Trời âm u, tuyết nhỏ.
Phòng Kỹ thuật điều tra Sở cảnh sát thành phố Sở Nguyên.
Đầu năm là mùa ế ẩm của công tác điều tra hình sự, buổi sáng rảnh rỗi không có gì làm, tôi ngồi trước máy tính để chỉnh lý lại những vụ án mạng xảy ra ở vùng thôn quê Sở Nguyên trong 20 năm gần đây, dựa vào động cơ, thủ đoạn gây án và cách thức xử lý th.i th.ể để phân loại.
Đặc điểm của những vụ án mạng vùng nông thôn khá rõ ràng: Nguyên nhân gây án chủ yếu là những chuyện vặt trong đời sống, như hàng xóm tranh chấp, tranh giành tài sản hoặc chuyện nam nữ; Thủ đoạn gây án một màu, dùng vũ khí sắc nhọn là thường gặp nhất, hung khí bao gồm dao bếp, rìu, liềm; Địa điểm vứt xá.c có rừng núi, sông hồ, bãi đất hoang, v.v......
Tôi vừa chỉnh lý, vừa nhớ lại vụ án th.i th.ể nữ trong lò gạch, nếu Thẩm Thư phán đoán không sai, th.i th.ể trong lò gạch ấy không phải là Trương Phương, vậy tại sao đến giờ Trương Phương sống không thấy người mà chế.t không thấy xá.c? Nếu đã bị hại, thế thì hung thủ đã giấu xá.c của cô ấy đi đâu?
Đang nhập tâm suy nghĩ, màn hình điện thoại bỗng bật sáng, vang lên bài nhạc “Quốc tế ca” hào hùng mạnh mẽ.
Hồi đó có trào lưu tải nhạc Đỏ để làm nhạc chuông điện thoại, tôi bắt đầu tải Quốc ca, để thể hiện tình yêu của mình với quê hương đất nước, nhưng lại bị Vu Ngân Bảo kịch liệt phản đối, nói là theo thói quen truyền thống, nghe thấy Quốc ca phải đứng dậy trang nghiêm để lỏ lòng tôn kính, nhưng hiển nhiên là tôi không thể cứ mỗi lần nhạc chuông điện thoại vang lên là lại đứng dậy để nghe.
Tôi thấy cậu ta nói cũng có lý, bèn thay nhạc chuông bằng bài “Quốc tế ca”, từ lòng yêu tổ quốc nâng lên thành tình yêu nhân loại, hơn nữa cũng không phải đứng dậy mỗi lần nghe điện thoại nữa.
Là Thẩm Thư gọi, cậu ta vào thẳng vấn đề: “Diệp điên quả nhiên mất tích rồi.” Tôi ngơ ngác, chưa kịp phản ứng lại, hỏi: “Ai là Diệp điên?” Thẩm Thư đáp: “Lúc chúng ta đến nhà Lưu Phú Quý ở thôn Đại Oa để điều tra, ông ta có nhắc đến một người phụ nữ bị diên, tên là Diệp điên.” Tôi nhớ ra, liền bảo: “Cậu đang điều tra cô ta?” Thẩm Thư đáp: “Sau khi chúng ta trở về, tôi đã phái cớm ngầm đến thôn Đại Oa và những thôn lân cận, để điều tra về tung tích của Diệp điên.
Rất nhiều người đã làm chứng rằng quả thực có người này, hơn nữa đã gần một tháng nay không thấy cô ta rồi, hoàn toàn trùng khớp với thời gian phát hiện ra th.i th.ể trong lò gạch.” Cớm ngầm mà cậu ta nhắc đến là dụng ngữ của cảnh sát, có nghĩa là cảnh sát tình báo đặc biệt, có nơi còn gọi là “nằm vùng” hay “người cầm dây”, cớm ngầm đa số do những người từng có tiền án tiền sự đảm nhận, bọn họ sẽ dễ dàng ẩn nấp hơn.
Tôi hỏi: “Cậu nghi ngờ th.i th.ể trong lò gạch là Diệp điên? Nhưng cứ cho là thời gian trùng khớp, cũng không thể trở thành chứng cứ hữu hiệu.” Thẩm Thư đáp: “Tuy không có chứng cứ hữu hiệu, nhưng chúng ta phải nghiêm túc xem xét một chuỗi những nghi vấn và sự trùng hợp này.
Bên huyện Đại Oa hành động rất nhanh, nghe nói Quan Thượng Võ đã thú nhận toàn bộ hành vi cưỡng hiế.p giế.t hại Trương Phương rồi, phía cảnh sát đang chuẩn bị để bàn giao ông ta cho Viện kiểm sát.
Mấy hôm trước tôi có gửi một bản báo cáo cho Văn phòng tỉnh, trình bày chi tiết những nghi ngờ của tôi, kiến nghị cho điều tra lại vụ án này, hôm qua Văn phòng tỉnh đã có hồi đáp, đồng ý với ý kiến của tôi, đồng thời đã thỏa thuận với huyện Đại Oa, cho phép điều tra lại, và nếu cần chúng tôi có thể phúc thẩm Quan Thượng Võ.”
Tôi im lặng không nói gì.
Những lời này của Thẩm Thư tuy chỉ qua loa, nhưng những người sáng mắt đều có thể đọc hiểu được huyền cơ bên trong.
Có thể nói, những ai am hiểu một chút về trắng đen chốn quan trường đều sẽ không làm như cậu ấy.
Quan Thượng Võ là người thế nào? Nghèo rớt mồng tơi, một thân một mình, thảm hại như một hạt bụi, sự sống chế.t của ông ta không một ai quan tâm.
Vậy mà Thẩm Thư lại vì ông ta mà vi phạm quy tắc ngầm chốn quan trường, báo cáo vượt cấp, ắt sẽ gây sự bất mãn kịch liệt cho lãnh đạo Sở thành phố; Điều tra lại, lại đắc tội với Huyện ủy và cảnh sát huyện Đại Oa.
Mặt nào cũng bất lợi.
Nếu điều tra lại mà không có kết quả, thì những thành kiến mà bên trên dành cho cậu ta e là cả đời cũng không vặn lại được, tự cho mình là đúng, cố chấp bảo thủ, thích việc lớn hám công to, tiền đồ của cậu ta đến đây coi như chấm hết.
Còn nếu như có kết quả, cũng không có ai nói tốt cho cậu ta, điều tối kỵ nhất ở chốn quan trường là lạc loài, làm sai cũng được, làm xấu cũng được, chỉ cần mọi người ở chung một chiến tuyến, cùng hội cùng thuyền, thì cả làng đều vui.
Vậy mới nói, Thẩm Thư là một người theo chủ nghĩa lý tưởng, vào khoảnh khắc phải trái rõ ràng của những việc liên quan đến mạng người, cậu ta chọn nghe theo tiếng gọi của trái tim, chống lại trào lưu của thói đời.
Ở cái Sở Nguyên bây giờ, người theo chủ nghĩa lý tưởng chính là lạc loài, là ấu trĩ, chưa trưởng thành về mặt chính trị, không hiểu đại cục.
Những người theo chủ nghĩa lý tưởng như vậy, dưới sự chèn ép của hiện thực tàn khốc, giờ chỉ còn lại vài người.
Chỉ là, may mắn trên người cậu ấy, vẫn có thể nhìn thấy nhiệt huyết của người đàn ông, ánh sáng của nhân tính, khiến cho người ta nghĩ rằng ở trong cái nhân gian tham lam lợi lộc này vần còn sự ấm áp và tia hy vọng.
Thẩm Thư nhất định biết được trong lòng tôi lúc này đang như gió giục mây vần, cậu ta cẩn thận nói: “Tôi muốn mời cô đi cùng tôi đến thôn Đại Oa một chuyến, cố gắng giảm thanh thế, chỉ có hai chúng ta thôi, cô --- có thể bớt chút thời gian được không?” Tôi cố gắng để giữ cho ngữ khí của mình được bình tĩnh, tỏ ra không coi vụ việc này quá nghiêm trọng, đáp: “Tôi đang rảnh rỗi không có gì làm đây, đi cùng anh một chuyến vậy.”.