Sáng sớm. Những tia nắng ban mai chiếu qua Đại Lê Sơn thả xuống mặt Vọng Nguỵêt Hồ lấp lánh. Gió thổi mặt hồ lăn tăn, thổi lên đám cỏ lau xào xạc xen với tiếng trẻ con đang vui chơi bên dòng Mi Xích Hà.
Trần Nhị Ngưu ngồi bên bờ ruộng, tâm trạng lo lắng nhìn đám ruộng, trong lòng thì lại suy nghĩ về phụ nhân đang nằm liệt giường ở nhà.
Trần Nhị Ngưu sinh ở Lê Xuyên khẩu phía đông Đại Lê Sơn. Mười lăm năm trước Lê Xuyên Khẩu gặp phải đạn hạn, nước bốc hơi để lại mặt đất nứt nẻ bốc cả khói trắng khiến người trong thôn bỏ chạy tứ tán. Lúc đó hắn mới là một hài tử mới lớn, trong hoảng hốt chạy đến thôn Lê Kính, khẩn cầu nông hộ Lý Căn Thuỷ cưu mang, năm sau đó thì thuê một mẫu đất để làm việc mà duy trì cuộc sống.
Sau đó vài năm, hắn thuê thêm một mẫu ruộng nước, xây phòng ốc, cưới con gái Lý Căn Thuỷ, bắt đầu mở mày mở mặt ở thôn này. Nhưng thê tử hắn đột nhiên mắc bệnh, may mà qua mấy năm tích góp, hắn mang thê tử lên cửa thôn nhờ Hàn tiên sinh khám cho, bệnh nhẹ nên bốc ít thuốc là khỏi. Hắn bố trí cho thê tử ở lại chỗ của tiên sinh luôn.
“Chú.” Trần Nhị Ngư vừa hiện thân đã nghe thấy tiếng gọi. Cửa viện mở ra, một thanh niên trẻ tuổi anh tuấn mỉm cười nhìn hắn chào hỏi.
“À, Trường Hồ hả, ta không dám nhận, không dám nhận.”
Trần Nhị Ngưu vội xua tay. Hắn cưới thứ nữ của Lý gia, lại làm thuê cho người ta mà thôi, không dám nhận cái danh xưng ấy. Lý Căn Thuỷ khôn khéo tài giỏi, thê tử cũng không chỉ có một hai người. Hắn có hai tiểu thiếp. Thê tử sinh cho hắn hai người con trai, tiểu thiếp sinh thêm ba bốn nữ nhi nữa.
Năm đó Lý Căn Thuỷ già rồi qua đời, tiểu nhi tử vẫn hầu hạ bên cạnh lão lại chết bất đắc kỳ tử, mấy người con thứ trẻ tuổi khoẻ mạnh vẫn luôn dòm ngó mười mấy mẫu đất trong nhà.
Lúc Lý Mộc Điền trở về, hắn nhanh chóng giết chết tên quản gia ăn cây táo rào cây sung xuống tay hạ độc chết đệ đệ của mình, gia tộc kẻ kia cũng bị giết sạch sẽ, chó gà không tha.
Lý Mộc Điền và hai vị huynh đệ của hắn cầm đao nhuốm máu, dùng xe đẩy kéo thi thể đi từ đầu thôn tới cuối thôn, mọi nhà trong làng đều đóng kín cửa, tâm trạng không khỏi lo lắng bất an. Mấy người huynh đệ của Lý Mộc Điền bị doạ cho thất kinh, vốn nghĩ ruộng đất kia đã là của mình, đối phương nào được chia phần. Ai ngờ Lý Mộc Điền gọi họ tới, nói cái gì mà huynh đệ vốn là người một nhà, mang đất chia đều cho mỗi người hai mẫu. Mỗi người huynh đệ đi theo hắn được chia bốn mẫu. Mấy huynh đệ cảm kích đều gọi hắn là đại ca, cũng là gia chủ. Danh phận từ đó mà có.
Lý Trường Hồ mỉm cười ấm áp là thế nhưng không khác gì Lý Mộc Điền đạm mạc mà quyết đoán sát phạt xưa kia, Trần Nhị Ngưu rùng mình, cung kính hỏi.
“Trường Hồ tới đây có việc gì vậy?”
“A, cô phu khách khí rồi.” Lý Trường Hồ cười cười. “Nghe nói bác gái bị bệnh, gia phụ sợ ngài không rảnh rỗi cơm nước nên đặc biệt bảo ta đến mời ngài và Tiểu Trạch tới nhà thử tay nghề nấu nướng.”
“Việc này… ta nào dám.” Trần Nhị Ngưu cười miễn cưỡng, vẻ lưỡng lự không dám quyết.
“Quyết định như vậy đi. Mẫu thân ta đã chuẩn bị đồ ăn rồi.” Lý Trường Hồ vỗ vai Trần Nhị Ngưu rồi cáo từ.
“Được được.” Trần Nhị Ngưu lắc đầu cười, quay vào trong nhà hô lớn. “Tiểu Trạch, thu xếp một chút rồi qua nhà cữu cữu ngươi dùng cơm.”
Năm trước Lý gia đã sửa xong nhà cửa, diện tích được nới ra gấp mấy lần. Toàn bộ trạch viện toạ bắc hướng nam theo hình chữ nhật. Tiền viện xây gạch đá, bày tạ đá giống như để luyện võ. Trần Nhị Ngưu nhìn thấy tạ này không nhẹ thì lên tiếng tán thưởng.
“Lý gia còn có cả pháp môn luyện võ hay sao.”
Tiến vào chính viện, ở trung tâm xây một cái hồ thả ít cá trắm đen, hai bên trái phải là nhà của Lý Trường Hồ và Lý Thông Nhai cũng đều xây từ đá xanh. Phòng ốc, hành lang, cửa lớn cửa sau đều bố trí thềm đá nhìn qua rất khí phái.
Lý Thông Nhai đã mười tám tuổi nhưng chưa lập gia đình. Lý Trường Hồ cưới con thứ của Nhậm gia, cách đây không lâu đã vui vẻ rước về. Trần Nhị Ngưu ăn tối cùng người nhà Lý gia, lúc ngồi ăn cũng nói phiếm mấy câu, sau một lúc thì thấy Lý Xích Kính tiến vào lại gần Lý Mộc Điền thủ thỉ điều gì.
Lý Xích Kính mới chín tuổi, dáng dấp tuấn mỹ, toát lên vẻ thông minh cơ trí, mấy huynh đệ ai cũng yêu quý. Lý Mộc Điền ngồi ở chính giữa nhàn nhã nghe mọi người nói chuyện thì được Lý Xích Kính ghé tai nói nhỏ.
“Phụ thân, cái gương kia lại sáng lên!”
Hắn không chút biến sắc, vỗ lên hai chân nhìn mọi người bảo.
“Ta già rồi, ngồi một chỗ không được. Ta đi nghỉ ngơi, các ngươi cứ trò chuyện đi.”
Nói xong hắn xoay người đi về hậu viện. Mọi người gật đầu đồng tình, Trần Nhị Ngưu vội khom người muốn cáo từ ra về.
Hậu đường dựng lên mấy gian sương phòng, Lý Mộc Điền ở trong căn phòng rộng rãi nhất ở trung tâm. Hắn đặt tay lên mặt tường mà đẩy, phía sau tường hiện ra một gian phòng. Trên mái gian phòng có cửa sổ, ánh trăng đang chiếu xuống một cái bệ đá xanh. Trên bệ đá đặt tấm gương đồng màu xanh kia, mặt gương sáng loáng như mặt nước được ánh trăng chiếu rọi.
“Ba năm… Kính nhi, ngươi đi gọi các ca ca của ngươi đến đây.” Lý Mộc Điền nhìn qua cái gương rồi nhíu mày bảo.
“Vâng.” Lý Xích Kính gật đầu, nhanh chóng ra ngoài gọi các huynh.
***
Lúc Lục Giang Tiên tỉnh lại, trong đầu óc nặng trĩu chứa đầy tin tức. Mất thời gian một nén hương sau, hắn mới tĩnh tâm đọc.
“Thái Âm Thổ Nạp Dưỡng Luân Kinh.”
Đạo pháp quyết này chủ yếu thông qua các khiếu trên thân thể để điều khiển linh khí trong thiên địa, dẫn ra thái âm, cuối cùng tu thành Thai Tức lục luân, dựa vào đó để thi triển các loại pháp thuật. Lục luân được nuôi dưỡng tròn đầy là có thể tiến vào Luyện Khí Kỳ.
Sau đó còn có mấy môn tiểu thuật như Kim Quang Thuật, Trừ Tà Thuật, Tâm Lạc Thuật các loại. Chỉ cần tu ra lục luân, dựa theo pháp quyết điều khiển linh khí là đủ. Đồng thời pháp quyết có nói tới sáu cảnh giới tu tiên là Thai Tức, Luyện Khí, Trúc Cơ, Tử Phủ, Kim Đan, Nguyên Anh. Thứ ngọc thạch này ghi lại chính là pháp quyết nuôi nguyên phủ Thai Tức của Việt quốc vẫn thường được cấp cho đệ tử phủ Thai Tức học tập tu luyện.
Sau khi thôn phệ ngọc thạch, Lục Giang Tiên chỉ cảm thấy mình hiểu rõ rất nhiều thứ, thần thức cũng được mở rộng ra phạm vi đến hai mươi trượng, nguyệt hoa chi lực cũng có thể phát ra hơn mấy chục lần. Bên trong Thái Âm Thổ Nạp Dưỡng Luân kinh có ghi mấy môn tiểu thuật có thể thi triển trong vòng một trượng quanh cái gương. Điều quan trọng nhất là trong ký ức bản thân của cái gương có nhắc đến một đạo pháp thuật gọi là “Huyền Châu Tự Linh Thuật!”