Tôi chưa tỉnh ngủ ngay nên vẫn còn nằm mơ màng trên giường. Khi này, tiếng ai đó gõ cửa phòng tôi một cách dồn dập khiến tôi tỉnh ngủ và ngồi bật dậy. Dường như không nghe tôi phản hồi, người đập cửa gọi lớn:
“An! Lại có chuyện nữa rồi! Ra đây nhanh lên.”
Giọng đó là giọng vủa Tùng. Ngay khi nghe thấy tôi đã ngồi bật dậy rồi nhảy xuống giường. Tôi chạy lại cửa mở ra rồi nhìn gương mặt của Tùng rồi ấp úng:
“Có… có phải là tiếng hét hôm qua đã biết là của ai rồi không?”
Tùng không trả lời tôi vội mà khoác cái áo khoác lên cho tôi, xong cậu ta mới gật đầu: “Ừ, mau đi ra xem đi.”
Tôi gật đầu và cùng Tùng đi xem. Chúng tôi vừa bước ra ngoài thì đã thấy có một đám đông đứng tụ tập ồn ào ở gần con suối. Đứng từ trên nhà, tôi đã thấy được ông Bách, chú Hữu và cả Khánh đang đứng xem. Tôi cau mày lườm Khánh, cậu ấy lại đi hóng chuyện một mình!
Hai đứa tôi đi dần xuống. Dường như cảm nhận được có người đi đến, nên Khánh đã nhìn ra sau. Ngay khi thấy chúng tôi, Khánh đã vẫy tay rồi mở đường cho hai đứa tôi vào xem. Khi đã chen được vào bên trong, tôi nhìn thấy người được đám đông bu quanh là một người đàn ông.
Người đàn ông này tóc tai xù xì lởm chởm tóc bạc, nước da đen nhẻm lộ ra ở những phần không được quần áo che đi. Người đàn ông đó đang khóc rưng rức như trẻ con, trên tay thì đang ôm khư khư một chiếc giày loang lổ đốm gì đó màu đỏ như máu.
Tôi nuốt nước bọt rồi thì thầm hỏi: “Là ai vậy?”
Tôi đấy là đang hỏi Khánh, nhưng chưa để Khánh kịp trả lời thì người phụ nữ đứng bên cạnh tôi đã lên tiếng trước: “Là bác Minh đấy.”
Bác Minh? Tôi gật nhẹ đầu rồi bắt đầu lục lại trong đầu xem tôi có biết người đó không. Suy nghĩ một lúc, tôi đã nhận ra. Nếu như đúng thật là bác Minh ấy thì bác ấy có một cô con gái, năm nay mới lên tám tuổi. Chợt tôi khựng lại rồi nhìn đôi giày mà bác ấy ôm trên tay… đừng có nói là…
“Trả con cho tao! Mày trả con cho tao… Huhu…” Bác Minh gào lên, tay đập liên tục xuống tuyết trong khi nước mắt thì đang rơi lã chã.
Mọi người nhìn nhau, sau đó một người bước lên hỏi: “Bác… bác Minh… có có chuyện gì vậy?”
Nghe hỏi, bác Minh khi này ngẩng lên. Gương mặt người đàn ông khắc khổ nhăn nhúm lại vì khóc, rồi bác nức nở: “Con gái tôi… cái Diệu bị ‘Nó’ bắt đi mất rồi!”
Nghe chú nói, mọi người kinh hãi đến cực độ rồi không hẹn mà cùng nhìn vào bên trong khu rừng tĩnh lặng lâu lâu lại khẽ xào xạc vì gió.
Khi bọn tôi vẫn còn đang kinh hãi thì ông Bách rẽ đám đông đi vào. Mọi người thấy ông liền kính cẩn chào, tôi cũng lễ phép mà gật đầu một cái. Ông Bách nhìn tôi, gật đầu rồi ánh mắt ra hiệu chút nữa sẽ lên nhà ông.
Bác Minh thấy ông Bách, ngay lập tức bác ấy đi quỳ về phía ông Bách rồi vừa khóc vừa cầu xin: “Ông Bách ơi, cứu con gái tôi với ông ơi… nó còn nhỏ dại đâu có tội tình gì đâu hở ông?”
Ông Bách nhìn bác Minh rồi khẽ thở dài. Khi này ông hỏi: “Chuyện của con gái bác tôi cũng đã nghe được nghe kể qua loa trên đường đến đây, nhưng tôi muốn bác hãy kể lại đêm hôm qua khi mà con gái bác bị bắt đi được chứ?”
Bác Minh nghe ông Bách nói vậy thì càng khóc lớn hơn, nhưng sau đó bác ấy đã gật đầu đồng ý kể lại. Vì ở bên ngoài trời lạnh, không tiện kể nên tôi đã đề nghị đưa bác Minh vào nhà tôi kể lại cho ông Bách nghe.
Bác Minh ngồi ở bàn đối diện với ông Bách và chú Hữu. Tôi, Khánh và Tùng thì ngồi trên giường để nghe kể. Bên ngoài nhà tôi, mọi người đang vây kín mít để hóng chuyện.
“Được rồi, bây giờ bác hãy kể đi.” Chú Hữu nhẹ giọng đề nghị.
Bác Minh đưa tay quẹt nước mắt đi rồi gật đầu. Bác bắt đầu nói: “Đêm ngày hôm qua nhà tôi ngủ trễ. Con gái tôi không thích chơi trong nhà nên đã chạy ra ngoài sân chơi.”
Đoạn nghe đến đây, tôi ngạc nhiên. Dường như nhận ra dương mặt ngạc nhiên của tôi, bác Minh quay sang rồi nói: “Lúc ấy bác cũng ngồi ngoài sân xem nó chơi.”
“À vâng…” Tôi ấp úng trả lời.
Bác Minh lại nhìn ông Bách và chú Hữu, bác im lặng chưa nói ngay mà lặng người suy nghĩ gì đó. Rồi nước mắt bác lại ứa ra, nhưng rất nhanh bác Minh đã gạt đi rồi kể tiếp: “Khi cái Diệu đang đắp người tuyết thì đột nhiên có một mùi thơm rất gắt phả đến. Ban đầu tôi con tự hỏi là mùi hương gì nhưng chỉ sau một lúc, một cơn buồn ngủ ập đến khiến tầm mắt nhoè đi.”
Quay trở về thời điểm đêm ngày hôm trước.
Bác Minh ngồi xem con gái vui vẻ đắp người tuyết trước mặt mình. Bác cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười của con gái. Diệu khẽ quay sang nhìn bác, nhận ra bố cũng đang nhìn mình thì con bé cười toe toét thích ý.
Bác Minh bật cười, khi này một cơn gió lạnh ập đến khiến bác hắt hơi mấy cái. Nhận ra trời đã khuya, bác Minh đứng dậy rồi nói với Diệu: “Diệu, vào nhà ngủ thôi… con.”
Khi nói đến đó, đột nhiên có một mùi hương ngọt rất gắt phả đến khiến bác nhăn mặt. Rồi ngay lập tức, bác cảm thấy rất buồn ngủ, đứng cũng loạng choạng không còn vững. Trong cơn mơ màng, bác Minh thấy Diệu hét lớn rồi định tháo chạy đi đâu đó nhưng một bóng đen với con mắt đỏ như máu đã tiến đến rồi đập một gậy vào đầu khiến con bé ngay lập tức nằm xuống tuyết, máu từ vết thương dần thấm xuống tuyết trắng. Đam Mỹ Trọng Sinh
Bác Minh kinh ngạc đến tột độ, vội vã muốn chạy lại bảo vệ con gái nhưng bước được một bước, bác Minh đã vô lực ngã xuống tuyết. Trước lúc mất đi ý thức, bác Minh thấy bóng người đó bế thốc con gái mình lên, cởi một chiếc giày của Diệu rồi vứt xuống đất sau đó cười khanh khách rời đi trong khi bác Minh vẫn đang bất lực với tay gọi tên đó đứng lại.
Cơn buồn ngủ khi này ập đến mãnh liệt, trước lúc mất đi ý thức hoàn toàn, bác Minh lại nhìn thấy cái bóng người đó, trên tay bế con gái của bác. Không hiểu tại sao, tưởng là đến để trả lại con gái nhưng loạt hành động tiếp theo khiến bác Minh sốc đến ngay lập tức mất đi ý thức.
Và cũng là lúc đó, bác Minh nhận ra đó chính là 'Nó'. Nó’ vẫn giữ trên môi nụ cười khoái trá, ‘Nó’ nhìn bác Minh vẫn còn he hé mở mắt thì bế Diệu lại gần bác Minh. Bác Minh đưa tay chạm vào con gái, nhưng khi này ‘Nó’ ngay lập tức cầm lấy đầu con bé, một tay còn lại lấy từ đâu ra con dao rạch thật nhanh một đường ngang cổ khiến máu bắn tung toé.
Bác Minh sững người, rồi lại nhìn thấy nụ cười toe toét quỷ quái của ‘Nó’ cũng chỉ còn biết bất lực rơi nước mắt rồi gục xuống.
Quay về với hiện tại.
Qua lời kể của bác Minh, tôi cảm thấy thật đáng sợ, cả người cũng vô thức rúc vào giữa Khánh và Tùng.
Bác Minh kể đến đó thì dừng lại. Nhưng cũng chẳng cần kể thêm vì đến đó bọn tôi cũng đã biết khúc sau sẽ là như thế nào rồi.
“Bác có nhìn được gương mặt của tên đó… à không ‘Nó’ không?”
Nghe câu hỏi của chú Hữu, bác Minh im lặng giây lát như suy nghĩ. Rồi một lúc sau, bác Minh run bần bật rồi lắc đầu: “Không… không thấy… chỉ thấy nó là một cái bóng đen với một đôi mắt đỏ như máu và hàm răng thì trắng ởn…”
Bác Minh nói xong thì tự dưng lại bật khóc. Bác nói: “Con gái tôi… ông Bách… con bé sẽ không sao đâu đúng chứ?”
Tôi nhìn bác Minh rồi lại tưởng tượng thử khung cảnh mà bác Minh nhìn thấy thì rùng mình. Đối diện với bác Minh đang khóc lóc cầu xin thì ông Bách chỉ im lặng không trả lời. Nhìn vào gương mặt của ông Bách, tôi đoán biết ông ấy cũng đang không biết phả làm thế nào…
Trong ngày hôm ấy, ông Bách đưa ra yêu cầu mọi người vào rừng đi tìm con gái của bác Minh. Nhưng khi vừa thông báo xong mọi người đã ồ ạt kéo nhau lên nhà ông Bách phản đối.
“Không được! Chúng tôi không muốn đi!”
“Đúng thế! Vì sao tôi lại phải mạo hiểm mạng sống chỉ vì một người dưng chứ?”
“Ông phải làm sao cho ra dáng một trưởng thôn đi chứ! Biết bao nhiêu người đã chết rồi hả?”
Mọi lời nói của mọi người khiến bác Minh tuyệt vọng mà khóc lớn. Tôi thấy bác ấy khóc như vậy thì thấy xót xa vô cùng, nhưng ngay khi tôi định phản bác thì ông Bách đã ngăn tôi lại rồi lắc đầu. Tôi khó hiểu nhìn ông Bách thì ông ấy cười mỉm nhìn tôi rồi quay về phía mọi người, hít một hơi rồi hét lớn:
“Tất cả im lặng ngay!”
Tất cả mọi người sau khi nghe ông Bách lớn tiếng thì liền dừng lại, không nói nữa. Nhận thấy tất cả đã im lặng, ông Bách hắng giọng rồi nói: “Tôi biết mọi người đang rất lo lắng và sợ hãi, nhưng mọi người cũng không thể bỏ mặc một đứa bé được!”
Lời ông Bách vừa dứt thì tôi đã thấy mọi người dường như cũng lặng người đi một chút, cũng có vài người bắt đầu để ý đến bác Minh và tỏ ra thương xót. Nhưng không được lâu, đã có một người đàn ông lớn tiếng nói:
“Nếu… nếu nó đã bị ‘Nó’ bắt đi… thì làm sao mà nó còn sống được chứ!?”
Khi người đàn ông đó nói vậy thì cũng có vài người cũng nhao nhao lên đồng tình. Tôi tức đến nổ đom đóm mắt, định nhảy đong đỏng lên nói lại thì lần nào cũng bị ông Bách, chú Hữu, Khánh và Tùng ngăn lại khiến tôi phải ngậm cục tức mà đứng xem.
“Bình tĩnh chút coi con nhỏ này, mọi người như vậy cũng đúng chứ có sai đâu?” Khánh nắm tay tôi rồi thì thầm.
Tôi phụng phịu: “Thì biết! Nhưng mà mấy người đó nói năng thô lỗ quá!”
“Phải nhịn!” Tùng nhắc nhở.
Tôi mím môi im lặng rồi cau mày đứng xem. Ông Bách bây giờ vẫn còn im lặng chưa nói gì, đoạn ông Bách đập tay thật mạnh sang cái cột bên cạnh khiến nó bị nứt một chút, rồi ông Bách lớn tiếng quát với cái mặt đỏ gay vì tức giận:
“Các người nói thế mà được hay sao hả!?”
Nhìn vẻ tức giận của ông Bách, tôi cũng bắt đầu thấy hơi sợ. Tôi nuốt nước bọt rồi lùi ra sau một chút. Mọi người khi nghe ông Bách nói vậy thì cũng im lặng, xong ông Bách lại nghiêm túc nói:
“Sống phải thấy người, chết phải thấy xác! Mọi người không thể để mặt người ta như vậy được!”
“Nhưng…” Người đàn ông lớn tiếng ban nãy ấp úng, rồi sau đó ông ta lại nói: “Tôi không đi đâu! Tôi cũng có con nhỏ, tôi không thể đi để con tôi ở nhà như vậy… Tôi phải bảo vệ nó.”
Như là để chờ đợi một người nói lên lí do, ngay lập tức tất cả những người có mặt ở đó lại nhao nhao lên đồng tình. Ông Bách cảm thấy bất lực, cũng lại thấy lí do bảo vệ người nhà là hợp lí nên lưỡng lự không biết phải làm như thế nào. Thế rồi trong lúc đang phân vân, chú Hữu lên tiếng:
“Được! Nếu mọi người đã như vậy thì cứ việc quay trở về đi, sẽ không tổ chức đi tìm đứa bé bị bắt mất. Giải tán đi.”
Ông Bách, bác Minh, tôi, Khánh và Tùng đều ngạc nhiên trước lời nói của chú Hữu. Xong như hiểu ra ý chú, ông Bách buồn bã lắc đầu rồi phất tay: “Thôi, ai về nhà nấy cả đi.”
Nghe ông Bách nói vậy thì mọi người như thở phào rồi lũ lượt rời đi. Cho đến khi tất cả đã rời đi hết, chú Hữu mới nói với bác Minh:
“Tôi xin lỗi… nhưng việc tìm con gái của bác có lẽ cần thêm thời gian, mong bác hiểu cho chúng tôi.”
Bác Minh lặng người giây lát nhưng rất nhanh bác đã gật đầu rồi yếu đuối khóc nức nở. Tôi thấy thương quá, định bụng sẽ an ủi thì ông Bách nói: “Giờ thì chúng tôi cần nói chuyện riêng với nhau… mong bác hãy về nhà.”
Bác Minh gật đầu rồi rời đi. Tôi nhìn theo bóng lưng của người đàn ông khắc khổ thì chỉ biết thở dài. Khi tôi vẫn còn ngẩn ngơ nhìn con đường phía trước thì Khánh nắm cổ áo tôi, kéo vào trong nhà:
“Vào nhà thôi, hai người lớn muốn nói gì đó với chúng ta.”
Hết chương 35.