Ở toà nhà cao tầng mang tấm biển hiệu lớn “BỊNH VIỆN CHỢ RẪY”, người dân ở đấy ra vào đông đúc, tiếng nói chuyện ồn ào xen vào nhau khiến người nghe cũng cảm thấy đau đầu.
Vậy mà trong 1 căn phòng nhỏ, những con người ở đây lại trở nên lặng thịnh kỳ lạ.
Bà cả sau khi nghe tin Diệp gặp tai nạn đang ở bệnh viện cũng vội vàng bỏ nhà cửa đấy chạy tới coi. Mà ngạc nhiên hơn nữa, là lại gặp 1 người con trai giống con mình y đúc khiến bà cũng chết sững mất vài phút.
Sau khi nghe lại mọi chuyện, bà cả mới biết rằng chẳng hề có giấc mơ nào ở đây, người con trai này, không phải là giống mà chính là con trai của bà.
Bà cả nước mắt ngắn dài mếu máo:
- Con ơi là con, sao con lại dại dột thế hả, mày có biết bu đã buồn đã đau khổ như thế nào không? Cả cái Diệp nữa, nó không ngày nào là nhớ mày, vậy mà mày nhẫn tâm cứ im lặng như thế mà sống suốt mấy năm qua sao?
Cậu nhìn bà bằng dáng vẻ ăn năn mà nói:
- Con xin lỗi bu!
- Lỗi cái gì mà lỗi? Mày xin lỗi cái Diệp đây này, nó vì mày chợ đợi bao nhiêu năm qua, chịu thương chịu khó nuôi cái thân già này với 2 đứa con của mày đấy, vậy mà mày có thể ở 1 nơi khác sống bình thản qua ngày được.
Cậu Đăng nghe thế khẽ nhíu mày:
- Con của con?
Bà nghe thế đánh vào vai cậu 1 cái:
- Mày còn hỏi nữa à? Năm đó mày lặng lẽ khăn gói rời đi, để lại trong bụng nó là cái thai đôi, bu bảo nó nhờ người báo tin cho mày biết nhưng nó không chịu. Nó nói chút chuyện nhỏ này làm sao so được với hoài bão lớn của mày. Thế rồi nó cứ vậy nuôi 2 đứa nhỏ rồi đợi mày đấy. Con ơi, mày sai lắm con ạ, dù mày có thế nào mày cũng là con của bu....dù mày có thế nào thì cái Diệp nó cũng không bỏ mày đâu con ạ, nó muốn thì 7 năm qua nó bỏ mày lâu rồi con!
Cậu Đăng nghe được điều đó, cả người cũng sững lại, cậu không ngờ được bản thân mình suốt 7 năm qua lại có 2 đứa con.
Sau khi đất nước hoà bình, cậu ở lại với người dân đã cứu mình 1 thời gian khá dài. Đến khi vết thương ở chân đã lành, cậu có thể tự đi lại nhưng mặc cảm bản thân khiến cậu vẫn không dám đối mặt. Mãi cho đến nửa năm gần đây, gia đình ân nhân của cậu chuyển nhà, họ cũng muốn mời cậu đi cùng nhưng hướng đi lại ngược đường về, thế nên cậu đã từ chối mà quay trở lại đây.
Cậu từng nghĩ nếu 1 ngày nào đó cậu đủ can đảm đối diện với mợ, cậu sẽ trở về nhưng suốt tháng ngày qua, cái sẹo để lại ở chân nó vẫn luôn khiến cậu không ngừng mặc cảm mà không dám quay về.
Đến hôm nay, khi biết được 7 năm qua bản thân có 2 đứa con, cậu mới cảm thấy nuối tiếc quãng thời gian đã bỏ lỡ, cậu đâu biết được mợ lại vì cậu mà hi sinh như vậy.
Năm đó cậu ích kỷ, để mợ ở lại mà đi theo hoài bão của mình. Đến bây giờ hoài bão đã được thực hiện nhưng cậu lại vẫn ích kỷ vì để bảo vệ cảm xúc của mình. Cậu sai rồi, sai thật rồi, mợ đã nói đúng....thực ra người thiếu niềm tin vào cuộc tình này là cậu chứ không phải mợ.
- Bu!
Tiếng gọi yêu ớt vang lên kéo sự chú ý của cậu và bà cả.
Bà Tú Liên vội vàng đi lại:
- Diệp, con tỉnh rồi sao, làm bu lo chết, lần sau đừng dại dột thế nữa, nếu có mệnh hệ gì thì 2 đứa nhỏ phải làm sao?
Cậu Đăng thấy Diệp tỉnh lại, cũng vội vàng đến gần:
- Diệp, em thấy thế nào, còn khó chịu chỗ nào không?
Mợ nhìn cậu ánh mắt vô cảm:
- Anh....anh là ai?
Chỉ 1 câu nói ấy, khiến cả cậu và bà cả chết sững, bà cả sau đó cũng vội vàng nói:
- Diệp, con không sao chứ? Con không biết đây là ai sao?
Diệp nghe vậy chỉ khẽ gật đầu, rồi hỏi lại:
- Bu, sao con lại ở đây?
Bà cả lúc này lo lắng nhìn mợ, sau đấy quay người đi:
- Không được, để bu đi gọi bác sĩ!
Khi bà cả đi khuất, cậu Đăng lúc này mới lên tiếng:
- Diệp, em thật sự không biết tôi là ai sao?
Mợ nghe vậy nhìn cậu, gương mặt vẫn 1 vẻ như vậy, lạnh nhạt hỏi:
- Chúng ta quen nhau sao?
Giờ thì cậu mới thấm thía cái cảm giác bị chính người mình thương yêu lãng quên mình nó khó chịu như thế nào. Xem ra ông trời cũng rất công bằng, tổn thương người thế nào người cũng sẽ tổn thương mình như vậy, có khi còn đau hơn rất nhiều lần.
Bởi vì sự ân hận và dằn vặt nó đang không ngừng dằng xé tâm can cậu.
- Phải, chúng ta quen nhau!
- Vậy sao tôi không biết anh? Anh với tôi là quan hệ như thế nào?
Cậu nghe vậy khẽ cười khổ:
- Quan hệ thế nào sao?
Cậu nhìn mợ 1 hồi rất lâu, đôi đồng tử trở nên đỏ hoe, sau đấy chậm rãi nói:
- Em là chủ nợ của tôi!
- Chủ nợ? Anh nợ tôi cái gì? Tôi nhớ mình nghèo lắm, đâu có của cho anh mượn.
Cậu nghe vậy lại dùng ánh mắt trìu mến nhìn mợ mà nói:
- Nhiều lắm! Tôi đã mượn em gần nửa cuộc đời, mượn em 1 trái tim đầy vết thương chằng chịt, nợ em cả 7 năm ròng rã chờ đợi, là 1 lời hứa vẫn chưa thể làm được, nợ em thêm cả những gian truân vất vả bao ngày mình em phải gồng gánh. Nhiều lắm, tôi sợ kể mãi chẳng hết lại chỉ khiến mình thêm hèn mọn hơn!
Từng lời, từng chữ của cậu mang 1 vị cay nồng thổi vào mắt mợ, khiến những hàng lệ nối tiếp nhau chảy dài xuống.
Vừa lúc đấy, bà cả đi vào:
- Đây, bác sĩ đến rồi đây!
Diệp vội vàng đưa tay lên quẹt ngang dòng nước mắt rồi quay mặt đi.
Vị bác sĩ mặc chiếc áo blue trắng tiến lại gần, cẩn thận kiểm tra lại sức khoẻ cho mợ.
Sau 1 hồi, ông ta mới quay về phía bà cả nói:
- Bệnh nhân không bị tổn thương gì cả, có thể xuất viện về nhà luôn được rồi!
Nghe thế, bà cả lại nói:
- Nhưng bác sĩ, con bé nó bỗng nhiên không nhớ 1 số chuyện?
Ông ta nghe thế lại quay lại nhìn mợ, cẩn thận kiểm tra 1 lần nữa rồi mới trả lời:
- Thực sự cô ấy không bị gì nghiêm trọng, vết thương đều ngoài da. Có thể lúc gặp tai nạn, đầu va chạm mạnh nên có 1 số việc tạm thời bị lãng quên, cái này chỉ cần tĩnh dưỡng vài ngày là được.
Cậu Đăng nghe thế cũng lên tiếng:
- Bác sĩ, hay là ông cứ kiếm tra thêm 1 lần nữa đi!
- Tôi đã kiểm tra 2 lần rồi, không nhầm lẫn được đâu.
Diệp lúc này nghe vậy mới nói:
- Bu, bác sĩ đã nói không sao rồi, vậy chúng ta về thôi.
- Con thật sự thấy không sao chứ?
- Dạ!
Cậu Đăng nghe thế lại lên tiếng:
- Diệp, hay là em cứ ở đây vài ngày để bác sĩ theo dõi thêm đã.
Mớ lúc này quay sang cậu, hời hợt nói:
- Anh lạ nhỉ, chuyện của tôi, anh quan tâm làm gì?
1 câu nói ấy khiến cậu cứng người, Diệp cũng chẳng nói thêm gì, bước xuống giường rồi đi lại phía bác sĩ nói:
- Bác sĩ, vậy tôi muốn xuất viện luôn!
- Được, mời người nhà ra làm thủ tục.
Nói rồi, ông bác sĩ cũng trở ra ngoài, mà Diệp cũng chẳng nhìn tới cậu thêm 1 cái nào đã đi theo sau.
Bà cả lúc này có chút lo lắng nhìn cậu rồi nói:
- Đăng, về nhà thôi. Về nhà với bu!
Cậu nghe thế chỉ khẽ gật đầu, sau đó 2 người họ cùng đi ra ngoài.
Bọn họ quay trở về nhà, Diệp vừa đến cửa đã thấy cậu Thịnh ở đấy chơi với cu Hạo và cái Niệm, mợ liền lên tiếng:
- Cậu Thịnh? Sao cậu lại ở đây?
Cậu nghe thế mới đi lại:
- Bà cả nói em gặp chuyện, nhờ tôi đến đón 2 đứa nhỏ về giùm. Em không sao chứ?
Diệp nghe vậy chỉ lắc đầu:
- Không sao, cảm ơn cậu!
Cũng vừa lúc đấy, bà cả với cậu Đăng cũng đi tới, sự xuất hiện của cậu Đăng khiến Thịnh cũng không khỏi sửng sốt:
- Đăng?! Sao....sao....lại có thể?!
Cậu Đăng tiến lại gần với bước đi khập khễnh:
- Lâu rồi không gặp!
Cậu Thịnh lúc này vừa hoang mang lại xen lẫn vui mừng, túm lấy bả vai cậu Đăng mà cười:
- Thật sự là cậu sao? Không phải.....không phải.....tiểu đội của cậu.....bị bom rơi trúng sao....?!
- Tôi may mắn thoát chết, rơi xuống vách núi được 1 người dân cứu đưa về!
Thịnh nghe vậy cười mừng, sau đó ôm chầm lấy cậu, bàn tay vỗ vào lưng:
- Không sao là tốt rồi, cả sư đoàn đã tìm kiếm tiểu đội mấy ngày đêm nhưng vô ích, mọi người cứ nghĩ tất cả đều đã tử nạn, thật không ngờ cậu vẫn còn sống.
Nói rồi, Thịnh buông cậu Đăng ra, ánh mắt quan sát từ trên xuống dưới, rồi dừng lại ở 1 bên chân:
- Bị thương sao?
- Cả tiểu đội 8 người, ai cũng đều bỏ mạng vậy mà chỉ có mình tôi sống sót, vết thương này với điều đó chẳng so bì được.
Cùng lúc đấy, cu Hạo với cái Niệm chạy ra:
- Bu, bu có sao không bu?
Nghe thế, cậu liền rời mắt đến 2 đứa nhỏ, bà cả lúc này lại gần mà nói:
- 2 đứa nhỏ đấy, con của con đấy, lại với nó đi!
Cậu Đăng nghe thế ánh mắt chợt ướt, niềm vui sướng hiện rõ trong đôi mắt ấy, cậu từng bước tiến lại gần, nhưng bất chợt lúc này, Diệp bỗng nhiên tiến về phía 2 đứa nhỏ kéo nó vào lòng mà nói:
- Đây là con của tôi!
Câu nói ấy khiến đôi chân cậu bỗng khựng bước, bà cả lúc này vội đi đến:
- Diệp, đây là thằng Đăng đấy, nó là cha của 2 đứa nhỏ đó con!
Diệp nghe vậy, ánh mắt chợt đanh lại mà trả lời:
- Anh ấy.....không phải?!
Cậu Thịnh thấy có chút kỳ lạ cũng lại gần:
- Diệp, em sao thế? Em quên Đăng rồi sao?
Mợ nhìn thẳng đến cậu, đôi đồng tử đã đỏ ngàu nhưng vẫn cương quyết nói:
- Em chưa bao giờ quên cậu ấy, nhưng anh ta....thì không phải!
Mọi người bỗng nhiên im bặt hẳn, 2 đứa trẻ cũng ngây ngô nhìn cậu.
Cậu thấy vậy lại khẽ cười khổ:
- Thì ra em không bị làm sao cả, làm tôi lo lắng mãi. Nhưng giờ tôi mới nhận ra, thà em quên đi tôi thì lại sẽ tốt hơn phải không? Em sẽ quên đi những tổn thương khi trước, quên đi 7 năm đã phải ròng rã chờ đợi 1 người như tôi, quên đi những gì tôi đã làm với em ngày qua....em không còn đau tôi mới cảm thấy nhẹ lòng 1 chút.
Mợ nhìn cậu mà nước mắt đã rơi ra:
- Đồ hèn nhát!
- Phải, tôi hèn nhát, ở trước em tôi thấy bản thân mình kém cỏi vô cùng. Tôi không dám cầu xin em 1 sự bao dung nào....chỉ là có thể....để tôi....lại gần 2 đứa nhỏ 1 chút được không?
Diệp nghe vậy vòng tay lại siết chặt con mình hơn:
- Nếu là 2 năm trước, cậu đứng ở đây mọi thứ sẽ khác. Nhưng bây giờ, cậu lấy tư cách gì?
Câu hỏi ấy khiến cậu chợt im bặt, giọt nước mắt đọng lại ở cái khoé sâu hoắm kia chỉ trực trào muốn rơi ra, cảm giác toàn thân đau nhức như quả bom năm ấy làm nổ tung tất cả, cậu cười khổ:
- Em nói đúng, tôi không có tư cách. Đến bây giờ tôi mới biết sự có mặt của 2 đứa nhỏ thì lấy đâu ra tư cách để chạm vào chúng.
Diệp nghe vậy lại gắt nhẹ:
- 7 năm qua, đó là tất cả những gì cậu muốn nói sao? Tự nhận mình là hèn nhát, tự xem mình không có tư cách, những lời vô dụng như vậy....tôi không muốn nghe!
- Vậy em muốn tôi phải làm thế nào đây?
Cái dáng vẻ bất lực của cậu càng khiến mợ thêm giận, Diệp khẽ gồng mình lên nói:
- Đi đi, cậu đi khỏi đây đi, cậu đã từng sống mà vờ như không biết tất cả....vậy thì hãy cứ tiếp tục vậy đi!
Bà cả nãy giờ im lặng, lúc này cũng có chút buồn rầu lên tiếng:
- Diệp!
Cậu Đăng nhìn dáng vẻ của mợ mà trái tim như muốn vỡ vụn ra. Những ngón tay nhút nhát khẽ động đậy như muốn đưa lên nhưng lại thiếu dũng cảm mà chỉ đành siết chặt lại.
Cậu nhìn xuống 2 đứa con của mình, đôi mắt to tròn ngây ngô hướng đến cậu, trong cái ánh mắt trong veo ấy dường như chất chứa 1 nỗi khát vọng tình thương, nó làm cậu dày vò khủng khiếp.
Cậu bỗng chợt khẽ cúi đầu 1 cái:
- Tôi xin lỗi!
Sau câu nói đấy, cậu cũng quay người, bà cả thấy vậy vội nói:
- Đăng!
Cậu Thịnh lúc này cũng lên tiếng:
- Diệp, khó khăn lắm Đăng mới có thể trở về, tại sao 2 người cứ phải làm tổn thương nhau như vậy?
Mợ cứ nhìn bóng lưng cậu, từng bước khó nhọc rời đi mà toàn thân như gai nhọn đâm vào, cơm đau nó âm ỉ khiến người ta bứt rứt.
Diệp bất chợt gào lên:
- Nếu hôm nay cậu rời khỏi đây, vậy thì đừng bao giờ quay trở lại, cũng đừng mong em tha thứ!
Cậu chợt khựng bước rồi quay người lại, giây phút ấy mợ nhìn thấy giọt nước mắt đọng lại trên gương mặt cương nghị kia, bàn tay nới lỏng buông 2 đứa nhỏ ra mà nói:
- Hạo, Niệm....lại với thầy đi!
Chỉ cần nghe thế, 2 đứa nhỏ liền chạy về phía cậu trong cái sự khao khát nhiều năm qua muốn được tình yêu thương của người cha.
Chúng nó mừng đến mức oà khóc:
- Thầy ơi!
Cậu Đăng lúc này ngồi xuống ôm chầm lấy 2 con của mình, nước mắt cũng hoà vào với sự vui mừng khôn xiết.
Vòng tay da diết hơn, cậu không ngừng thơm lên gương mặt của 2 đứa:
- Thầy xin lỗi, xin lỗi 2 con rất nhiều.
Cuối cùng, sau những mất mát, sau những thăng trầm của cuộc sống, những hi sinh và sự nỗ lực của họ đã được đền đáp bằng những giọt nước mắt hạnh phúc và tình thương của gia đình.
Ngày hôm sau, cậu Thịnh đến nhà, đi cùng với 1 người đàn ông trung tuổi, thân mặc quân phục, ngực cài huy chương, Diệp nhìn đã liền nhận ra, ông ta chính là người năm ấy đã đến đưa huy chương của cậu cho mợ.
Đứng trước mọi người, ông ta trang nghiêm giơ tay chào quân đội, cậu Đăng thấy vậy cũng liền nghiêm mình chào.
Sau đấy, đồng chí kia buông tay xuống, lên tiếng:
- Thật lấy làm vui mừng khi có thể gặp lại đồng chí. Thân làm 1 đoàn trưởng tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng khi đã để đồng chí bao năm qua chịu thiệt thòi.
- Đoàn trưởng đừng nói như vậy. Để đổi được tự do và hoà bình, dù hi sinh như thế nào cũng đều xứng đáng.
Cậu Thịnh lúc này lên tiếng:
- Tôi đã báo lên cấp trên về trường hợp của cậu. Và đã xin được quyết định từ phía Nhà nước sẽ hỗ trợ giúp cậu chưa lành vế thương ở chân.
Sau câu nói đấy, vị đồng chí kia cũng lấy trong cặp táp ra 1 tờ giấy rồi nói:
- Đây là quyết định từ phía Nhà nước, vì để tỏ lòng biết ơn những hi sinh của đồng chí trong kháng chiến, bên cạnh đó muốn bù đắp cho những nhầm lẫn mà Đảng đã tạo nên cho đồng chí, tôi thay mặt Đảng gửi đến đồng chí 1 lời xin lỗi! Về trường hợp của đồng chí, đã được Nhà nước thống nhất hỗ trợ 100% chí phí sang Sing để điều trị. Vết thương của đồng chí đã được gửi báo cáo sang bên đấy, bác sĩ bên đó nói hoàn toàn có thể chữa trị được.
Chỉ sau câu nói ấy, mọi người cùng cười, những giọt nước mắt chảy dài xuống.
Cậu lúc này đứng nghiêm, thao tác dứt khoát đưa tay lên chào:
- Tôi, Trung uý Trịnh Vĩnh Đăng, bằng tất cả sự cảm kích cảm ơn đến Đảng và Nhà nước đã quan tâm và giúp đỡ. Nguyện 1 lòng trung với Đảng, gian nan cũng không từ.
Sau câu đấy, 2 người họ ôm chầm lấy nhau, những hi sinh xương máu cuối cùng chẳng vô nghĩ, tất cả đều đổi lấy nụ cười bình yên.
*** 5 tháng sau ***
Ở sân bay Tân Sơn Nhất, dáng người con gái đứng cùng 2 đứa con nhỏ của mình, bên cạnh là 1 người quân nhân gương mặt khôi ngô.
Bọn họ cùng ngóng chờ về phía chiếc máy bay mới được hạ cánh, từng đoàn khách bước xuống rồi tản ra thành nhiều phía.
Khi mọi người đã thưa dần đi, những tiếng bước chân lục đục trên khoang máy bay vang lên, người con trai trong bộ áo xanh của quân nhân bước xuống, trên đôi chân vững chãi ấy, cậu nở 1 nụ cười mãn nguyện nhìn về phía cô gái và những đứa con nhỏ kia.
Cu Hạo và cái Niệm cười rạng rỡ chạy đến ôm lấy cậu, Diệp cũng ứa nước mắt:
- Cậu Đăng, cậu về rồi!
Cậu bế 2 đứa nhỏ lên, tiến lại gần mợ:
- Tôi trở về, để thực hiện lời hứa với em!
Sau câu nói ấy, mợ nở 1 nụ cười xinh đẹp, rồi rướn người lên hôn nhen lên bờ má cậu:
- Như vậy là quá đủ rồi, em không muốn phải chờ đợi thêm 1 ngày nào nữa!
Cậu khẽ cười rồi gật đầu:
- Sẽ không!
Lúc này, cậu Thịnh tiến lại phía họ, nghiêm trang đưa tay lên chào:
- Chúc mừng đồng chí đã bình an trở về!
Bầu trời hôm đấy mang màu xanh hoà bình, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên cao rồi nằm hãnh diện trong mỗi trái tim của mọi người.
*** 20 năm sau ***
Trước cột cờ cao vút của trường quân đội, bóng người cao lớn của 1 quân nhân đứng hướng về lá cở đỏ trên cao, trang nghiêm đưa tay chào.
Ngôi sao vàng chói lọi chiếu xuống người quân nhân ấy, soi sáng con đường đi, bảng tên nhỏ cài trên ngực lấp lánh những hàng chữ:
“Trung uý
Trịnh Vĩnh Hạo”
THE END!