• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Hai ngày sau sáu sĩ tử đầu bảng được triệu vào cung tham gia kì thi cuối cùng, hoàng thượng sẽ trực tiếp coi thi. Bước vào chính điện, trên cao là bậc đế vương khiến ai nhìn vào cũng phải run sợ nhưng riêng Lam Tịnh vẫn bình tĩnh không một chút run sợ. Dương Ngạo Hiên nhìn sáu sĩ tử bên dưới dừng trên người Lam Tịnh, chính là thiếu niên có cây đàn đặc biệt kia, lại là người viết bốn câu thơ tả trăng. Dương Ngạo Hiên ngày càng thích thú hơn về con người của Lam Tịnh hơn rồi, nếu người này đỗ trạng nguyên thì phò mã của trưởng công chúa chắc chắn là của hắn.

Sáu người quỳ xuống kính cẩn hô to "Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế". Dương Ngạo Hiên hài lòng cho đứng lên, giọng không nóng không lạnh nếu ai nghe kĩ hơn thì trong đó còn có một chút hưng phấn "sáu người các ngươi chính là những người tài giỏi nhất đánh bại hơn mấy ngàn sĩ tử để được đứng đây, đều là nhân tài nhưng vị trí trạng nguyên chỉ có một, bảng nhãn và thám hoa cũng chỉ có một trẫm muốn các ngươi hãy thể hiện hết tài năng của mình để xứng đáng có được vị trí cao nhất". Sáu người lại quỳ xuống "tạ ơn hoàng thượng".


"Được rồi các ngươi đứng lên đi. Lần này thi sẽ khác hơn những năm trước, các ngươi hãy giải luận đề này hợp lý cho trẫm" Dương Ngạo Hiên không tổ chức thi theo truyền thống mà là thi theo một cách khác, mục đích xem Lam Tịnh xứng đáng với danh hiệu trạng nguyên không. "Dạo gần đây chiến tranh gần những vùng biên giới xảy ra liên miên, các nước lân cận đã đưa một biện pháp tránh chiến tranh xảy ra không cần phải đổ máu đó là hòa thân. Các ngươi hãy giải thích cho trẫm nên hòa thân hay tiếp tục đánh" đề thi vừa nói ra làm các quan trong triều nổi lên trận xôn xao, không phải đề tài này quá dễ sao, cả đám quan lại bỗng im lặng nghe câu trả lời của sáu sĩ tử.

Thấy không ai trả lời trước, Trác Tự Ngôn cười đắc ý bước lên trước, hắn cứ tưởng đề thi hoàng thượng ra sẽ rất khó ai ngờ được là đề thi về vấn đề hòa thân. Phụ thân hắn là thừa tướng trong triều, vấn đề này hắn được cha mình nói rất nhiều cộng với sử sách lưu lại danh hiệu trạng nguyên này thuộc về hắn chắc rồi. "Thảo dân Trác Tự Ngôn xin mạn phép trả lời trước". Dương Ngạo Hiên gật đầu cho phép nhưng trong lòng lại đang mắng chết Lam Tịnh rồi lại nhường cơ hội cho người khác thật không biết tận dụng cơ hội mà. Được sự cho phép, Trác Tự Ngôn đứng lên dõng dạc nói "từ cổ chí kim đến nay việc hòa thân là hết sức bình thường, việc này được các triều đại trước dùng cách này để dẹp chiến loạn rất nhiều, nó không còn gì quá xa lạ. Nếu hòa thân mà ta đổi lấy hòa bình thì không tốt sao? Không ai phải đổ máu mà còn có được hòa bình là quá tốt rồi. Theo ý thảo dân vẫn nên hòa thân như vậy sẽ tốt cho bên đất nước, còn có được giao hảo hai bên." câu trả lời này như hộ tiếng lòng của các quan đại thần ở đây nhưng lại khiến hoàng đế tức giận chỉ là làm hoàng đế hơn hai mươi năm đã luyện cho hắn thế nào là che giấu cảm xúc rồi. Giữ bình tĩnh cho những người khác trả lời thế nào.


Mỗi người đều có câu trả lời khác nhau nhưng cùng một đáp án đó chính là hòa thân, Dương Ngạo Hiên cần một đáp án khác nếu không hắn không giữ được bình tĩnh bắt bọn chúng chém đầu hết. Giờ chỉ còn lại Lam Tịnh và Thúc Đình là chưa trả lời, Thúc Đình bước lên trước nói "thảo dân Trần Thúc Đình xin bày tỏ quan điểm của mình. Nếu bốn vị ở đây đều chọn cách hòa thân thì thảo dân và Lam Tịnh chọn nên đánh. Đúng là từ cổ chí kim các bậc đế vương đều dùng cách này để dẹp chiến loạn kết thúc chiến tranh nhưng nó được lâu không, liệu hoàng gia có đủ công chúa để hòa thân cho các nước? Liệu sau khi hòa thân các nước khác sẽ giữ đúng lời hứa là không xích mích, chúng ta không nằm trong cuộc chúng ta sẽ không biết được liệu hòa thân có lấy được hòa bình dân tộc hay không. Chúng ta có thể hòa thân nhưng hãy hòa thân một cách sáng suốt nhất" câu trả lời của Thúc Đình xoa dịu bớt phần nào cơn giận của hoàng đế nhưng đồng thời lại gây ra làn sóng tranh cãi của các đại thần có người suy nghĩ lại câu nói của Thúc Đình có người vẫn giữ nguyên lập trường của mình, trong điện lúc này như chia ra làm hai phe tranh cãi kịch liệt chỉ đến khi Lam Tịnh cất tiếng nói mới dập tắt được sự ồn ào này.


"Thảo dân Lam Tịnh xin bày tỏ ý kiến của mình. Giống như Thúc Đình nói thảo dân chọn nên đánh. Vì sao? Bởi vì hòa bình không phải có là dễ, nó đánh đổi rất nhiều thứ mới có được hòa bình dân tộc. Ở đây ta không nói về việc có nên hòa thân hay không mà hãy nói về suy nghĩ của một người cha người mẹ khi tiễn con mình đi xa. Nếu là các vị, các vị có đồng ý để con mình sang một nước khác gả không? Là không đúng chứ, là con mình nuôi từ bé chỉ mong sau này yên bề gia thất là đã hạnh phúc rồi không ai muốn con cái xa mình cả. Thì hoàng gia cũng vậy, họ khác gì chúng ta? Họ chỉ khác một điều là địa vị hơn chúng ta thôi, họ là con người, cũng có con cái cũng có mong muốn riêng. Các vị không muốn con mình đi xa thì hoàng gia muốn chắc, con người hay hôn nhân không phải là một con cờ chính trị".
"Nếu như ngươi nói vậy thì các triều đại trước hòa thân là sai sao?" một quan văn bước ra giải biện. Lam Tịnh khẽ cười lại nói "không phải tại hạ đã nói là khoan nói về cái đó sao. Chúng ta lại xét đến quân đội, triều đại này lập ra đã lâu lại một đất nước rộng lớn giàu tài nguyên đúng chứ? Vậy sức mạnh quân đội cũng vậy, là một nước có đội quân hùng mạnh nhất vậy tại sao chúng ta lại phải sợ các nước khác? Tại sao? Như Thúc Đình nói hòa bình lấy lại không phải dễ, nó không đổi được hòa bình lâu dài đâu. Có được hôm nay không phải dễ phải tốn rất nhiều xương máu của anh hùng mới có được thì chúng ta phải biết giữ gìn. Chúng ta hòa thân được một nước nhưng có hòa thân hết được các nước trên thế giới này? Chúng ta có quân đội mạnh có một vị minh quân thì hà cớ gì phải hòa thân. Các vị là đầu tàu của một nước các vị không thể lấy một người làm khiên chắn giúp mình thoát nạn. Một quân đội mạnh, một tinh thần yêu nước là chúng ta có thể có được hòa bình mà không cần phải hạ mình hòa thân" toàn điện chìm trong im lặng, những người ở đây đều chột dạ nhìn nhau, Lam Tịnh nói đúng rồi bọn họ là đầu tàu của đất nước thì phải làm tròn trách nhiệm của một đầu tàu không phải lấy cớ này cớ kia làm khiên chắn che cho mình.
Dương Ngạo Hiên cười lớn, quả nhiên không phụ kì vọng của hắn dành cho Lam Tịnh "hảo hảo nói hay lắm nói hay lắm. Lam Tịnh danh hiệu trạng nguyên thuộc về ngươi chắc rồi" lời hoàng thượng vừa nói làm bốn tên kia lặng nín thì ra không phải trả lời theo ý mình là theo tâm tư hoàng đế nhưng điều bọn họ càng kinh ngạc hơn đó là hoang đế chọn trạng nguyên làm phò mã của trưởng công chúa. Vậy là ước mơ của bọn họ đã đổ sông đổ biển hết rồi.

Lúc Lam Tịnh nghe hai từ phò mã thì cô muốn ngất đi, cái này lúc thi có ai bảo là đậu trạng nguyên sẽ làm phò mã đâu chứ, ôi sống hai mấy năm trên đời tự do hạnh phúc vậy mà sắp lại thành một phò mã của công chúa mà cô còn chưa thấy mặt. Chỉ ngày hôm sau thánh chỉ đã đến nhà, cầm trên tay thánh chỉ màu vàng Lam Tịnh thật muốn chửi tục. Mà hôn lễ chỉ còn cách mười ngày có muốn trốn cũng không trốn được rồi.
Lúc này trong phủ công chúa, Dương Ninh Mẫn đang xem sổ sách thì cung nữ chạy vào báo hoàng thượng cấp trạng nguyên lang làm phò mã của nàng. Bên ngoài nàng vẫn bất động thanh sắc nhưng bên trong lại sóng cuồn cuộn chảy vì cái gì mà phụ hoàng nàng lại ra quyết định như vậy còn hôn sự mà phụ hoàng đã đồng ý nàng gả cho Phác Thiên Thụy thì sao. Cố gắng giữ bình tĩnh đến ngự thư phòng, nàng phải hỏi phụ hoàng nàng cho ra lẽ nhưng đáp án là Phác gia không đủ tin tưởng để kết thành thông gia càng là Phác Thiên Thụy không phải một người tốt mặc dù đã lên chức tướng quân. Nhốt mình trong phòng cả buổi, nàng khóc sưng cả mắt, Phác Thiên Thụy nàng đây đành phụ lòng huynh rồi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK