Mục Chân Chân nghe Thiếu gia nói cục một câu “Hận không thể chắp cánh bay đến Kim Lăng”, thì lòng nghĩ:
-Thiếu gia vội vã như thế muốn đi Kim Lăng chắc là muốn chuộc thân cho Vi cô nương rồi, thiếu gia rất thích Vi cô nương, Vi cô nương đẹp, vừa thông minh tài giỏi, vừa biết làm cho thiếu gia vui, ta tuyệt đối không sánh kịp rồi.
Từ tận đáy lòng, Mục Chân Chân có chút ghen tị với Vi cô nương, đứng trước người nam tử yêu dấu, khắp thiên hạ không có người con gái nào không ghen tị, chỉ là có người thì mạnh mẽ, người bình thường, người thì thẳng thắn, người thì chỉ biết kiềm chế mà thôi, thiếu nữ đọa dân này hèn mọn mà kiên cường từ thuở nhỏ, không dám hy vọng xa vời nhưng cũng quyết không tuyệt vọng. Nàng rất yêu Trương Nguyên thiếu gia, vì thiếu gia mà phải bỏ cả tính mạng nàng cũng bằng lòng, nàng không dám ước mơ thiếu gia thuộc về một mình nàng, thế giới của thiếu gia rất lớn, thứ mà không phải nàng có thể hiểu, thiếu gia động phòng với cô gái dửng dưng nàng không cảm thấy khó chịu, nhưng mà tối hôm đó tại cửa hiệu chi nhánh Thịnh Mỹ, Vương Vi với thiếu gia đi ra vườn nhỏ phía sau ngắm trăng, nàng đứng ở kế bên sân vườn, không ngừng nhớ lại lời căn dặn của ông nội lúc sắp ra đi, nhưng trong lòng vẫn có chút khó chịu.
-Chân Chân.
Trương Nguyên từ bên đá Bôn Vân chạy đến, vẻ mặt hồng hào nói:
-Sau này ngươi phải học bắn súng đó.
-Cái gì, thiếu gia?
Mục Chân Chân sửng sốt, không hiểu thiếu gia nói cái gì.
Trương Nguyên lui ra một bước, quan sát trên dưới dáng người cao gầy của Mục Chân Chân, cười tủm tỉm rồi gật đầu nói:
-Ừ, tốt lắm, tay phải cầm súng toại phát, tay trái cầm côn rồng cuộn, không gì có thể cản nổi.
Tuy Mục Chân Chân vẫn chưa hiểu súng toại phát là cái gì nhưng bỗng chốc vui lên, trong lòng thiếu gia nàng ấy là người hữu dụng, mà không phải là vật trang trí, thiếu gia cũng thích nàng ấy, giây phút này đây nàng cảm nhận được.
…………………..
Trương Nguyên ở Thảo Đường dưới chân núi Nam Bình dạy học đến chiều ngày hai mươi sáu tháng tám, dạy xong quyển "kỉ hà nguyên bản" thứ nhất rồi, có cái gốc ở quyển thứ nhất rồi Hàn Xã xã viên ngồi đây muốn tự học hai quyển tiếp theo cũng được, nếu không thì sẽ không thể nhập môn được. Trương Nguyên dặn Hàn Xã đồng nhân đọc sách thánh hiền làm bát cổ văn, nếu rảnh rỗi thì có thể nghiên cứu “kỷ hà nguyên bản", cùng bàn luận, hướng dẫn nhau những nguyên lí trong đó.
Có xã viên liền hỏi đọc cuốn "kỷ hà nguyên bản" này có ích gì?
Đọc "kỷ hà nguyên bản" này có ích gì chứ, đi thi lại không vào, tinh thông bao nhiêu nguyên lý cũng không thể làm quan, không thể dựng sào nhìn bóng mà phát tài, rốt cuộc thì lợi ở đâu?
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Người ham học hỏi không hỏi đến lợi ích, trong cuốn "đại học" đã nói “Tri thức nằm ở bản chất của sự vật, nắm được bản chất của sự vật rồi ắt có tri thức” hết sức chân lí, từ cổ chí kim không hề thay đổi, một vật không biết, sỉ nhục nho gia.
Các Hàn Xã xã viên im lặng, tuy rằng cảm thấy Trương xã đầu nói đạo lý "Một vật không biết sỉ nhục nho gia" kia là không sai, nhưng lại không khỏi có chút trống rỗng viển vông.
Trương Nguyên trước nói không rồi lại nói có, hướng dẫn từng bước, liệt kê những ứng dụng của hình học trên các phương diện đo lường, chế tạo, kiến trúc. Bất kể là quan viên, nông dân, thầy thuốc, thương nhân hay võ tướng đều có chỗ vận dụng hình học, Trương Nguyên không hi vọng mỗi Hàn Xã xã viên đều nghiên cứu hình học, nhưng chỉ cần trong số đó có một vài người hứng thú với chuyện này, thì hắn ở núi Nam Bình giảng bài mười ngày liền không có uổng phí rồi, gieo hạt, đặt nền móng, quan trọng biết bao nhiêu.
.......
Sáng ngày hai mươi bảy mặt trời đã lên cao, nắng thu quyến rũ, Trương Nguyên dẫn theo Vũ Lăng thuê một con thuyền nhỏ từ Đoạn kiều đi ra Dũng Kim Môn. Thuyền cập bến, Vũ Lăng vào thành báo tin, một khắc trôi qua, có một cỗ kiệu nhỏ đi tới, đi theo bên cạnh kiệu chính là Vũ Lăng, Tiết Đồng và tiểu tỳ Huệ Tương.
Trương Nguyên đứng ở đầu thuyền cười nói:
- Tu Vi, ta đến đúng hẹn nhé.
Nữ lang Vương Vi kéo váy lên thuyền, mắt đẹplấp lánh, nửa trách móc nửa buồn rầu nói:
- Giới Tử tướng công trộm được nửa ngày rảnh rỗi đó ư, cách nhau có một cái hồ thôi mà mười ngày liền không đến chỗ tiểu nữ.
Nói xong, theo Trương Nguyên vào khoang thuyền ngồi xuống.
Trương Nguyên cười nói:
- Ta ở dưới chân núi Nam Bình giảng bài cho mọi người, Tu Vi không biết sao.
Vương Vi cười, hạ giọng nói:
- Ồ, hóa ra là phải tránh tai mắt của mọi người, nhưng hôm nay vì sao lại không sợ nữa?
Trương Nguyên cười nói:
- Không thể ra vẻ đạo mạo cả ngày được, bị trói buộc như vậythật khó chịu, thỉnh thoảng đại đa số thời gian của thánh hiền cũng là phàm phu tục tử. Tâm Trai nói mỗi người đều là thánh hiền vì chỉ làm thánh hiền nhất thời, hoàn toàn không phải là thánh hiền cả đời, thánh hiền cả đời kia đều là cổ nhân rồi.
Vương Vi mỉm cười, nhìn sang phải, hỏi:
- Chân Chân đâu rồi, sao cô ấy lại không đi theo?
Trương Nguyên nói:
- Hôm nay chỉ dẫn Vương Tu Vi du hồ thôi.
Đôi gò má trắng như ngọc của Vương Vi đỏ hồng, như ánh mai rực rỡ, vừa vui vừa thẹn. Nhớ đến lời cô nói với Trương Nguyên đêm trung thu, hai gò má nóng bừng, hơi nóng, ánh mắt quay sang nhìn hồ nước thu, nói:
- Vậy cũng được, hôm nay đợi trên hồ, sáng sớm ngày mai xem yết bảng.
Chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng chuyển động, đi về phía Đoạn kiều. Trên đò sạch sẽ, có vài cái lò sưởi, cửa buồm như mới, Trương Nguyên còn mượn Đại huynh Trương Đại một bộ ấm chén bằng sứ nung. Vi thường tới chỗ Mẫn Vấn Thủy uống trà, mưa dầm thấm đất, tài nghệ pha trà cũng rất được, tự tay pha trà đưa lên cho Trương Nguyên, Trương Nguyên thoải mái ngồi hưởng thụ sự hầu hạ của Vương Vi, híp mắt nhìn cô gái dáng người xinh xắn và ngũ quan hài hòa này. Nhan sắc làm vui vẻ con người, đã đi qua nhiều nơi non sông tươi đẹp rồi, sườn đông Tây Hồ cao hơn so với sườn tây, nhưng khi lên trèo cao, không bằng Hồ Sơn, cho nên càng phải quý trọng không phải sao?
Du khách đều thích ngày xuân ở Tây Hồ, bình minh liễu xanh đào hồng ở đê Tô là thắng cảnh, bốn mùa Tây Hồ đều tuyệt vời. Tới đình giữa hồ ngắm tuyết thì không cần nói, ngắm thu vàng tháng tám, thu cao khí túc, núi phía xa xanh vàng, nước Tây Hồ trong vắt, sẽ nghĩ đến một từ "Thu ba". Núi là đỉnh lông mày, nước là sóng ngang mắt, nếu là một ao nước bẩn, như vậy thì chỉ làm đục mờ con mắt, nước Tây Hồ lúc này chỉ có đôi mắt sáng của Vương Vi mới có thể so bì được.
Vương Vi biết mình đẹp, cũng rất biết thể hiện vẻ đẹp của chính mình. Một tư thế ngồi đơn giản, một dáng đứng bưng trà đều đẹp không chê được, hơn nữa hôm nay nàng biết Trương Nguyên muốn tới để ước hẹn, cho nên từ đồ trang sức đến giày, tất cả đều được chuẩn bị tỉ mỉ, tinh khiết thanh nhã, không sôi nổi như mĩ tửu mà thơm sâu sắc như trà, có thể thưởng thức một cách tinh tế.
Vương Vi có chút không chịu nổi ánh mắt của Trương Nguyên, quay đầu nhìn hồ nước, nói:
- Giới Tử tướng công, hôm nay trên hồ thật yên tĩnh.
Trương Nguyên nói:
- Đang vò đầu bứt tai, bất an, chờ đợi yết bảng, rất ít người như ta?
Vương mỉm cười hỏi:
- Giới Tử tướng công sao lại điềm tĩnh và nhàn nhã như vậy?
Trương Nguyên nói:
- Khi thi ta đã làm hết sức, nếu có cho ta mười cơ hội nữa cũng không thể làm tốt hơn lần đầu tiên làm được, cho nên tin tưởng vận khí cũng không quá xấu.
Dừng lại một chút, lại cười nói:
- Hơn nữa bất kể thế nào, hôm nay kiểu gì cũng có niềm vui bất ngờ.
"A" Vương Vi nhẹ giọng, gò má hồng hơi nhạt rồi lại đỏ lên, đôi mắt duyên dáng muốn rơm rớm, thấp giọng xấu hổ giận:
- Giới Tử tướng công sao nhớ kỹ cái này thế.
Vương Vi hai tay ôm đầu gối ngồi xuống, váy vải tao nhã căng ra, bó lấy dáng đùi, đày đặn, thon dài mượt mà mê người.
Trương Nguyên ngồi gần vào, đưa tay nắm lấy mu bàn tay trắng muốt của Vương Vi, nói:
- Có thể không nhớ ư, nếu ngay cả điều này cũng quên, thì Tu Vi chắc hận chết ta mất.
Vương Vi mở to hai mắt, vừa sợ vừa thẹn vừa muốn cười, nói:
- Không có, tuyệt đối sẽ không hận.
Cong mình lại, mặt nằm ở trên gối, cười không ngừng, thân mình rung động nhẹ nhàng, có một thứ cám dỗ.
Người lái đò kia không biết chuyện mờ ám trong khoang thuyền, đột nhiên lên tiếng nói:
- Trương tướng công, tới Đoạn kiều rồi, còn đi đâu nữa không?
Trương Nguyên chỉnh vạt áo, nhìn Đoạn kiều bên ngoài cửa sổ, Tây Hồ này thật sự không lớn, không bằng hồ Huyền Vũ ở Kim Lăng, cũng không bằng Giám hồ ở Thiệu Hưng, từ ngoài Dũng Kim Môn đến Đoạn kiều này khoảng ba bốn dặm, đi thuyền mất khoảng thời gian bằng hai lần trà. Vẻ đẹp của Tây Hồ ngoại trừ nước hồ ra, còn còn có núi ở bốn phía, ở bờ bắc chính là núi Bảo Thạch, Bảo Thục tháp trên núi hứng ánh hào quang của mặt trời, bóng tháp rất nhỏ.
Nhìn Bảo Thục tháp kia, Trương Nguyên chợt nhớ tới một chuyện, nói với Vương Vi:
- Tu Vi, có thể cùng ta lên núi Bảo Thạch một chuyến không?
Vương Vi mới ở trên thuyền một chút mà Trương Nguyên đã muốn ‘niềm vui bất ngờ’, cái này quá xấu hổ rồi, tất nhiên là vui vẻ cùng Trương Nguyên lên núi Bảo Thạch, lúc từ bên dưỡng tể viện qua, gặp vài người già lưng còng, què chân, mẹ goá con côi trong viện phơi nắng, không thấy quản gia ở đấy, nghe được mơ hồ dường như ở trong viện có tiếng đọc sách, Trương Nguyên biết ở dưỡng tể viện có hơn hai mươi cô nhi, có thể nghe được tiếng trẻ con đọc sách, cho thấy dưỡng tể viện này vẫn còn được duy trì.