Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Phần 1
Miếu hoang sườn núi
Lâm Gia Thái Bảo
---
Những thứ là con người thì sẽ có khuôn mặt con người, những thứ không là con người thì sẽ không có khuôn mặt con người.
Con người khi đến hồi tận số, Ngưu Đầu Mã Diện đến tìm, cũng vì khuôn mặt mà phân biệt được ai mới là người nên chết, dù có thay đổi thế nào đi chăng nữa, ẩn đằng sau ngũ quan đã là con số ngày giờ tử vong, chỉ đợi đến được chứ không chạy đi được.
Trên đời này làm gì có ai giống ai tuyệt đối, giống nhau như hai giọt nước chỉ là một kiểu ví von dễ hình dung chứ thực ra giọt này với giọt kia khác nhau ngàn vạn lần. Mặt người cũng vậy. Đời này chỉ có mỗi khi ta thấy chính ta trong gương, ta mới không sợ hãi giật mình. Thử hỏi đang đi ngoài đường, hay trong chốn rừng sâu núi thẳm, tự dưng ở đâu xuất hiện khuôn mặt của mình, ai lại không có phần kinh hãi run sợ?
Trên đời này, chuyện lạ không thiếu, chuyện ly kỳ khó hiểu càng không thiếu, chỉ có chuyện ta chưa thấy chứ không phải chuyện đó không tồn tại. Tại một nơi ven biển mà tôi sắp kể đây, có một chuyện như vậy.
Cách khu du lịch mỗi ngày đón cả mấy chục ngàn lượt khách đi sâu vào đất liền theo hướng Đông Bắc chừng ba mươi cây số, nằm cạnh con kênh nước phèn và con đường cặp biên giới nối hai tỉnh, nhìn từ mé đường chỉ thấy bạt ngàn tràm và những vuông nuôi tôm công nghiệp, cùng một rặng đồi thấp nhấp nhô như con rồng đang uốn lượn với một cái lưng mất cân xứng. Đồi cao nhất thì hơn trăm rưỡi thước, cái thấp nhất chắc trông chỉ như nấm mộ của bá hộ ngày xưa.
Đặc trưng của dãy núi đó là thẳng, nếu nhìn từ bản đồ vệ tinh sẽ thấy được nó gần như song song với con đường chính. Nhưng nếu nhìn từ đường quốc lộ, cứ tưởng như dãy núi chỉ được tạo thành từ một hàng núi liền, thực ra nó là những đoạn đứt gãy nối đuôi nhau cái nọ gối đầu lên cái kia, phóng to bản đồ lên thì thấy như người ta xếp ngói.
Từ sườn Tây Bắc của núi đi thẳng thêm mười cây số là biên giới với nước bạn một thời lửa khói. Nói như vậy để biết được, từ khu vực vuông tôm đến chân núi, rồi qua sườn bên kia, gần như là vùng hoang vu chó ăn đá gà ăn sỏi, dù phóng tầm mắt thường hay soi bằng ống nhòm, chỉ nhìn thấy một cánh rừng thấp cằn cỗi che kín chân núi chứ có thấy làng mạc gì khác, đường còn chẳng có, cột điện chẳng có thì lấy đâu ra người ở?
Thực ra đường vào không nằm ở sườn Đông Nam, mà là nằm ở các vết đứt gãy gối đầu nhau như đã nói ở trên. Nếu đi từ hướng khu du lịch ra biên giới, tại cửa khẩu có một con đường nhựa tầm bốn thước ngang, phủ hai bên là hàng bạch đàn xanh rì, gốc to cũng gần một ôm của người lớn, đi thẳng vào đường đó mãi sẽ đến được xã này.
Con đường dẫn vào chỉ được hai trăm thước đổ nhựa, tiếp đến là gần chục cây số bê tông nông thôn, phần còn lại là đất và đá đỏ, giống như chẳng ai muốn đến cái nơi này làm gì cả, thậm chí đoạn đường dẫn vào, nhìn tán bạch đàn cũng cho người ta cái cảm giác âm u, hệt như lối dẫn vào nghĩa địa, chứ không phải vào khu dân cư.
Con đường đất lẫn đá đỏ gồ ghề thì có nhưng xe bốn bánh chạy vẫn được, đến một đoạn có khúc cua, quẹo phải thì vào xã, quẹo trái thì vào sườn Tây Bắc của núi. Thực ra gọi quẹo phải trái như vậy vì có một con đường mòn dẫn đi còn nếu bạn đang muốn vào xã thì khi đi trên đường tự khắc sẽ biết đi hướng nào. Hướng gọi là “quẹo trái” ấy nó còn tối và lạnh hơn đoạn đường tràm bên ngoài. Nó là đường mòn. Chẳng ai biết có con đường ấy hồi nào, nhưng từ thuở kinh tế mới đưa dân về đây, khi mở đường, họ đã thấy con đường mòn.
Trên đời này không có đường, người ta đi mãi mà thành đường. Đó là câu của một văn hào lừng lẫy, nhưng ở nơi đây thì nó không đúng. Đường mòn quẹo trái đó chẳng ai đi. Người ngoài không vào xã nên không đi, dân trong xã cũng không có nhu cầu ra sườn Tây Bắc của núi bằng con đường này, vì nơi của họ nhích lên một chút là đã đến sườn Tây Bắc rồi!
Nhưng đường vẫn nằm đó. Đi vào thì cảm giác như đang đi trong hang động đá, lạnh lẽo, cây dại phủ thành vòm trên đầu, hai bên là cỏ cao quá gối, um tùm, thỉnh thoảng lại có con gì bò loạt soạt bên trong. Nghe đâu, cuối con đường lại thêm một ngã quẹo, nhưng quẹo hướng nào thì cũng dẫn đến một ngôi miếu Bà Chúa Xứ, bên trong có bức tượng đen, khoác vải gấm đỏ có thêu những họa tiết loằng ngoằng khó hiểu.
Xã tên là Trạm Phèn. Có sao gọi vậy, thời chống Mỹ, nơi đây có trạm lính giang thuyền của lính ngụy, phèn bám vàng khè cả lô cốt, thế là có tên Trạm Phèn. Sau chiến tranh, trạm này bị bỏ phế. Mãi đến giai đoạn đầu những năm 90 mới có đợt di dân theo diện kinh tế mới đến định cư, đa phần đều là người nghèo, không đất cắm dùi cũng không có nghề nghiệp. Trước khi đi họ đã nghèo sẵn, nay thì càng nghèo hơn, đến độ, họ gần như tách biệt với khu du lịch khổng lồ cách họ chỉ ba chục cây. Họ sống với dãy núi, gọi là Núi Xà Bang. Chẳng ai biết cái tên Xà Bang từ đâu ra. Họ gọi thêm là Núi Gãy. Núi tính ra cũng khô cằn, chỉ có mấy con suối, lạch chảy loạn xà. Thú rừng thì có sóc, thỏ, khỉ, thỉnh thoảng có thấy heo rừng, nhưng dân làng thích săn chuột ở chân núi nhất.
Xã Trạm Phèn cứ như vậy, mãi đến mấy năm gần đây có thêm dự án cấp nước sạch tại chỗ, thay vì dẫn từ ngoài vào, đời dân khá hơn, cộng thêm công ăn việc làm, người dân bắt đầu hòa nhập hơn với thế giới bên ngoài.
-0-
Ba giờ sáng. Hai Sung đang đi bẫy chuột. Đáng lý ra giờ này lão đã ngủ, nhưng vì mấy ngày nay lão thua bài nhiều quá, nợ vài triệu, phen này không tranh thủ kiếm mớ chuột đem ra khu du lịch bán cho nhà hàng, cầm mớ tiền về gỡ vốn thì coi như xuân này còn xa lão ngàn cây số! Ba ngày trước, trong xã có ông Tuấn ngọng vừa tự tử vì thua bài rồi giang hồ kéo đến đòi nợ, lão không muốn đi theo vết xe đổ của Tuấn ngọng. Mà nhắc đến Tuấn ngọng, Hai Sung có chút khó hiểu, trước đây hai người đều là lính đi chiến trường K từ năm 79 - 80, gan lỳ có thừa, nhưng Tuấn ngọng lúc bị đám xã hội đen kéo đến nhà thì đã hóa điên, nói toàn những thứ khó hiểu.
Tuấn ngọng suốt ngày lắp ba lắp bắp về chuyện có thêm một “Tuấn ngọng” nữa sống trong sườn Tây Bắc núi, Tuấn ngọng kia nói cho Tuấn ngọng “này” rằng ông ta sắp chết thảm! Ngày xưa đi K, bùa ngải Nam Vang hay mấy chuyện ma bên Cam vừa nhiều vừa đáng sợ, thế mà có lần hành quân, đi ngang khu mồ mả, Tuấn ngọng được phân công gác mấy đêm mà chẳng có chút nao núng, vậy mà lại sợ một “Tuấn ngọng” sống trong rừng? Làm gì có?
Rồi Tuấn ngọng chết. Lão treo cổ, lúc được phát hiện, thi thể của lão không hiểu sao đã khô lại, xương mặt lồi ra, má hõm sâu, mắt lại lồi, môi xếch lên, răng nhô ra như bị bẻ cong, tai nhọn, trán dồ, tóc rụng đi rất nhiều….Trông lão như một con chuột khô đét.
Thậm chí có người còn đồn và thề rất quả quyết rằng lúc đem thi thể Tuấn ngọng ra, họ thấy ông ta còn có cả đuôi, móng tay nhọn, thế thì chẳng giống chuột ư?
“Chuột ma chuột quỷ con mẹ gì, thua bài bạc rồi chết như vậy, mày ngu lắm Tuấn ơi là Tuấn!” Hai Sung kéo một hơi thuốc, ngồi bên tảng đá đợi chuột vào bẫy rồi giật. Đêm nay trăng rất cao, trời trong, ánh trăng sáng che đi hết tinh tú, sườn Tây Bắc đã lạnh nay lại còn lạnh hơn vì sườn này che đi gió biển ấm áp. Hai Sung kéo khóa áo khoác, đút tay vào túi, lững thững đi đến chỗ mấy cái bẫy chuột. Quái lạ, thường ngày thì chuột đã sập bẫy, đằng này mãi chẳng thấy đâu?
Cái bẫy chuột này cũng hết sức đơn sơ, là một cái thúng được chống bởi nhánh cây khô, đầu thúng có buộc đá nặng để chuột không chạy được, chuột vào ăn mồi thì giật dây, bẫy gọn nhưng hiệu quả rất cao, một đêm bắt vài trăm con là bình thường, có khi còn có cả thỏ, sóc. Hai Sung nhả khói, lão nheo mắt nhìn cái thúng. Thúng đã úp xuống từ nãy giờ. Lão chưng hửng, nãy giờ có giật dây đâu, sao mà thúng tự sập được? Cái loại bẫy như này lão đã làm suốt bốn mươi năm, nếu như nói lão làm sai thì khác nào nói giáo sư toán giải không được phương trình một ẩn?
Hai Sung quăng tàn thuốc, đạp bẹp dí, chửi thầm trong bụng: “Mẹ nó, để tao coi con gì phá.”
Lão đến kế bên thúng, bên trong nghe tiếng loạt soạt. Có con gì đó đang bò bên trong, và theo âm thanh thì nó phải rất lớn. Hai Sung đến, mở nắp thúng để bắt. Vừa mở ra lão liền đứng im như trời trồng. Bên trong thúng là khuôn mặt của Tuấn ngọng đang mở to mắt miệng cười toe toét lộ cả nướu răng nhìn lão chằm chằm không chớp mắt.
Hai Sung giật mình đóng nắp thúng lại té bật ngửa ra sau. Lão mà không phải cựu chiến binh đi K, có khi lão đã đái ra máu rồi ngất xỉu! Hai Sung thở hồng hộc, nói thầm: “Tuấn ơi, tao với mày không thù không oán, mày có oan khuất gì thì thằng Sung này trả thù cho mày, mày đừng hù tao như vậy!”
Cái thúng im lặng. Hai Sung đoán một là lão hoa mắt, hai là Tuấn ngọng đã “đi” rồi, mới lồm cồm bò đến kế bên cái thúng một lần nữa. Lão hít một hơi thật sâu, giật tung nắp thúng ra. Bên trong vẫn là con mắt của Tuấn ngọng đang mở to nhìn chòng chọc lão, kèm theo là cái miệng man dại nhe răng ra cười. Khuôn mặt lạnh ngắt, không động đậy, da xám xịt như chết được mấy ngày. Chẳng phải Tuấn ngọng cũng chết được mấy ngày hay sao? Hai Sung phát hiện, ánh mắt đó không phải nhìn lão, nó cứ nhìn trân trân lên trời như vậy, nhưng vô tình lão đứng ngay ánh nhìn nên cứ tưởng nó nhìn mình. Hai Sung thử né sang một bên, đúng là nó vẫn nhìn chỗ cũ. Lão bèn kê sát mặt mình xuống để nhìn đầu Tuấn ngọng. Sát thật sát. Đôi mắt của nó vẫn nhìn cứng đờ. Hai Sung nhìn xéo một bên. Như có một ma lực nào đó, kéo lão lại, gần thật gần, đến độ lão cảm nhận được hơi lạnh tỏa ra từ khuôn mặt Tuấn ngọng đang ám lên mặt lão.
Tuấn ngọng đột ngột quay đầu lại, chạm mắt với lão. Đôi mắt đục ngầu như cá chết, tròng mắt thủng mấy chỗ như bóng đèn vỡ, cái miệng toác ra, kêu lên “réc réc” mấy cái, rồi tung nắp thúng lên chạy mất. Cái đầu vừa chạy mất. Hai Sung giật mình ngả ngửa ra sau, chỉ thấy mặt Tuấn ngọng vút ngang, không có phần thân, chỉ một màu đen phía sau, còn khuôn mặt thì đúng là Tuấn ngọng chứ không ai khác. Nó chạy vào bụi rậm, Hai Sung đập tay xuống đất chửi: “Con mẹ mày, dám hù tao, tao đào mả mày lên mới vừa!”
Nói rồi lão cũng tức tốc chạy theo. Cái đầu Tuấn ngọng không chạy nhanh, nó luôn xuất hiện trong tầm mắt của Hai Sung, như thể không muốn lão ngưng đuổi theo. Hai Sung cứ chạy, chạy mãi, rẽ cây băng rừng, đầu óc lão mụ mị hẳn ra, không biết gì nữa, chỉ muốn tóm cái đầu của Tuấn ngọng, đập nát ra mới hả giận.
Đến một ngã ba… Là ngã ba sườn Tây Bắc. Tuấn ngọng vụt qua trái, lão chạy theo, vòng trong đám cây rậm rạp chừng năm phút, Hai Sung thấy Tuấn ngọng chạy vào ngôi miếu hoang. Bên trong miếu hắt ra ánh sáng vàng của đèn cầy. Quái lạ? Ai lại đi cúng miếu này, và lại là giờ này? Hai Sung mặc kệ, lão chạy đến trước miếu, miếu nhỏ đủ cho bốn người đứng thẳng bên trong, bốn bề xây gạch, trên lót ngói, thủng lỗ chỗ, lúc Hai Sung đến thì bên trong sặc mùi ẩm mốc. Giữa miếu, dưới lư hương thờ Bà Chúa Xứ là một cây đèn cầy ai đó đốt được một nửa, nó hắt ánh sáng lên bức tượng quái dị, lập lòe tranh sáng tranh tối, trông cứ như là bức tượng được đem từ âm tào địa phủ về.
Hai Sung mặc kệ, lão đang tìm cái đầu của Tuấn ngọng. Đột nhiên bức tượng cử động, lão giật mình nhìn lên, thì ra là cái áo choàng nhúc nhích, như bị ai đó kéo từ phía sau. Hai Sung chửi: “Mẹ mày, trốn ở đó hả, tao vả cho chết!”
Nói rồi lão sấn bước vòng ra bàn thờ, vừa qua khỏi cây đèn cầy, từ góc này chỉ thấy được sau lưng tượng là một bóng đen dày đặc. Hai Sung thấy trong bóng đen ấy là một vật thể đang đung đưa, rồi có một khuôn mặt trồi ra.
Là mặt của chính Hai Sung. Đôi mắt trợn to, miệng ngoác ra, nhìn lão chằm chằm, nó cất tiếng: “Đi chết đi! Đi chết đi!” Rồi cái đầu từ từ nâng lên cao, cao dần chạm vào nóc miếu trước sự sững sờ của Hai Sung.

#lgtb #cnkm
Phần 1
Miếu hoang sườn núi
Lâm Gia Thái Bảo
---
Những thứ là con người thì sẽ có khuôn mặt con người, những thứ không là con người thì sẽ không có khuôn mặt con người.
Con người khi đến hồi tận số, Ngưu Đầu Mã Diện đến tìm, cũng vì khuôn mặt mà phân biệt được ai mới là người nên chết, dù có thay đổi thế nào đi chăng nữa, ẩn đằng sau ngũ quan đã là con số ngày giờ tử vong, chỉ đợi đến được chứ không chạy đi được.
Trên đời này làm gì có ai giống ai tuyệt đối, giống nhau như hai giọt nước chỉ là một kiểu ví von dễ hình dung chứ thực ra giọt này với giọt kia khác nhau ngàn vạn lần. Mặt người cũng vậy. Đời này chỉ có mỗi khi ta thấy chính ta trong gương, ta mới không sợ hãi giật mình. Thử hỏi đang đi ngoài đường, hay trong chốn rừng sâu núi thẳm, tự dưng ở đâu xuất hiện khuôn mặt của mình, ai lại không có phần kinh hãi run sợ?
Trên đời này, chuyện lạ không thiếu, chuyện ly kỳ khó hiểu càng không thiếu, chỉ có chuyện ta chưa thấy chứ không phải chuyện đó không tồn tại. Tại một nơi ven biển mà tôi sắp kể đây, có một chuyện như vậy.
Cách khu du lịch mỗi ngày đón cả mấy chục ngàn lượt khách đi sâu vào đất liền theo hướng Đông Bắc chừng ba mươi cây số, nằm cạnh con kênh nước phèn và con đường cặp biên giới nối hai tỉnh, nhìn từ mé đường chỉ thấy bạt ngàn tràm và những vuông nuôi tôm công nghiệp, cùng một rặng đồi thấp nhấp nhô như con rồng đang uốn lượn với một cái lưng mất cân xứng. Đồi cao nhất thì hơn trăm rưỡi thước, cái thấp nhất chắc trông chỉ như nấm mộ của bá hộ ngày xưa.
Đặc trưng của dãy núi đó là thẳng, nếu nhìn từ bản đồ vệ tinh sẽ thấy được nó gần như song song với con đường chính. Nhưng nếu nhìn từ đường quốc lộ, cứ tưởng như dãy núi chỉ được tạo thành từ một hàng núi liền, thực ra nó là những đoạn đứt gãy nối đuôi nhau cái nọ gối đầu lên cái kia, phóng to bản đồ lên thì thấy như người ta xếp ngói.
Từ sườn Tây Bắc của núi đi thẳng thêm mười cây số là biên giới với nước bạn một thời lửa khói. Nói như vậy để biết được, từ khu vực vuông tôm đến chân núi, rồi qua sườn bên kia, gần như là vùng hoang vu chó ăn đá gà ăn sỏi, dù phóng tầm mắt thường hay soi bằng ống nhòm, chỉ nhìn thấy một cánh rừng thấp cằn cỗi che kín chân núi chứ có thấy làng mạc gì khác, đường còn chẳng có, cột điện chẳng có thì lấy đâu ra người ở?
Thực ra đường vào không nằm ở sườn Đông Nam, mà là nằm ở các vết đứt gãy gối đầu nhau như đã nói ở trên. Nếu đi từ hướng khu du lịch ra biên giới, tại cửa khẩu có một con đường nhựa tầm bốn thước ngang, phủ hai bên là hàng bạch đàn xanh rì, gốc to cũng gần một ôm của người lớn, đi thẳng vào đường đó mãi sẽ đến được xã này.
Con đường dẫn vào chỉ được hai trăm thước đổ nhựa, tiếp đến là gần chục cây số bê tông nông thôn, phần còn lại là đất và đá đỏ, giống như chẳng ai muốn đến cái nơi này làm gì cả, thậm chí đoạn đường dẫn vào, nhìn tán bạch đàn cũng cho người ta cái cảm giác âm u, hệt như lối dẫn vào nghĩa địa, chứ không phải vào khu dân cư.
Con đường đất lẫn đá đỏ gồ ghề thì có nhưng xe bốn bánh chạy vẫn được, đến một đoạn có khúc cua, quẹo phải thì vào xã, quẹo trái thì vào sườn Tây Bắc của núi. Thực ra gọi quẹo phải trái như vậy vì có một con đường mòn dẫn đi còn nếu bạn đang muốn vào xã thì khi đi trên đường tự khắc sẽ biết đi hướng nào. Hướng gọi là “quẹo trái” ấy nó còn tối và lạnh hơn đoạn đường tràm bên ngoài. Nó là đường mòn. Chẳng ai biết có con đường ấy hồi nào, nhưng từ thuở kinh tế mới đưa dân về đây, khi mở đường, họ đã thấy con đường mòn.
Trên đời này không có đường, người ta đi mãi mà thành đường. Đó là câu của một văn hào lừng lẫy, nhưng ở nơi đây thì nó không đúng. Đường mòn quẹo trái đó chẳng ai đi. Người ngoài không vào xã nên không đi, dân trong xã cũng không có nhu cầu ra sườn Tây Bắc của núi bằng con đường này, vì nơi của họ nhích lên một chút là đã đến sườn Tây Bắc rồi!
Nhưng đường vẫn nằm đó. Đi vào thì cảm giác như đang đi trong hang động đá, lạnh lẽo, cây dại phủ thành vòm trên đầu, hai bên là cỏ cao quá gối, um tùm, thỉnh thoảng lại có con gì bò loạt soạt bên trong. Nghe đâu, cuối con đường lại thêm một ngã quẹo, nhưng quẹo hướng nào thì cũng dẫn đến một ngôi miếu Bà Chúa Xứ, bên trong có bức tượng đen, khoác vải gấm đỏ có thêu những họa tiết loằng ngoằng khó hiểu.
Xã tên là Trạm Phèn. Có sao gọi vậy, thời chống Mỹ, nơi đây có trạm lính giang thuyền của lính ngụy, phèn bám vàng khè cả lô cốt, thế là có tên Trạm Phèn. Sau chiến tranh, trạm này bị bỏ phế. Mãi đến giai đoạn đầu những năm 90 mới có đợt di dân theo diện kinh tế mới đến định cư, đa phần đều là người nghèo, không đất cắm dùi cũng không có nghề nghiệp. Trước khi đi họ đã nghèo sẵn, nay thì càng nghèo hơn, đến độ, họ gần như tách biệt với khu du lịch khổng lồ cách họ chỉ ba chục cây. Họ sống với dãy núi, gọi là Núi Xà Bang. Chẳng ai biết cái tên Xà Bang từ đâu ra. Họ gọi thêm là Núi Gãy. Núi tính ra cũng khô cằn, chỉ có mấy con suối, lạch chảy loạn xà. Thú rừng thì có sóc, thỏ, khỉ, thỉnh thoảng có thấy heo rừng, nhưng dân làng thích săn chuột ở chân núi nhất.
Xã Trạm Phèn cứ như vậy, mãi đến mấy năm gần đây có thêm dự án cấp nước sạch tại chỗ, thay vì dẫn từ ngoài vào, đời dân khá hơn, cộng thêm công ăn việc làm, người dân bắt đầu hòa nhập hơn với thế giới bên ngoài.
-0-



Tuấn ngọng đột ngột quay đầu lại, chạm mắt với lão. Đôi mắt đục ngầu như cá chết, tròng mắt thủng mấy chỗ như bóng đèn vỡ, cái miệng toác ra, kêu lên “réc réc” mấy cái, rồi tung nắp thúng lên chạy mất. Cái đầu vừa chạy mất. Hai Sung giật mình ngả ngửa ra sau, chỉ thấy mặt Tuấn ngọng vút ngang, không có phần thân, chỉ một màu đen phía sau, còn khuôn mặt thì đúng là Tuấn ngọng chứ không ai khác. Nó chạy vào bụi rậm, Hai Sung đập tay xuống đất chửi: “Con mẹ mày, dám hù tao, tao đào mả mày lên mới vừa!”

Nói rồi lão cũng tức tốc chạy theo. Cái đầu Tuấn ngọng không chạy nhanh, nó luôn xuất hiện trong tầm mắt của Hai Sung, như thể không muốn lão ngưng đuổi theo. Hai Sung cứ chạy, chạy mãi, rẽ cây băng rừng, đầu óc lão mụ mị hẳn ra, không biết gì nữa, chỉ muốn tóm cái đầu của Tuấn ngọng, đập nát ra mới hả giận.

Đến một ngã ba… Là ngã ba sườn Tây Bắc. Tuấn ngọng vụt qua trái, lão chạy theo, vòng trong đám cây rậm rạp chừng năm phút, Hai Sung thấy Tuấn ngọng chạy vào ngôi miếu hoang. Bên trong miếu hắt ra ánh sáng vàng của đèn cầy. Quái lạ? Ai lại đi cúng miếu này, và lại là giờ này? Hai Sung mặc kệ, lão chạy đến trước miếu, miếu nhỏ đủ cho bốn người đứng thẳng bên trong, bốn bề xây gạch, trên lót ngói, thủng lỗ chỗ, lúc Hai Sung đến thì bên trong sặc mùi ẩm mốc. Giữa miếu, dưới lư hương thờ Bà Chúa Xứ là một cây đèn cầy ai đó đốt được một nửa, nó hắt ánh sáng lên bức tượng quái dị, lập lòe tranh sáng tranh tối, trông cứ như là bức tượng được đem từ âm tào địa phủ về.

Hai Sung mặc kệ, lão đang tìm cái đầu của Tuấn ngọng. Đột nhiên bức tượng cử động, lão giật mình nhìn lên, thì ra là cái áo choàng nhúc nhích, như bị ai đó kéo từ phía sau. Hai Sung chửi: “Mẹ mày, trốn ở đó hả, tao vả cho chết!”

Nói rồi lão sấn bước vòng ra bàn thờ, vừa qua khỏi cây đèn cầy, từ góc này chỉ thấy được sau lưng tượng là một bóng đen dày đặc. Hai Sung thấy trong bóng đen ấy là một vật thể đang đung đưa, rồi có một khuôn mặt trồi ra.

Là mặt của chính Hai Sung. Đôi mắt trợn to, miệng ngoác ra, nhìn lão chằm chằm, nó cất tiếng: “Đi chết đi! Đi chết đi!” Rồi cái đầu từ từ nâng lên cao, cao dần chạm vào nóc miếu trước sự sững sờ của Hai Sung.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang