Thê Tử Của Bề Tôi Trung Thành

Thê Tử Của Bề Tôi Trung Thành

Thê Tử Của Bề Tôi Trung Thành Review Rating: 9.0 out of 10 based on 1 reviews.


Tên gốc: Trung phó chi thê
Thể loại: Cổ đại, trùng sinh, điền văn.
Tình trạng bản gốc: Hoàn 128 chương + 9NT.
Trans + beta: Fish.
Lưu ý:
(*) Chú thích chữ. Thêm ở cuối đoạn có câu/từ cần chú thích.
(**) Chú thích bằng hình ảnh. Thường được thêm ở cuối chương

Văn án

Lăng Ngọc trọng sinh, nàng vẫn nhớ kiếp trước phu quân mình vì quá trung thành với chủ tử, cuối cùng phải chịu kết cục thê thảm nhường nào.Lần này sống lại, nàng cần tìm cách nhắc khéo, uyển chuyển, phải khiến phu quân mình tránh xa đám hoàng thất nguy hiểm kia.

Hôm ấy, Lăng Ngọc đã kể cho nhi tử một câu chuyện: Ngày xửa ngày xưa có một kẻ sĩ hết mực trung thành, sau khi hắn chết đi, thê tử của hắn mang theo nhi tử và tất cả tài sản của hắn tái giá với người khác, từ đó về sau họ sống hạnh phúc suốt đời.

Kẻ sĩ trung thành: “…Thê tử ơi chút ta nói chuyện chút đi.”

(*) Kẻ sĩ: Thời cổ đại, chữ “” vốn dùng để chỉ, quân đội, lực lượng vũ trang, thường gọi là võ sĩ, chứ không phải dùng để chỉ “trí thức” chỉ “văn nhân”. Thời cổ đại ở Trung Quốc, nước lớn (đại quốc) có “ba quân”, nước vừa (trung quốc) có “hai quân”, nước nhỏ (tiểu quốc) có “một quân”. Mỗi quân có một nghìn cỗ xe, mỗi cỗ xe có mười “sĩ” thống lĩnh, ngoài ra có nhiều lính gọi là tốt tùy tùng. Bây giờ ở quân đội còn gọi là “sĩ quan”, “binh sĩ”. Thế cho nên, gọi nam chính trong truyện là kẻ sĩ không đồng nghĩa với việc chàng ta thuộc tầng lớp trí thức văn nhân, mà ‘sĩ’ ở đây chỉ binh sĩ (người có võ), người đi theo các quân vương.

Quảng Cáo

Danh sách chương Thê Tử Của Bề Tôi Trung Thành

BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK