Mục lục
Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Bác cả tức giận đến mức muốn lật bàn:

"Bà thiếu mấy chục đồng này à?"

Mao Lệ cũng cứng cổ đáp lại:

"Thiếu, sao mà không thiếu được? Đứa lớn thì không kiếm được tiền, suốt ngày ở nhà nào là đắp mặt nạ, làm móng tay. Đứa nhỏ thì tôi phải bỏ tiền túi đóng học phí lớp năng khiếu, tiền học mẫu giáo. Không tiết kiệm một chút thì sống kiểu gì?"

Lời này chẳng khác gì nhắm thẳng vào cô con dâu trong nhà, vừa lười làm lại không chịu đóng góp tiền bạc.

Nhưng người giỏi sẽ có cách của người giỏi, Tôn Yến Yến chỉ chăm chú nhìn vào màn hình tivi, như thể không nghe thấy gì.

Mao Lệ tức tối như đ.ấ.m vào không khí, nghẹn cả họng, lại quay sang chỉ trích Tống Đàm và Tống Hồng Mai:

"Còn cả Hồng Mai, làm cô gì mà keo kiệt thế? Tống Đàm cho nó thứ gì, nó lấy hết, chẳng để lại chút gì cho nhà mình. Đúng là cô cháu biết tính toán kỹ ghê!"

Nhắc đến chuyện này, Tôn Yến Yến như sực nhớ ra:

"Mẹ, hôm trước cô hai không phải đã chia cho nhà mình một túi hoa sồi sao?"

Mao Lệ tức tối đáp:

"Thứ đó không vắt không ép được, lúc chuyển đồ bị mấy chục cân cải bẹ đè lên, làm sao mà dùng được nữa? Tối hôm trước mẹ vứt luôn rồi."

"Ai da," Tôn Yến Yến tiếc rẻ:

"Sao lại vứt đi chứ? Hoa sồi ngoài chợ đắt lắm, tận mười đồng một cân đấy."

Vừa nghe vậy, Mao Lệ tức giận đứng phắt dậy:

"Đừng ở nhà mà lười nữa, đi chợ với tôi!"

Tôn Yến Yến không muốn đi, bà mẹ chồng này lúc nào cũng muốn bòn rút tiền từ tay cô ta, kiểu gì cũng không thoát khỏi việc tiền lại rơi vào túi cô em chồng. Chẳng dại gì mà tự móc tiền mình ra!

"Đi làm gì chứ..." Giọng không hề muốn đi.

Mao Lệ cố nén giận:

"Mua rau! Còn làm gì nữa! Suốt ngày chỉ biết phục vụ các người, nếu trưa nay không muốn ăn cải bẹ, thì đi ngay!"

Nghe thế, Tôn Yến Yến đành miễn cưỡng đi theo.

Dù không muốn chi tiền, nhưng nghĩ đến món cải bẹ, cô ta vẫn quyết định theo bà. Thực ra, cô ta cũng đã ăn món này đến ngán lắm rồi.



Cô ta nghĩ một lát rồi nói thêm:

"Mẹ, lúc cô hai đi, hình như còn cầm theo mấy măng tre. Tống Đàm nói là định bán, có khi hôm nay ra bán ở chợ lớn ven sông đấy. Hay chúng ta đến đó xem?"

Chợ đó cách nhà hơi xa, hơn nữa lần trước bà Mao Lệ đã cãi nhau một trận to ở đó, từng thề sẽ không bao giờ quay lại. Nhưng hôm nay tâm trạng bà không tốt, nên bực mình hừ lạnh một tiếng, rồi cũng quyết định ghé qua.

Quả nhiên, đúng như Tôn Yến Yến dự đoán, Tống Đàm hôm nay có mặt ở đó.

Lần này cô đi bán hàng một mình, dán hẳn mã QR lớn trên thùng xe bán tải. Cô còn lười đến mức không thèm dỡ măng tre xuống, chỉ ngồi bệt trong thùng xe, thu tiền một tay, giao hàng một tay.

Khung cảnh ồn ào, náo nhiệt, nếu không phải khách hàng chủ yếu là các ông bà lớn tuổi (vì xét về khả năng tranh giành mua rau, giới trẻ không có cửa ở chợ), thì không khác gì một buổi biểu diễn giữa đống măng tre trên xe bán tải.

Hôm nay Kiều Kiều không đi cùng, nhưng Tống Đàm vẫn chẳng thấy bận rộn.

Sau hơn một tháng tu luyện, dù vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi, cô cũng đã có chút tiến triển, bắt đầu cảm nhận được thần thức.

Dù linh khí quý giá và khan hiếm, cô không hay sử dụng, nhưng việc tăng cường trí nhớ, nghe thông báo thanh toán trên điện thoại và ghi nhớ số lượng hàng mà mọi người cần giờ đã dễ dàng hơn nhiều.

Chưa kể, cô không phải một mình làm tất cả.

Bên cạnh còn có người bán rau gần đó giúp cô thu tiền mặt!

Nhìn thì tưởng đối thủ cạnh tranh, nhưng thực ra không phải ai cũng sẵn lòng bỏ việc bán hàng của mình để giúp cô.

Nhưng nếu là Tống Đàm…

Chỉ cần chiếc xe bán tải nhỏ của cô vừa dừng lại, đám khách hàng xung quanh lập tức ùa tới, chẳng thèm liếc nhìn những loại rau thông thường khác nữa.

Thế thì anh ta lại ngồi không ở đó làm gì? Không bằng tranh thủ kết nối quan hệ một chút còn hơn.

Dù sao, cô gái nhỏ tuổi nhưng lại rất thẳng thắn. Trong lúc bận rộn trên thùng xe, nghe thấy anh ta lịch sự hỏi chuyện, cô tiện miệng giao luôn cho anh công việc thu tiền mặt.

Anh bán rau còn cảm thấy mình được coi trọng hẳn.

Nhìn cái thùng xe đầy ắp măng tre này, lượng tiền mặt xoay vòng đúng là kinh khủng thật.

Thế là anh ta lại càng nghiêm túc hơn.

Nhưng sau một tiếng đồng hồ bận rộn, khi số khách bắt đầu giảm, nhìn túi tiền căng phồng trong tay, anh chợt nhận ra.

Tin tưởng cái gì chứ?

Việc này chẳng phải là công việc của thằng em trai ngốc nghếch của cô gái này sao?

Quay đầu lại, Tống Đàm thấy người ít đi, liền lấy một túi măng tre nặng ba cân đưa cho anh ta.



“Cầm đi, không lấy tiền đâu.”

Hầy, đúng là trời mưa đỏ, đến “kẻ keo kiệt” cũng chịu nhả lông rồi đây!

Anh bán rau không khách sáo, mở túi nylon ra, nhìn ba củ măng đông to đùng và thêm một ít măng xuân bên trong, không khỏi thở dài:

“Ba cân măng này, vỏ chiếm hai cân rưỡi rồi, chỉ còn lại chút xíu thế này.”

Gộp lại cũng chỉ đủ làm một đĩa, mà đĩa phải thuộc dạng nông mới vừa.

Anh ta than thở với Tống Đàm: “Lần trước mua mấy cân cỏ đậu tím từ nhà cô, tôi ăn hết trong một bữa luôn. Cô nói xem, loại rau ngon như thế này sao không cung cấp cho mấy khách sạn năm sao, mà cứ bán trước mặt tôi làm gì?”

Mua thì mua được, nhưng ngày nào cũng ăn thì chịu không nổi. Đêm ngủ, anh ta còn phải cố sức kiếm tiền, chỉ sợ có ngày không đủ để ăn nữa.

Đúng là khổ!

Tống Đàm cười lớn: “Anh lo xa quá rồi. Giờ còn là rau dại, thu được các gì thì bán cái đó. Hai tháng nữa, rau nhà tôi trồng tới lúc thu hoạch, ngày nào anh không đưa tôi 100 tệ, tôi phục anh là người kiên định nhất luôn!”

100 tệ nếu toàn rau cải thì ví dụ như năm cân cải trắng, chí ít cũng đủ một bữa no nê cho cả nhà.

Nhưng nếu giống như măng tre này, cả vỏ cả lớp ngoài tính vào… thì 100 tệ? Chắc chỉ ăn được cái vị tươi mới thôi.

Anh ta thở dài một tiếng: “Tôi mua cherry cho con còn không đau lòng thế này.”

Quay sang lại hứng thú: “Vườn nhà cô trồng rau gì vậy? Có cùng chất lượng với mấy thứ này không?”

Tống Đàm nghĩ đến đám hạt giống và cây con đã được cô dùng linh lực chăm sóc từ lúc bắt đầu ngâm ủ, liền chắc chắn gật đầu: “Chỉ có hơn chứ không kém.”

Anh bán rau nghe mà run trong lòng: “Thế giá cả thì sao…”

Giá cả thế nào, Tống Đàm cũng chưa nghĩ kỹ, nhưng đây đều là rau ăn hàng ngày, kể cả bán giá cao cỡ nào thì cũng có làm sao?

Cô đâu có muốn làm người giàu nhất.

Thế là cô tiếp tục gật đầu: “Vẫn giá cũ, 20 tệ một cân.” Tính giá quen rồi, cho tiện.

Còn anh bán rau thì bắt đầu bấm đốt ngón tay tính mấy loại rau vừa nói:

Cải xanh mọc nhanh, dịp Quốc tế Lao động là có thể bán được. Tiếp đó là cà chua, dưa chuột, cà tím, đậu đũa— trời ạ, tháng nào cũng có rau để bán!

Thế thì anh phải tốn bao nhiêu tiền đây?

Nghĩ một hồi, anh bán rau lại xáp tới: “Cô em, rau nhà cô có bán sỉ không? Giá sỉ thế nào?”

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK