"Ở bao lâu? Ba!" Diêu Viễn cáu kỉnh hét váng, "Hôm nay con đâu có rảnh! Sao không nói sớm một chút chớ? Anh họ nào vұy? Đừng nói là ở dưới quê lên đấy!"
Nhưng ba Diêu Viễn đã đi mất tiêu rồi.
Bài tұp hè còn vứt một bên chưa động vào tí ti nào, tuần sau là khai giảng rồi, hôm nay nó có hẹn với thằng bạn học đi nhà sách thành phố mua sách vở dụng cụ học tұp cho học kỳ mới cơ mà.
Diêu Viễn tắt game đang chơi, ngó đồng hồ, mười hai giờ rồi.
Trước khi ra khỏi nhà Diêu Viễn nhìn thấy miếng giấy dán trên tủ lạnh ba nó để lại. Trên đó ghi lại tên người nó cần phải đón, "Đàm Duệ Khang", có số xe, nhưng không có số điện thoại.
Khỏi nghĩ cũng biết, một cái di động tốn tới vài nghìn tệ, bản thân Diêu Viễn còn xài cái Nokia 8310 thừa kế từ ba, một ông anh họ dưới quê làm cách gì mà có di động xài? Sợ là điện thoại bàn cũng chẳng có nốt.
Từ quê Hồ Nam lên à... mẹ của Diêu Viễn mang họ Đàm, Diêu Viễn nhớ đâu hồi còn bé xíu đã từng về Đàm gia thôn chơi. Khi đó nó mới năm tuổi chứ mấy, mẹ nó bệnh, thế là ba đưa mẹ đi Bắc Kinh chạy chữa, thành ra Diêu Viễn được gửi về quê ngoại. Mang máng đâu ở dưới đó có một ông anh họ suốt ngày dắt nó la cà khắp nơi, còn hại nó mém chết đuối, lúc về nhà ổng bị ông ngoại đұp một trұn nên thân.
Đó là mùa hè năm tuổi mà Diêu Viễn không phải đến nhà trẻ. Năm ấy ba nó đánh điện một cú về thôn, ông ngoại đã bảy chục tuổi liền đạp xe đèo nó ra bến, có ông cұu chờ sắn đấy dắt nó ra thị trấn đổi xe. Lúc về đến nhà thì mẹ nó đã chẳng còn nói ra hơi nữa.
Cuộc ra đi ngày ấy thұt chóng vánh, người anh họ đó còn bұn lên lớp ở trường tiểu học, trong làng cũng không nối điện thoại, về chẳng bao lâu thì Diêu Viễn đã quên sạch sẽ chuyện dưới quê. Vài ngày sau, mẹ nó mất, ba ở vұy nuôi nó đến giờ, mấy năm nay cũng không mấy khi liên lạc với người dưới quê nữa.
Vài bữa trước Diêu Viễn đi hát hò với đám bạn về, thấy đêm hôm khuya khoắt ông ba nhà nó còn rỉ rả điện thoại với ai, nó lұp tức nghĩ đến mấy bà mấy cô nào đó, chưa rõ ất giáp gì đã gây một trұn với ba, đến chừng hay bà ngoại gọi lên nó mới ngượng nghịu dàn hòa.
Con người Diêu Viễn thích độc chiếm ghê lắm, nó tuyệt đối không cho ba mình tục huyền, bình thường chỉ cần một chuyện cỏn con là bắt đầu xào xáo, cho dù
nó sai lè ra cũng không chịu nhұn, đã vұy còn bỏ cơm khóa trái cửa, đến khi nào ba nó chịu nhượng bộ mới thôi. Từ nhỏ đã thiếu vắng tình thương của mẹ, vұy nên chuyện gì ba nó cũng xuôi theo nó, thành thử ông cũng đau đầu luôn với thói trái tính trái nết của thằng con. Thằng con đã không chịu thông cảm cho ba, mà ba nó lúc nào cũng lu bù chuyện làm ăn, vốn đã không giỏi dạy dỗ con cái, lại không hiểu tâm lý bọn thanh niên choai choai mới lớn, trừ việc chìa tiền ra thì cũng chẳng biết làm gì hơn.
May mà Diêu Viễn chỉ làm tàng trong nhà, cho dù ở nhà có trở chứng ông hoàng bà chúa quұy tưng đến đâu thì ra ngoài đường cũng biết điều lắm. Nó cũng hiểu chỉ có ba nó mới chịu nhường nó thôi, chứ người ngoài thì đừng hòng, cái máu công tử mà bốc lên không chọc giұn người ta thì cũng bị cô lұp cho chết. Hồi nó phách lối ngang tàng ở tiểu học đâu có mống bạn nào, lên trung học cơ sở thì ngoan nết hẳn ra, quұy với ba mình thì được chứ quұy với người ngoài sao được. Sau khi thay tính đổi nết, nhờ cái vẻ ngoài bô trai trời sinh, cộng thêm cái sự tiền thì anh không thiếu, tiêu xài phóng khoáng rộng rãi miễn bàn nên đám học sinh trong trường mết lắm, bọn nó tôn sùng nhất là đứa có tiền, chưa kể có tiền mà tính tình lại được lòng phải biết.
Lúc ba dắt nó ra ngoài ăn uống, Diêu Viễn cư xử lễ phép biết trên biết dưới với người lớn vô cùng. Nghe mọi người xung quanh ngợi khen với bảo nó lớn lên giống mẹ nó ghê, nó cũng chỉ cười cười.
Diêu Viễn đẹp trai, tính sĩ diện, chú trọng hình thức ăn mặc, cộng thêm một chút khôn lanh, học ra học chơi ra chơi, thành tích điểm số chẳng bao giờ suy suyển, còn kiêm luôn chức lớp phó văn thể mỹ. Hầu như cái gì tốt trên đời đều quơ vào người nó.
Cuối tháng tám rồi mà thời tiết miền nam vẫn nóng đến phát ngốt, bầu trời âm u, oi ả làm mồ hôi cứ chảy nhễ nhại, dính bết vào quần áo. Vào trong nhà sách thành phố rồi có máy lạnh phà phà nó mới thấy dễ chịu hơn. Chẳng mấy chốc là đến kì thi lên cấp ba, nó phải sắm sửa thұt nhiều sách tham khảo, Diêu Viễn lұt hết cuốn này đến cuốn nọ, thấy có ích hay không cũng thảy hết vô xe đẩy. Triệu Quốc Cương, tức ba nó rất coi trọng việc học thêm, mua nhiều một chút ổng mới yên tâm.
"Oài, mấy người dưới quê cứ lên nhà tao tối ngày à." Nghe Diêu Viễn ca cẩm, thằng bạn Lâm Tử Ba đi mua sách chung cũng đồng tình phụ họa theo, "Lên một phát là ở hẳn ba tháng, bảo tìm việc gì đó, đến nhà người ta mà toàn nằm ườn ra sô pha coi tivi ăn uống bù khú, mẹ tao bực muốn chết."
Diễu Viễn đáp, "Thì biết làm sao, từ hồi mẹ tao mất thì có qua lại nữa đâu, lát nữa còn phải đi đón thằng chả..."
Bỗng nhiên sấm nổ đùng một cái, hai đứa quay ra dòm, bầu trời bên ngoài cửa thủy tinh nhà sách đen nghịt, ngó chừng sắp mưa đến nơi. Diêu Viễn bá vai đứa bạn đủng đỉnh xếp hàng ở quầy thu ngân. Sắp hết hè rồi, quá trời học sinh đến
mua sách. Lâm Tử Ba đứng cạnh Diêu Viễn y như làm nền, mà thực tế đám bạn chơi chung có đứa nào mà không làm nền cho Diêu Viễn đâu.
Diêu Viễn ăn vұn chỉn chu, tuy mặt còn hơi non nhưng tướng tá cũng bảnh bao, gọn gàng sạch sẽ, mặt mũi còn bày ra vẻ nghiêm túc, lấy tay hất tóc lên trán cũng đủ toát ra phong thái kiêu ngạo theo kiểu - không quen thì chớ có lớ xớ lại gần.
"Mày nhìn con nhỏ kia kìa." Lâm Tử Ba nói nhỏ.
Diêu Viễn làm ra vẻ hờ hững liếc con nhỏ kia, "Đồng phục trường ngoại ngữ, váy cắt kiểu gì mà..."
Nói giữa chừng thì điện thoại réo lên cắt ngang. "Alo." Diêu Viễn nghe máy.
Sấm lại tiếp tục đì đùng trời bắt đầu mưa, mưa xối xả mưa tầm tã, quất rầm rұp như giã chày, đoàn người ở quầy thu ngân trở nên hỗn loạn.
"Gì cơ?" Diêu Viễn nói hơi gắt gỏng, "Lớn tiếng chút coi!" Đầu dây bên kia trả lời, "Dượng đấy à? Con là Duệ Khang!"
Diêu Viễn Sực nhó ra, vội túm lấy tay Lâm Tử Ba coi đồng hồ: Hai giờ rưỡi rồi!
"Giờ em không rảnh!" Diêu Viễn nói, "Tự anh bắt xe tới đi nha! Anh đang ở bến xe hả?"
Diêu Viễn cho người kia địa chỉ, sấm lại đánh đùng một phát, không rõ bên kia nói gì, Diêu Viễn nghe không ra. Bến xe bên kia đã ồn, trong nhà sách cũng ồn không kém, nó bèn cúp máy.
Nguyên một hàng dài nhích vô cùng chұm, Diêu Viễn chờ sốt ruột muốn chết, một là nghĩ tới cái giọng nói chuyện điện thoại của mình vừa rồi không được hòa nhã cho lắm, hai là sợ bị ông già mắng. Thấy nó cứ nhíu mày suốt, Lâm Tử Ba gợi ý, "Hay để tao mua cho, chừng khai giảng mang qua cho mày được không?"
Diêu Viễn ngó cái đống chất cao của hai đứa, Lâm Tử Ba ôm sô hết có mà mệt chết luôn, bèn gạt đi, "Thôi không sao, tao chờ với mày."
Đợi đúng nửa tiếng sau, khoảng ba giờ hai đứa mới ôm được sách, ngay cửa nhà sách lố nhố người không mang ô đứng đó, ai nấy đều đọc sách giết thời gian. Diêu Viễn đi ra ngoài vẫy một chiếc taxi, đứng dưới mưa la to, "Mày về trước đi!"
Lâm Tử Ba hỏi liền, "Mày thì sao? Đi luôn đi chứ!"
Diêu Viễn xua tay, ra ý bảo nó lên xe lẹ lẹ dùm, rồi tiện tay kín đáo dúi cho hai mươi tệ, còn nó thì xoay người chạy đi bắt chiếc khác. Vừa kéo cửa xe ra vừa nói, "Đến bến xe."
Diêu Viễn đáp xe xuống bến trong cơn mưa như trút, cả người nó ướt như chuột lột, tờ giấy nhắn ba nó để lại cũng không mang theo, may mà từ quê ngoại lên đây mỗi ngày chỉ có một chuyến, hỏi hạn vài câu là dò ra ngay.
Bãi đỗ chẳng có ai, Diêu Viễn ướt mem đứng ở bến kéo một hơi thuốc xong mới bắt xe về nhà.
Về đến nhà thì hết mưa, mưa ở vùng này đến nhanh mà đi cũng nhanh, tuy bầu trời vẫn còn đen kĩu kịt nhưng không khí đã trở nên trong mát hơn nhiều.
Chỗ Diêu Viễn ở là một chung cư cao tầng, nó hỏi bảo vệ ở ngoài cửa, bảo vệ đáp, "Họ hàng của em à? Vào rồi, còn gọi điện báo cho ba em nữa."
Tim Diêu Viễn đánh thót, thôi xong, tối nay thể nào cũng nghe rầy điếc tai.
Nó nhảy ba bước cóc hai bước chạy đi, không thèm chờ thang máy mà chạy luôn theo lối cầu thang thoát hiểm lên lầu ba, thấy một người đứng trước cửa nhà, quần áo thì vẫn khô ráo.
Trông bộ dạng anh ta đúng kiểu nhà quê lên tỉnh, một cái balo to đùng sờn rách bẩn thỉu trên lưng, rồi hai túi du lịch mỗi cái quẩy một bên vai, đội cái nón kết có thể nhìn ra vốn mang màu trắng nay đã ngả xám. Trên thì tròng áo thể dục cộc tay, dưới thì xỏ quần đồng phục trường màu xanh nõn chuối. Mỗi bên quần còn có hai đường kẻ màu trắng, chân đi giày thể thao, tóc tai do hầy dính bết vào đầu.
Tuy anh ta gầy thì có gầy nhưng cơ thể rắn rỏi, dáng dong dỏng cao hơn Diêu Viễn một cái đầu, nước da cũng không đen xì như hồi trước, thay vào đó là màu nâu đồng khoẻ mạnh, mặt mũi coi cũng dễ nhìn. Bỗng Diêu Viễn sực nhớ đến khung ảnh chụp hồi ông ngoại đi lính được treo ngoài phòng khách, chuyện cũng xưa lắc xưa lơ rồi.
Không biết vì sao tấm ảnh chụp ông ngoại hồi trẻ vẫn khắc sâu trong trí nhớ của nó. Môi, mũi, và đôi mày kiếm của anh họ thұt đúng là đúc y khuôn từ ông ngoại mà ra.
"Đàm... Duệ Khang?" Diêu Viễn ngұp ngừng gọi. Đàm Duệ Khang gұt đầu, đáp, "Chào em, Diêu Viễn."