• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Tối đến, Ân Vô Chấp phát hiện nhóm chat "Thân như một nhà" có tin nhắn mới.

Dì Văn: [Ban nãy A Ngộ hỏi xin một cái điện thoại cũ, hình như thằng bé muốn dùng mạng xã hội!].

Chú Khương: [Cuối cùng A Ngộ cũng sống rồi].

Chú Khương đã thu hồi một tin nhắn.

Chú Khương: [Cuối cùng A Ngộ nhà ta cũng ra dáng một đứa trẻ của thế kỉ hai mươi mốt rồi].

Ba: [Hai người chỉ cho nó cái điện thoại cũ thôi à! Có xứng với chí tiến thủ của nó không?!].

Mẹ: [Đúng lúc ở chỗ mình đang có một cái điện thoại mới do bạn tặng, mình cũng không dùng đến. Mình bảo A Chấp mang sang cho nhé, giờ là cuối tuần mà, để thằng bé chơi thỏa thích].

Ân Vô Chấp từ bé đã bị cốc đầu vì chơi game và xem Ipad chầm chậm gõ một kí tự: [?].

Giọng mẹ cậu đã vọng vào: "A Chấp! Con sang đây mẹ nhờ tí!!".

Cùng lúc đó, trong nhóm chat.

Ba: [Mau qua đây lấy điện thoại rồi mang sang cho A Ngộ đi].

Ân Vô Chấp chẳng biết Khương Ngộ đang định làm trò gì, nhưng cơ thể cậu thì đã không tự chủ được mà bước sang phòng cha mẹ. Cha Khương cầm hộp điện thoại chưa mở đưa cho cậu: "Tối nay mày khỏi cần về".

Ân Vô Chấp: "???".

Thường Ngọc Tú nói: "Ý ba con là con dạy thằng bé cách chơi điện thoại đi, mai là cuối tuần, hai đứa ngủ nướng cũng được".

Ân Vô Chấp: "Con còn chưa làm xong bài tập".

"Bài tập thì quan trọng quái gì". Cha cậu nói. "Lần nào thi mày chả đứng đầu khối, khó khăn lắm A Ngộ mới muốn chơi điện thoại, mày dạy nó mấy trò điện tử hay gì gì đấy đi, chẳng phải nó đối xử với mày tốt nhất à".

Ân Vô Chấp cong môi: "Ba cũng biết cậu ấy đối xử với con tốt nhất?".

"Chứ còn gì nữa". Cha cậu đứng tựa lưng vào cửa, hồi tưởng lại. "Ba nhớ cái hồi chúng bây mới đẻ A Ngộ chẳng hứng thú với thứ gì sất, thậm chí còn chẳng thèm quay đầu, nhưng nghe thấy mày khóc là nó đảo mắt nhìn mày ngay. Dì Văn với chú Khương của mày còn chưa được thế đâu".

Ân Vô Chấp: "Thế, thế ạ". Lúc còn bé tí Khương Ngộ chỉ đảo mắt nhìn mỗi cậu thôi sao.

Mẹ cậu cũng nói: "Hồi bé A Ngộ ngoan lắm, bình thường chỉ im lặng chứ không khóc. Mẹ nhớ có một lần thằng bé khóc dữ lắm, hình như là tại trông thấy chuyện gì rất đáng sợ, dì Văn hoảng hốt ôm thằng bé kiểm tra từ trên xuống dưới, A Ngộ thì vừa khóc vừa chỉ vào con. Mẹ chạy sang sờ mới biết con tè dầm".

Ân Vô Chấp: "...".

Lúc cậu cầm điện thoại chạy xuống tầng, cặp vợ chồng kia vẫn còn đang hồi tưởng.

"Không biết thằng nhãi này tu mấy kiếp rồi nữa. Bình thường đến cả chớp mắt A Ngộ cũng lười không muốn chớp, thế mà hồi đó nó còn gọi người thay quần cho con nhà mình".

"Đúng thật". Mẹ cậu cảm thán. "Gọi còn to tiếng hơn lúc chính thằng bé tè dầm nữa, chẳng biết sao A Ngộ nhiệt tình thế nhỉ, hồi đó đến cả bú sữa thằng bé còn chẳng có mấy sức cơ mà".

Nửa đêm rồi mà quản gia Tề vẫn mở cửa cho Ân Vô Chấp, cậu đứng ở cửa phòng cha mẹ Khương chào một tiếng rồi mò sang phòng Khương Ngộ.

Cửa phòng Khương Ngộ gần như chẳng bao giờ đóng vì y không muốn phải tốn công mở cửa, đương nhiên, quan trọng là mọi người trong nhà đều rất tôn trọng quyền riêng tư của y.

Ân Vô Chấp gõ cửa một cái rồi bước vào: "Mẹ tôi bảo tôi cầm điện thoại sang rồi dạy cậu cách dùng".

Khương Ngộ: ".".

Ban nãy lúc hỏi xin điện thoại của cha mẹ, hai người cũng định dạy y cách chơi.

Nhưng bị y từ chối.

Y lười chứ có dốt đâu.

Khương Ngộ nhìn hộp điện thoại mới, cuối cùng vẫn thấy dùng cái điện thoại cũ không cần mở hộp tiện hơn, nhưng y mệt quá nên cứ nằm vậy chẳng nhúc nhích gì.

Ân Vô Chấp chỉ đành tự mở hộp rồi cầm máy mới ngồi nhích sang: "Tôi cài đặt rồi tạo tài khoản cho cậu nhé".

Được đấy.

Khương Ngộ đáp: "Ừm".

"Có sim mới chưa?". Ân Vô Chấp hỏi. "Có muốn lấy sim trên đồng hồ cậu ra lắp vào không?".

"Không". Y vẫn thích gọi điện bằng đồng hồ đeo tay, thế thì tiện hơn.

Hình như Ân Vô Chấp cũng đoán được đáp án từ trước, cậu cầm một cái sim chẳng biết móc từ đâu ra: "Sim phụ của máy tôi, cho cậu dùng cũng được. Số này gọi cho tôi không tốn tiền, 4G thì dùng chung, mà chắc cậu cũng chẳng tốn mấy đâu".

"Ừm".

Ân Vô Chấp tạo tài khoản WeChat cho Khương Ngộ rồi lại đăng nhập QQ giúp y, hỏi: "Cậu có muốn vào nhóm lớp không?".

Khương Ngộ: "Không".

Cậu đổi tư thế, hai đứa cùng nằm sấp: "Thế thì tài khoản này của cậu chỉ có mỗi tôi là bạn thôi nhỉ".

"Xóa hộ".

Ân Vô Chấp lườm y, tức giận: "Sao tự dưng giở chứng thế?".

".".

"Kệ cậu, tôi chả quan tâm". Cậu lại hỏi: "WeChat cậu định để tên gì?".

".".

"Thế giống QQ nhé". Ân Vô Chấp gõ một dấu "." vào biệt danh tài khoản rồi đưa điện thoại cho y. "Nè, kết bạn WeChat với tôi trước đi rồi tôi gửi tài khoản cha mẹ tôi với cha mẹ cậu cho".

Khương Ngộ ụp mặt vào gối, không chịu cử động.

Ân Vô Chấp chỉ đành thao tác hết mọi công đoạn rồi lại hỏi: "Có cần tôi tải game cho không?".

Khương Ngộ hỏi: "Cái gì".

"PUBG".

Khương Ngộ ngơ ngác, Ân Vô Chấp đành đổi cách nói: "Chơi bắn súng".

"Mệt không".

"Tôi cài cho cậu rồi đấy, chơi thử xem...". Ân Vô Chấp vừa dứt lời, điện thoại của Khương Ngộ đã hiện ra vài thông báo liên tục. Có người thêm y vào nhóm "Thân như một nhà", các phụ huynh gửi pháo hoa bùm bùm, cậu đưa y xem rồi chậc lưỡi: "Cậu dùng mạng xã hội thì họ chỉ muốn đốt pháo ăn mừng, tôi dùng mạng xã hội thì ba tôi chỉ muốn cắt dây mạng luôn cho xong".

Khương Ngộ: "Dùng mạng xã hội vui không".

"Nói ra thì cũng chẳng vui mấy, nhưng cậu sẽ được thấy kha khá chuyện". Ân Vô Chấp mở vòng bạn bè của mình cho y xem. "Nhìn này, hôm nay ba tôi tranh thủ đi câu cá trong lúc chúng ta tới công viên, đây nữa, chú Tề lại mập lên rồi, còn đây là thầy dạy đại của bọn mình, hôm nay thầy ấy đi ăn tiệc, cái gì cậu cũng biết hết".

Vòng bạn bè của Ân Vô Chấp rất nhộn nhịp. Khương Ngộ cầm điện thoại lên mở vòng bạn bè của mình, thứ y trông thấy đầu tiên là dòng trạng thái của mẹ Khương, chỉ có ba chữ: Tình phụ tử.

Bức ảnh đính kèm là khoảnh khắc y ủ ê ngóc đầu dậy khi đang nằm sấp trên con ngựa gỗ, phần đầu khó khăn lắm mới che được cái mông cong cớn vì tư thế nằm, cha y thì giơ tay chữ V ở phía sau.

Khương Ngộ lướt xuống, nhìn thấy bình luận của Ân Vô Chấp: [Mèo lười vểnh đít, lẽ ra phải làm thành meme dì ạ *meo meo*].

Mẹ Khương trả lời lại: [*chậc* May mà A Ngộ không dùng mạng xã hội đấy nhé].

Cha Khương cười rất vô tình: [Ha ha ha ha ha, chắc nhóc mèo lười nhà mình hôm nay mệt lắm].

Khương Ngộ: ".".

Y nhìn Ân Vô Chấp.

Hình như cũng đang đúng lúc lướt đến bài đăng này, cậu quay lại nhìn y, tỏ ra thành khẩn: "Tôi xóa rồi".

".".

"Tôi không hề làm meme đâu".

".".

"Cậu thấy tôi giống loại người đó hay sao? Sao tôi có thể phát tán ảnh của cậu khắp nơi được?".

".".

Ân Vô Chấp chầm chậm, chầm chậm dâng điện thoại lên.

Khương Ngộ nhận lấy mà mặt không đổi sắc, ấn vào album ảnh, thấy Ân Vô Chấp đã photoshop xong xuôi nhưng chưa kịp xóa.

Cậu photoshop cái đầu ủ ê của Khương Ngộ thành đầu mèo, phía sau là dòng chữ: Meo meo vểnh đít.

Ân Vô Chấp: "...".

Mười phút sau, đôi dép lê của Ân Vô Chấp bị quăng ra khỏi nhà họ Khương. Lại thêm mười phút nữa, mẹ Khương xóa bài đăng, cha Khương bưng đĩa hoa quả đã gọt sẵn vào phòng Khương Ngộ để chân thành xin lỗi, tỏ ý mình không nên cười cợt y với người ngoài.

Khương Ngộ rất rộng lượng: "Tất cả là tại Ân Vô Chấp, con hiểu mà".

Suốt những ngày sau đó Khương Ngộ không ngồi chung xe với Ân Vô Chấp, cũng không cho cậu cõng và đút ăn nữa.

Y hoặc tự bò lên tầng, hoặc tiếp tục dùng quyền lợi của đại gia để các bạn A B C cõng mình tới kí túc xá, ăn cơm rồi quay về.

Ân Vô Chấp ngồi trên giường kí túc, nhìn ba tên kia vây quanh Khương Ngộ với gương mặt lạnh tanh.

Sao, sao cứ cảm giác đám này có ý xấu với Khương Ngộ thế nhỉ.

Tên C kia còn dám giơ tay lau miệng cho Khương Ngộ! Bụng dạ xấu xa chứ gì.

Còn tên B đó nữa, giúp Khương Ngộ nằm xuống rồi còn chu đáo chỉnh gối lại, kiếp trước cậu ta là điều dưỡng hay gì?

Tên A này, chữ xấu hoắc mà cũng dám làm bài tập giúp Khương Ngộ? Cậu ta xứng hay sao.

Ân Vô Chấp rót một cốc nước, chạy sang hỏi: "Cậu có muốn...".

"Ở đây có nước ấm 55 độ rồi". B lễ phép từ chối. "Cậu ấy không cần nước của cậu đâu".

... Tôi giết bây giờ.

Quan trọng nhất là, QQ của Khương Ngộ cũng bị mấy tên này làm cho ô nhiễm.

Vốn đó là một ứng dụng mạng xã hội sạch sẽ chỉ có mình Ân Vô Chấp, nhưng giờ Ân Vô Chấp chỉ cần ấn vào tài khoản của Khương Ngộ là có thể thấy một đống bình luận của họ.

Ví dụ, hôm nay Khương Ngộ đăng một dấu ".".

A bình luận: [Tớ phát hiện một loại đào ngon lắm, mai tớ cho cậu nếm thử nha].

B bình luận: [Ngày mai ngoài trời chỉ có 3 độ thôi, nhớ mặc áo len và áo phao đấy nhé].

C bình luận: [Nhớ cậu ghê á chít chít, mai gặp lại].

Ân Vô Chấp rất có ý kiến với C!

Còn cả bạn nữ chép bài miễn phí kia cũng bình luận: [Áo len vẫn dễ lọt gió nên nhớ mặc áo giữ nhiệt bên trong nhé, mặc áo phao mà kéo khóa vào trông đần lắm].

Ân Vô Chấp bấm like mà mặt không đổi sắc.

Sáng hôm sau, Khương Ngộ mặc cả áo len và áo phao, bên trong có thêm cả một lớp áo giữ nhiệt.

Đến trưa bạn A theo mang đào đã được gọt vỏ và ngâm nước ấm.

Ân Vô Chấp: ".".

Tên A này, rõ ràng đang hầu Khương Ngộ ăn đào mà sao hớn hở như được Hoàng đế thưởng trăm lạng vàng ấy.

Có điều hình như Khương Ngộ thích ăn lắm, ăn suốt ba ngày trời.

Đến tối Ân Vô Chấp mở ra trang web nào đó, người ta bảo đào được bán ở đây vừa siêu ngọt vừa siêu ngon, còn ngon hơn cả loại đào mà tên A kia đã mua nữa.

Nhân viên giao hàng tới vào buổi trưa, Ân Vô Chấp nhận được tin nhắn thì đứng ngồi không yên. Cậu nhịn mãi, nhịn mãi, cuối cùng không nhịn được mà khoe với Khương Ngộ: "Tối tôi mang sang nhà cậu nhé".

Khương Ngộ không thèm để ý.

Ân Vô Chấp lắp bắp: "Cậu đừng giận mà, cậu xem đi, lâu lắm rồi tôi chưa làm bài giúp cậu, cứ phiền bạn nữ mãi cũng không hay".

Khương Ngộ nhắm mắt.

Buổi chiều, Ân Vô Chấp vừa về nhà đã lập tức đi tìm đào. Mẹ cậu nói: "Có phải cái đào ngự gì gì đó mà Hoàng đế từng ăn không?".

"Vâng, đào đặc sản của chùa Thịnh Quốc ấy".

"Ôi, đúng lúc hôm nay ba con đi gặp bạn, thấy đào của con ngon quá nên cầm theo luôn rồi".

Ân Vô Chấp: "?".

Mẹ cậu lại nói: "Con mua thêm mấy quả nữa đi".??????

Khương Ngộ đang nằm ì trên giường thì nghe được tiếng cửa sắt rầm rầm từ ngoài vọng lại. Nhà họ Ân ở gần nhà họ Khương, y phát hiện đó là tiếng cửa lớn nhà họ Ân bị đóng sầm lại nên chầm chậm bước ra cửa sổ, đúng lúc nhìn thấy Ân Vô Chấp hậm hực chạy vào sâu trong khu biệt thự, sau lưng là Thường Ngọc Tú đi dép lê loẹt quẹt đuổi theo, hình như giật mình lắm: "Con thái độ gì đấy, chẳng phải chỉ là mấy quả đào thôi sao? Bị cầm mất thì mua thêm là được".

Mẹ Khương cũng nghe tiếng động mà chạy ra ngoài: "Sao thế?".

"Thằng bé này mua một thùng đào, đúng lúc ba nó có việc gặp khách đang không biết phải cầm theo quà gì, thấy đào vừa tươi vừa mọng nước nên cầm đi luôn rồi... Ai ngờ nó tỏ thái độ khiếp thế".

Mẹ Khương bất đắc dĩ: "Thôi để mình đi xem nó thế nào".

"Kệ nó đi, mình thấy nó quen thói rồi, dạo này chẳng biết ai trêu vào mà tính tồi như thế".

"Hầy, mà mình nói chứ, dù nó có là trẻ con thì cũng không thể chưa hỏi đã lấy của nó được...".

Thường Ngọc Tú cũng hơi áy náy: "Nhưng chỉ là mấy quả đào thôi, sao mà mình biết được nó lại giữ gìn thế, mình cũng bảo sẽ cho nó tiền mua thêm mà".

Dứt lời, bà thấy một pho tượng Phật chầm chậm đi tới.

Nhìn kĩ thì hóa ra là Khương Ngộ đang đứng trên xe cân bằng.

Y dừng lại trước mặt hai người, nói với Thường Ngọc Tú: "Dì với chồng dì nên xin lỗi con dì đi ạ".

Thường Cẩm Văn vội nói: "Chưa đến lượt con xen vào".

Khương Ngộ liếc bà một cái nhạt thếch, lần nữa khởi động xe cân bằng, để lại một câu: "Đầu tiên mọi người gọi điện hỏi xem có mang đào về được không đi".

Trong vườn hoa ngay giữa khu biệt thự, một thiếu niên mặc đồng phục đang ngồi đung đưa trên xích đu.

Tiếng bánh xe từ xa xa vọng lại.

Trong khu này thường có trẻ con chạy xe cân bằng khắp nơi.

Ân Vô Chấp lạnh giọng: "Lượn mau, đừng có làm phiền anh".

Tiếng bánh xe lại gần như không hề biết sợ, Ân Vô Chấp u ám ngẩng đầu: "Anh đã bảo...".

Nét mặt cậu như sững lại, nỗi ấm ức lặng lẽ trào lên.

Khương Ngộ giơ điện thoại lên chụp một tấm cậu đỏ mắt rưng rưng.

Y cúi đầu photoshop.

Chó con khóc nhè.jpg

Lời tác giả:

Tang Phê: Sự trả thù hoàn hảo.

A Chấp:... Còn tưởng cậu đến dỗ tôi cơ đấy!

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
.
...28 Tháng hai, 2023 14:35
đọc xong truyện k bt dở chứng j t lại muốn chết =>>
BÌNH LUẬN FACEBOOK