Mục lục
Lẳng Lơ Tao Nhã
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Trương Nguyên ăn có nửa bát bánh nhân thịt từ giờ Mão. Bây giờ đã là giờ Thìn canh ba, cũng cảm thấy hơi đói. Trong giỏ tre có sáu cái bánh mật ong to bằng lòng bàn tay, sờ nhẹ tay vào thấy vẫn còn ấm, liền cầm hai cái bánh mật ong lên ăn hết, uống hai ngụm nước, rồi quan sát toàn bộ trường thi, hội trường thi hình chữ nhật, có ba phía thông gió, chỉ có một phía là tường.

Trong trường thi có đặt hai mươi tám cái bàn dài. Mỗi bàn dài hơn hai trượng, có thể ngồi được tám người.

Cả trường thi có thể chứa hai trăm người, cứ mười hai trường thi giống như vậy, được sắp xếp theo hình bát quái, ngay trung tâm chính là đại đường và các sĩ tử đình Thân Minh đang không ngừng kéo đến.

Trường thi vốn trống trải giờ lại càng lúc càng chật chội. Chiếc bàn nối chỗ Trương Nguyên ngồi nhanh chóng chật kín người. Đám nho đồng này mài mực, ăn uống, giành chỗ ngồi, giỏ thi va vào nhau, bạn bè gọi nhau ầm ĩ, thoáng chốc hội trường thi đã trở nên náo loạn vô cùng.

Trương Nguyên chỉ học có nửa buổi trời ở Xã học (trường địa phương), cho nên chẳng quen biết ai, một mình yên lặng ngồi một chỗ.

Hắn không biết ai nhưng có người vẫn nhận ra hắn. Phía bên phải có một nho đồng chừng hai mươi tuổi chắp tay chào hắn, rồi thấp giọng nói:

-Trương công tử, kính xin ngươi chiếu cố nhiều.

Lại có một người muốn chiếu cố à, xem ra gian lận khá phổ biến trong kỳ thi huyện. Trương Nguyên mỉm cười nói :

-Trong lòng tại hạ cũng đang hồi hộp bồn chồn lắm đây, nếu nhân huynh làm xong trước, thì làm giúp tiểu đệ hai bài nha?

Vị nho đồng kia ngạc nhiên nói :

Trương công tử xuất khẩu thành thơ bát cổ, bảy bước làm thành thơ mà, thế này là thế nào ạ ?

Trương Nguyên nói :

-Đó đều là lời đồn thổi, lời đồn thì không thể tin được, tiểu đệ hôm nay phải nhờ cậy nhân huynh rồi, đợi lát nữa huynh viết một chữ, ta liền chép một chữ, tuyệt đối không để sót chữ nào.

Vị nho đồng kia há hốc mồm trợn tròn mắt, một lúc sau thì cầm theo giỏ thi đi tìm chỗ khác ngồi, ngồi cùng bàn với Trương Nguyên không ổn rồi, đây viết một chữ liền chép một chữ thì ai mà chịu nổi.

Có người đánh vào bàn vang lên sáu tiếng, hai nghìn năm trăm hai mươi ba sĩ tử đều vào bàn, cách cửa rồng của trường thi liền khóa chốt lại. Giờ Thìn đã tới, ba canh giờ sau có người tài đứng đầu bảng mới có thể mở cửa được..

Nghe nói Huyện lệnh Hầu Chi Hàn huyện Sơn Âm là quan chủ khảo , từ việc ra đề đến việc chấm bài đều do một mình quan chủ khảo thực hiện, Các vị giáo quan như Tôn Giáo Dụ, Chu Huấn Đạo chỉ giúp giữ trật tự trong trường thi mà thôi.

Thấy huyện lệnh đại nhân tiến vào trung tâm đại sảnh của trường thi, hơn hai nghìn năm trăm sĩ tử trên mười hai trường thi thoáng chốc đã trở nên yên lặng, chờ đợi ra đề. Rất nhiều thí sinh trong lòng thầm cầu nguyện, hi vọng có thể trúng đề. Thoáng một cái, ước chừng khoảng nửa khắc, mười hai huyện nha, tư lại cầm mười hai đề bước vào trường thi.

Trương Nguyên nhãn lực không tốt, cách khá xa, còn kịp thấy rõ đề ghi trên đó. Bên cạnh hắn liền có một nho đồng hét lên :

-Một đề là “Quốc hữu đạo bất”. Đề kia là “Như hữu dụng ngã”.

Tức thì có nho đồng than khổ nói :

-Mẹ ơi, ta chỉ biết “Bang hữu đạo”, không biết “quốc hữu đạo”, có vị nhân huynh nào chỉ dùm một chút, đề này xuất từ đâu không ?

Chẳng ai thèm màngđến hắn.

Vị tư lại kia lớn tiếng nói :

-Đề bài ở ngay trên thẻ bài, , nhìn cho rõ vào. Mắt không dùng được thì vểnh tai lên mà nghe cho kỹ. Một đề là “Quốc hữu đạo bất”, đề kia là “Như hữu dụng ngã.

Vừa nói, vừa giơ tấm thẻ bài đi quanh trường thi một vòng. Sau đó, đem đề thi treo lên mộc đài chính diện.

Vị quan này ngồi trên đài cao nhìn bao quát các thí sinh dự thi, còn có một nha dịch nữa coi thi. Thấy trường thi ghé tai nhau thì thầm sôi nổi, vị quan Tư lại quát :

-Ai an phận nấy, không được ồn ào, còn thấy ai châu đầu ghé tai thì thầm to nhỏ, sẽ đuổi khỏi trường thi, phát hiện kẻ nào mang trộm tài liệu vào quay cóp, thì mang gông thị chúng.

Trường thi dần dần yên tĩnh trở lại, sau đó liền là tiếng mở cuộn giấy vang lên “sột soạt”, tiếng ho khan, tiếng cọ giầy, tiếng thở dài, tiếng chép miệng, thật khó mà yên tĩnh được.

Trương Nguyên thêm chút nước vào nghiên mực màu đỏ, vừa chậm rãi mài mực, vừa suy nghĩ về “Quốc hữu đạo bất”. Đề tài này xuất phát từ “ Trung Dong “ (Văn hóa nho học, luận quan điểm triết học chủ nghĩa duy vật thời xưa).

Câu đầy đủ hẳn là “ Quốc hữu đạo bất biến tắc yên, cường tai kiểu “ (Chính trị thanh minh nước nhà, thiên hạ thái bình, không làm thay đổi phẩm chất và khí tiết khi ta chưa làm quan, đó mới là sự kiên định thật sự).

Đây là cắt thượng đề, huyện thử thường dùng những đề nhỏ để ra đề. Suy nghĩ chừng nửa khắc, mực trong nghiên mài đã đến độ kết dính đậm đặc, Trương Nguyên vẫn không hề động bút.

Lại tiếp tục nghĩ đề khác “Như hữu dụng ngã”. Đề này xuất phát từ “Luận Ngữ”. Toàn bộ câu này là “ Như hữu dụng ngã giả, ngô kỳ vi đông chu hồ?

Đây cũng là cắt thượng đề. Hai đề này không khó. Trương Nguyên trong lòng ung dung, cũng không vội làm bài.

Mới vừa rồi suy tư một chút, hai quyển sách bát cổ để phá đề, thừa đề đều nghĩ kĩ. Hắn có sở trường rất giỏi nghĩ sẵn trong đầu, đánh cờ mồm là một đạo lý.

Trong đầu nảy ra ý, tâm ý vừa động, đôi mắt sắc bén nhìn các thí sinh khác trong trường thi, rất là thú vị :

Có người có cái đề ra chỗ nào cũng không biết, vò đầu bứt tóc, không ngừng nuốt nước miếng;

Có người lại dài cổ liếc trộm bài của người khác, người kia lấy khuỷu tay che luôn bài lại không cho nhìn, bằng không bài giống nhau như đúc, huyện tôn đại nhân khẳng định sẽ truy cứu;

Tuyệt đại đa số thí sinh đều mới bắt đầu làm bài, vừa làm vừa nghĩ. Trương Nguyên phát hiện có không ít người liếc mắt ra hiệu cho nhau, âm thầm truyền nhau tờ giấy nháp.

Vị quan lại nhỏ trên kia cũng không mấy quản bọn họ. Nhưng chính ngay lúc ta tưởng rằng hắn mắt nhắm mắt mở mặc kệ, cho qua, thì hắn lại đột nhiên nhảy xuống mộc đài, bắt lấy một thí sinh, soát lấy tay áo của gã thí sinh áo xanh kia, trong ống tay áo của gã có ghi đầy các chữ chi chít nhỏ tí màu tím nhạt . Nha dịch phía sau cũng lại hỗ trợ xé ra, nói :

-Đây là dùng dịch thuốc dạng lỏng viết đấy, lấy bùn phấn đắp lên là chẳng thấy gì nữa, khi lục soát kiểm tra ta nhìn không ra đâu, chỉ cần lấy tay chà xát, bùn phấn bóc ra, chữ viết liền hiện ra ngay. “

Tư lại nói:

-Nghe nói trong một kỳ thi hương có cách quay cốp thế này, chỉ là không ngờ trong kỳ thi huyện này cũng có, đi, đi gặp huyện tôn mau.

Nói xong liền dắt thí sinh khóc lóc ỉ ôi kia bước ra ngoài .

Giết một người răn trăm người, các thí sinh thấy vậy ai nấy đều tỏ vẻ sợ hãi, quay bài cũng bớt lộ liễu hơn, trường thi lại lần nữa quay về sự tĩnh lặng.

Lại qua một canh giờ trôi qua rồi, Trương Nguyên vẫn như trước không hề làm bài, mà mang bánh mật ong ra ăn hết.

Ăn xong chống tay xuống bàn, hai tay ôm trán, nhắm mắt dưỡng thần. Hai quyển sách bát cổ để ở trong lòng, chỉ chờ viết vèo lên giấy.

Gần trưa, hầu chi hàn thong thả bước đến chỗ phòng này. Nhìn nhìn Trương Nguyên, ông thấy các thí sinh khác đều là vừa viết vừa nghĩ. Trương Nguyên thì chống đầu như đang ngủ, trước mặt giấy và nháp đều trống trơn, không có lấy một chữ.

Hầu Chi Hàn nhíu mày, thầm nghĩ :

“Sao lại thế nhỉ ? Tiểu đề này mà làm khó hắn sao ?”

Nhẹ nhàng gõ một cái lên bànnhắc nhở:

“ Khẩn trương làm bài đi chứ. “

Trương Nguyên bật dậy “A” một tiếng, ngồi nghiêm chỉnh hướng phía Hầu huyện lệnh khẽ khom người, hăm hở cầm lấy bút viết ngay vào bài thi. Chẳng cần dùng đến giấy nháp.

Hầu huyện lệnh đứng cạnh xem hắn viết. Chữ tiểu khải của Trương Nguyên giờ đã khá hơn nhiều rồi.

Mặc dù không được coi là đẹp, nhưng nhìn sẽ không cảm thấy ngại nhãn.

Trước tiên là làm “Quốc hữu đạo bất”, Trương Nguyên viết :

-…Chính cục quốc gia thanh minh, làm đại quan nhưng không thay đổi bản chất nhân phẩm ban đầu; Đây mới là cái mạnh thật thụ’ Quốc gia lụi bại, thà chết bảo vệ chính nghĩa, không hạ mình chịu nhục, đây mới là đại trượng phu đỉnh đỉnh….

-”

Trương Nguyên nhanh chóng hạ bút. Nhìn ngòi bút lông cừu di chuyển trên trang giấy nhanh như chớp.

Rất nhanh liền viết xong tiểu đề đó, bài dài gần bốn trăm chữ theo lối Tứ thư bát cổ.

Ngay sau đó, hắn làm tiếp “Như hữu dụng ngã”, phá đề nói :

-Thánh nhân quảng hiền giả chi kiến, kỳ dĩ dụng thế chi đại quyền yên. Cái đông chu khả vi, dụng tắc thực hữu kỳ sự hĩ. Thử phu tử vô khả vô bất khả, phi tử lộ sở năng tri dã... “

Tạm dịch:

-Theo cách nhìn của thánh nhân quảng hiền, quyền lực vào thời thế này. Như dấu ấn cả Đông Chu, đều rất thiết thực, Khổng Tử có việc làm được và không làm được, chỉ có Tử Lộ (môn sinh Khổng Tử, còn có tên là Quý Lộ) mới có thể hiểu được ….

**Tử Lộ là môn sinh có cá tính dị thường đặc biệt nhất trong các môn sinh của Khổng Tử, y dám chỉ trích ra những cái y cho là sai của Khổng Tử. Ngoài ra Y còn rất giỏi trong lĩnh vực chính trị)

Bài bát cổ sau của Trương Nguyên cũng là nói thay lời thánh hiền, nhưng trong đó cũng có nỗi thâm trầm cảm thán của hắn ta.

Khổng Tử chu du các nước thi hành nhân nghĩa chi đạo, cuối cùng chỉ có thể về nước Lỗ thu nhận học trò giảng dạy.

Trương Nguyên sinh vào thời này, gặp phải ngăn cơn sóng dữ, so với So với chuyện Khổng phu tử giúp đỡ Chu Thất còn muốn gian nan gấp trăm lần a.

Khổng Tử có ý chí kiên định không dời, tuyệt không nguyện thay đổi, còn hắn thì khác, hắn muốn cùng thế sự này ba chìm bảy nổi, tìm kiếm hết thảy mọi khả năng cơ hội trong đó.

Hầu Chi Hàn không cần chờ hết thời gian dùng một bữa cơm, Trương Nguyên đã viết xong hai bài bát cổ, ông ta thấy vậy cười nói :

-Điền tên đầy đủ, kí tên kèm theo rồi giao cho đại đường đi…

.

Vừa đi vừa lắc đầu mỉm cười, lắc đầu không phải do Trương Nguyên hành văn bát cổ không được khá, mà là ngạc nhiên thán phục trước tài năng của Trương Nguyên.

Chỉ hai khắc đã xong hai quyển sách bát cổ chải đầy trang giấy. Đương nhiên, Trương Nguyên lúc trước đã suy nghĩ rất lâu rồi, nhưng cứ như vậy không cần nháp, trực tiếp làm bài không sai một chữ, e rằng chỉ có Trương Nguyên mới làm được như vậy thôi.

Trương Nguyên cầm theo giấy thi vào trung tâm đại đường, Hướng Hầu Huyện lệnh thi lễ, lại hướng tôn giáo thụ bên cạnh thi lễ.

Tôn giáo thụ cười ha hả đón lấy giấy của hắn, quay sang bẩm với Hầu Chi Hàn:

-Trương Nguyên là người đầu tiên nộp bài, huyện tôn trực tiếp chấm bài đi ạ

Hầu Chi Hàn vừa rồi đã xem sơ qua, lúc này ông ta nâng bút son lên, mở bài bát cổ ra chấm một lèo từ trên xuống dưới.

Sau đó đưa cho Tôn giáo thụ, nói :

-Giáo quan xem chút đi, bài này có được hay không vậy ?.

Tôn giáo thụ cầm lên nhìn kỹ, thỉnh thoảng lấy tay đập nhẹ lên đầu gối, trong giây lát đã xem xong hai quyển rồi nói :

-Bài thi hương trung thức cũng tương đương thế này, theo hạ quan thấy, lần này huyện án đầu chỉ có thể thuộc về Trương Nguyên mà thôi. “

Hầu Chi Hàn là quan chủ khảo, đương nhiên phải kiêu ngạo một chút, không chịu dễ dàng đồng ý, nói :

-Đằng sau còn có hơn hai ngàn thí sinh, làm sao biết được không có bài nào tốt hơn chứ.

Trương Nguyên nói :

-Không uổng công Vương lão sư dốc lòng dạy bảo ngươi, bài chế nghệ như vậy là tất trúng đấy, ba ngày sau công bố yết bảng, bổn huyện còn phải đem mười bài tốt nhất dán cáo thị chúng, xem ai còn có rảnh rỗi mà xì xào dèm pha.”

Xem ra trước khi thi có lời đồn đại chĩa vào Trương Nguyên. Chẳng qua có người nói Hầu Huyện lệnh sẽ bao che cho Trương Nguyên và hơn thế nữa.

Nhưng trong chuyện này, Hầu Chi Hàn không hề sợ lời đồn chút nào. Trương Nguyên là chính miệng quan Đề Học Đại tông sư nói muốn đưa cậu ta đi tham gia kì thi đạo, không phải tham gia thi huyện thi hương…

Hơn nữa Trương Nguyên cũng đích thật tài hoa xuất chúng, bài văn bát cổ như vậy có thể tham gia cả kì thi hương trung thức rồi, những lời dèm pha vặt vãnh kia, có gì đáng lo cơ chứ!

Đối với Trương Nguyên nói :

-Bây giờ đã trưa rồi, ngươi cứ đợi ở đình Thân Minh đi, có thêm vài người nộp bài, ta sẽ để ngươi ra ngoài.

Trương Nguyên liền vào trường thi mang theo giỏ trúc ngồi trong đình chờ đợi.

Hơn nửa canh giờ sau, đình trên có hai, ba mươi nho đồng nộp bài.

Nha dịch Lưu Tất Cường liền chiếu theo thường lệ, thả đầu bảng (lượt hoàn thành bài đầu tiên) ra ngoài.

Vừa ra khỏi Long Môn đã thấy mấy người chiêng trống, diễn tấu sáo tiến lên chúc mừng.

Có một thí sinh nộp bài sớm là vì không biết xuất xứ, không phá được đề, viết lung tung vài câu rồi nộp. Nhưng đám chiêng trống kèn la này lại làm như y là nho đồng ưu tú nên được thả đầu bảng, bèn đến chúc mừng lấy thưởng. Thật khiến người ta dở khóc dở cười.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK