Mới vừa vào trường không lâu liền có một nữ giáo viên trung niên giới thiệu đối tượng cho tôi. Nghe nói người này là cậu ấm của phú ông, nhân phẩm hiền lành này nọ. Lúc đó tôi chỉ biết mỉm cười cự tuyệt, nói mình tạm thời không muốn nghĩ tới chuyện yêu đương, hãy nhường cơ hội cho các vị giáo viên khác đi! Chẳng phải còn có rất nhiều cô giáo độc thân sao? Đây cũng là sự thật, ngôi trường này có khá nhiều ‘bà cô khó tính’ ham công tiếc việc mà đến nay vẫn còn là “gái ế”. Vị nữ giáo viên kia có thể không quá hài lòng với câu trả lời của tôi, nửa nói giỡn nửa nghiêm túc “Cô già sắp muốn mốc meo rồi kìa, còn không lo nắm chặc cơ hội đi!” Tôi cười cười, giả bộ nghe không hiểu.
Có thể tôi tỏ thái độ như vậy sẽ khiến người khác nghĩ tôi quá thanh cao, về sau cũng không ai dám giới thiệu đối tượng cho tôi nữa, chỉ nghe họ nói sau lưng chê tôi kén chọn. Thứ nhất, tôi lười giải thích. Thứ hai, có mấy chuyện phiền toái đó cũng thấy vui vui. Thế nên tôi thuận theo tự nhiên, để họ thích nói gì cứ nói.
Trong trường có rất nhiều người trẻ tuổi xấp xỉ tôi. Sau khi học xong, họ thường tụ tập ăn cơm chung, có lúc họ sẽ đi du lịch gần đó, cuộc sống cũng trở nên phong phú. Ở cùng học sinh mỗi ngày, mặc dù có nhiều mối bận tâm nhưng chúng đều là những đứa bé chân phương. Tôi thường hay bị chúng nó chọc cười, cũng không biết nụ cười nhiều hơn trước kia bao nhiêu.
Hoàn cảnh thật sự có thể thay đổi một con người. Ở trường học lâu, dường như tôi càng ngày càng trẻ hóa lại, số tuổi lớn dần nhưng tâm tính vẫn không già đi.
Ngôi trường cách thành phố H mười mấy cây số, nằm trơ trọi, xung quanh cơ hồ không có khu buôn bán, quản lý khép khá kín. Rất nhiều giáo viên ở lại trong trường, tôi dĩ nhiên cũng không ngoại lệ. Có người cảm khái ‘dường như chúng ta vĩnh viễn không có cách nào tốt nghiệp được, thời học phổ thông trung học luôn mệt mỏi nhất’. Tôi không cho là vậy. Bây giờ ngẫm lại, thật ra cuộc sống tốt đẹp nhất không phải là đại học mà là lúc học trung học cơ, chẳng biết có ai nghĩ giống tôi không nữa. Hy vọng nhiều vô tận, nhưng sau này lại khác, hình như cái gì cũng được chỉ định rồi từ từ định hình.
Trường học là nơi ẩn cư yên bình của tôi. Rời khỏi nhà, rời khỏi thành phố mình đã sống từ bé, rời khỏi dì Lạc, tôi cảm giác mình giống như bốc hơi ra khỏi cuộc sống ấy vậy. Ngoại trừ thỉnh thoảng điện thoại về nhà, tôi cũng chẳng biết ở đó có ai còn nhớ tới tôi hay không.
Tôi sợ trở về, sợ mình sẽ khắc chế không được. Cũng không muốn lần nữa dấy lên hi vọng, càng không muốn quấy nhiễu cuộc sống của dì. Nếu dì đã hạnh phúc thì tôi còn có thể làm gì nữa, cần thiết sao?
Cuộc sống yên ả mà bận rộn, ngày qua ngày tái diễn liên tục, nhưng lại không cảm thấy nhàm chán. Ngày nào tôi cũng soạn bài, soạn câu hỏi và đáp án, cũng có thể học được kiến thức mới. Học sinh càng ngày càng trưởng thành, sẽ hỏi tôi rất nhiều vấn đề mới, suy nghĩ của chúng cũng khá đặc biệt và thú vị. Nhìn chúng thay đổi, tôi liền cảm thấy cuộc sống có giá trị và ý nghĩa.
Dì Lạc gọi điện tới hỏi tôi chuyện công việc mới. Đại khái dì vẫn cảm thấy mình có trách nhiệm, không bỏ mặc tôi được.
Tôi chỉ qua loa với dì vài câu. Hình như dì cũng thấy yên lòng.
Về sau, chúng tôi cũng không liên lạc nữa.
Tết về nhà, mẹ nói dì Lạc hẹn ba mẹ ra ăn một bữa cơm. Tôi cũng không hỏi kỹ, hỏi nhiều làm gì cho thương thân. Haiz, để bản thân an tâm ăn Tết đi nào.
Tôi nhắn tin hỏi thăm dì, dì cũng trả lời tôi. Chỉ thế thôi.