynh trưởng của Đồng Nhi là thợ thủ công xây dựng lăng tẩm, dựa vào luật lệ, thợ thủ công sau khi xây xong lăng tẩm đều xử tử, phòng ngừa kẻ cắp và thợ thủ công có ý định trộm mộ.
Ngày hôm đó, Đồng Nhi chải đầu cho ta, ta nhìn trong gương đồng, nàng ở phía sau lặng lẽ lau nước mắt, hỏi ra mới biết là lo cho tính mạng của huynh trưởng.
Quan tài có ám môn, phía dưới phi lăng có đường thông tới sông ngầm, có thể trốn đi.
Ta cẩn thận vạch ra kế hoạch từ rất lâu rồi, nhưng vào đông đóng băng, ta lại bị hàn, vô ý bị sặc hai ngụm nước.
Khi bị dòng nước cuốn đi, ta còn tưởng rằng mình thật sự phải chết.
Sau đó, khi tỉnh lại, lại phát hiện mình đang ghé vào lưng của một con lừa.
Con lừa đen chở ta cùng với hòm thuốc nhảy nhót mà đi, vừa lúc nước bị sặc cũng đều phun ra.
Ông lão dắt lừa đội mũ cói, cõng theo sọt cá, thản nhiên tự đắc mà nắm lấy con lừa đi về phía trước, thấy ta tỉnh thì cười nói.
“Lão già ta đây mới bốc một quẻ, ở đây hôm nay có thể câu một con cá lớn, quả nhiên câu được một con cá chép vàng.”
Ta nghi hoặc nhìn vào sọt cá rỗng tuếch của hắn, lễ phép hỏi:
“Tạ ơn cứu mạng của lão tiên sinh, xin hỏi ngài muốn đi về hướng nào?”
“Lão già ta đây muốn đi Ngô Châu cứu tế.”
Cứu tế ư?
Ta nhớ rõ trước kia Lý Ngự Sử Lý Thận chính là bị biếm đi Ngô Châu Lĩnh Nam, nhưng ngày lễ tết quan viên điều trần, lại chưa nghe nói Lĩnh Nam có tai nạn gì.
“Bước đi trong sương thì biết có băng, khi vào trong hang động thì biết trời sắp mưa, học sinh của ta nói năm ngoái vào đông không lạnh lại ít mưa, khó bảo toàn ngày mùa thu không có dịch bệnh, nhất định ta phải đi Ngô Châu để giúp trị bệnh cứu người.”
Ông lão nói đến việc trị bệnh cứu người, ta mới phát hiện ra ta đã bị ngâm trong nước đá lâu như vậy, khi tỉnh lại cũng không bị lạnh.
Vô cùng kính nể đối với y thuật của ông lão, ta vội hỏi:
“Lão tiên sinh mang ta cùng đi Lĩnh Nam được không? Ta biết một chút y thuật, trên đường nhất định sẽ không gây phiền phức cho ngài.
Ông lão liếc mắt một cái nhìn thấu suy nghĩ của ta, vẫy vẫy tay.
“Gọi ta là Hà lão được rồi, ngươi đi theo cũng được, nhưng ta cũng không phải sợ già, hiện giờ đã đến tuổi dưỡng già rồi, vẫn phải lo lắng cho học sinh.”
Dứt lời, Hà lão quăng cho ta một cái mũ cói và một hộp thuốc dán:
Mang mũ cói lên, bôi mặt đen vàng một chút, ăn vào viên thuốc đổi giọng này, giả trang thành cháu trai của ta, miễn cho người khác để ý.
Việc này đúng là hợp ý ta.
Yến Lang sau khi đưa Thôi Minh Xu vào cung, nhất định không còn nghĩ đến ta nữa, nhưng mà vì bảo toàn khả năng nào đó, cẩn thận vẫn tốt hơn.
Đường tới Ngô Châu rất xa, đợi khi chúng ta đến, thời tiết đã ấm đến nỗi có thể mặc được áo đơn.
Từ xa nhìn thấy hai bên cửa thành Ngô Châu, đã có người ở bên xe ngựa đợi mấy ngày.
“Đó là đệ tử của ta, Lý Thận Chi.”
Năm đầu tiên Yến Lang khai ân danh sách thí sinh thi đỗ, tự mình chọn Thám Hoa Lang.
Lý ngự sử, Lý Thận Chi.
Ta đã gặp hắn hai lần.
Lần đầu tiên là khi Yến Lang khăng khăng sách phong Thôi Minh Xu làm Quý Phi, bọn quan viên cũng không để ý tới hậu cung tranh đấu gay gắt, chỉ muốn bo bo giữ mình.
Chỉ có Lý Ngự Sử quỳ gối ngoài điện, cho dù bị phạt trượng cũng không chịu nhượng bộ.
Yến Lang tức giận đến nỗi ném tấu chương của Lý Thận Chi trình lên rơi đầy đất, mắng hắn là đồ nhà quê.
Khi đó, ta và Yến Lang vẫn chưa ầm ĩ như vậy, ta chải búi tóc đơn giản, thay đổi váy lụa màu lục, làm một phần tô sơn mà ta làm ngon nhất, muốn cầu xin Yến Lang đừng để Ngũ Nương vào cung, đừng khiến cho ta khó xử.
Ngày đó nắng gắt như lửa, ve kêu râm ran.
Nhưng Yến Lang cũng không thèm gặp ta.
Ta ở bên ngoài điện lau nước mắt, Lý Thận Chi cúi đầu quỳ trên mặt đất, cũng không nhìn ta khó chịu.
Lần thứ hai là Yến Lan lưu đày Lý Thận Chi.
Đó là tháng mười, toàn bộ cung điện đều là mùi gỗ, mà quan hệ giữa ta với Yến Lang đã xấu đến nỗi không thể tốt.
Ngày Lý Thận rời kinh, ta làm điểm tâm, lại bảo Đồng Nhi cầm chút vàng bạc và đồ trang sức, bảo hắn chuẩn bị đi đường.
Khi Đồng Nhi trở về, lại nói là Lý đại nhân tính tình kỳ lạ, chỉ cảm ơn nương nương nhớ đến, cái gì cũng không nhận.
“Hắn không cần, nô tì đương nhiên không nghe, nhân dịp hắn không chú ý vội vàng nhét điểm tâm và tiền bạc vào trong túi của hắn. Nô tì cho rằng một chồng thật dày kia là ngân phiếu, nhưng nhìn kỹ thì hoá ra là thư nhà.”
Có lẽ là mấy năm hắn nhập kinh làm quan này, thư nhà còn quý hơn cả tiền bạc.
Thật ra ta vẫn luôn muốn hỏi Lý Thận Chi, vì sao bị biếm cũng vẫn muốn nói giúp ta một câu.