- Trương Nguyên, ngươi vốn có tài xuất khẩu thành thơ, bổn phủ những tưởng ngươi sẽ nộp bài đầu tiên, chẳng lẽ đề thi lần này khó lắm sao?
Trương Nguyên khom người nói:
- Học trò chỉ chuyên tâm viết văn, từng câu từng chữ đều phải hết sức cẩn trọng không hề có ý muốn tranh nộp bài đầu tiên.
Nói xong hắn đem bài thi trình lên.
Từ Thì Tiến gật gật đầu, xem bài “ Triệu Mạnh Chi Sở” của hắn trước, nhìn lướt qua thì cảm thấy chữ tiểu Khải của Trương Nguyên cũng rất khá, bèn cất tiếng ngâm nga:
- Thể sở quý nhi vong sở tiện, dĩ kỳ đồ hữu nhân chi thuyết giả tồn dã nhất.
Đây là phá đề, tuy khái quát cặn kẽ nhưng không khiến cho người ta phải trầm trồ kinh ngạc, Từ Thì Tiến sắc mặt vẫn không đổi, tiếp tục đọc tiếp thì nghe tiếng một Nho đồng xen vào:
- Phủ Tôn, học trò đã đối ra rồi: “Trường tài khuất vu đoản thủ” (
Từ Thì Tiến cười nói:
- “Trường tài khuất vu đoản thủ” (tạm hiểu ý như câu Một nghề cho chín còn hơn chín nghề), đối với “người có tài nhưng thành đạt muộn” , đoạn đối này chấp nhận được.
Rồi gã viết trên bài thi của Nho đồng này một chữ “Khả”, nói:
- Lấy ngươi vậy, mấy người các ngươi lui ra.
Sau khi các Nho đồng đó đã lui ra hết, Từ Thì Tiến tiếp tục đọc phần thừa đề của Trươg Nguyên:
- Phu nhân quý phi quý, bất đãi ý kế kỳ tiện chi nhật dã.(Trượng phu bất kể quý phú hay không cũng không bao giờ mưu tính những chuyện hèn hạ bỉ ổi)
Xoay đầu nhìn giáo thụ phủ và hai giáo dụ huyện, ba vị học quan này cùng gật nhau, đều cảm thấy đoạn thừa đề này rất ngắn gọn mà lại lưu loát.
Từ Thì Tiến lại đọc tiếp:
- Nhiên năng tiện chi như thử hĩ, cố quân tử bất vụ tồn hồ nhân chi thuyết. Kim tòng nhân dục quý chi tâm nhi thôi trạch chi tắc tịnh quý bất nhược kỳ độc quý, ngẫu quý bất nhược kỳ hằng quý: nhất quý tức bất khả sử nhân canh tiện, nhi đại viễn vu kỳ sơ chi bất quý, nhiên giai kỳ sự vu lự biểu, nhi hi công vu lý tuyệt dã. Kim chi thế, phạt mộc chi ca vô văn, thiên tử bất cầu hữu hĩ: kiều xa chi chiêu hi khiển, chư hầu bất bái sư hĩ. Dục cầu nhân chi sở quý vu kim thế hồ? Ý duy khanh đại phu chi cường hữu lực giả hồ?
Đọc đến đây, Từ Thì Tiến vỗ đùi khen:
- Hay!
Phủ tôn đại nhân khen đã hay như vậy, giáo thụ phủ học và hai giáo dụ huyện học cũng thi nhau lên tiếng tán thưởng “ Tuyệt vời”.
Giáo thụ phủ học bình phẩm:
- Khí thế hùng hồn, lấy từ Tần Hán, trôi chảy thanh thoát, Âu Tô phủ tôn đại nhân quả nhiên có có mắt tinh đời mới nhận ra anh tài như vậy.
Được Phủ tôn và đám học quan khen ngợi, Trương Nguyên cung kính khiêm nhường đứng nghe, trong lòng cũng thoải mái hơn, cảm thấy những ngày miệt mài kinh sử của mình cũng không uổng phí, bài băn bát cổ này đã hao tổn biết bao tâm sức của hắn, hán cố ý dùng phong cách tráng lệ, hùng hồn của Lưỡng Hán Đại Phú để hành văn, phân tích theo kiểu đan chéo dọc ngang, các câu bốn và sáu trong bài bát cổ biến đổi linh hoạt cho nhau chứ không bị gò bó rập khuôn theo một quy tắc khuôn sáo,như vậy bài vănvẫn không đột nhiên bị lạc điệu mà lại trở nên có tính đối xứng hơn. Từ Thời Tiến là tiến sĩ của khoa thi cuối năm Ất Vạn Lịch thứ 23, Trương Nguyên vài ngày trước đặc biệt cố ý đến hiệu sách tìm những đề thi trong kì thì năm đó, nghiên cứu kĩ càng bảy bài chế nghệ của Từ Thời Tiến, phát hiện bát cổ của Từ Thời Tiến có một đặc điểm đó là ông rất thích kiểu các bốn sáu biến đổi cho nhau, chế nghệ mang một phong cách như thể phú, không đi thẳng vào vấn đề mà thích rào trước đón sau, hoa mỹ, phô trương. Thúc tổ Trương Nhữ Sương đậu tiến sĩ cùng khoá với Từ Thời Tiến cũng từng nói, Từ Thời Tiến thích kiểu văn vẻ hoa mỹ như Tư Mã Tương Như. Vương Tư Nhâm từng dạy Trương Nguyên muốn đậu kì thì thì đầu tiên phải làm cho tốt bát cổ, nhưng bát cổ tốt rồi mà không được chủ khảo chú ý thì lí do là vì sao? Đó là vì phong cách của giám khảo và thí sinh có sự khác biệt, giọng văn của người chấm và người làm bài không hợp nhau thì cũng như thơ hay không được bình đúng ý, văn bát cổ tuy là có một tiêu chuẩn đánh giá chung nhất địnhnhưng người bình luận chính luôn có một sức ảnh hưởng lớn, một vị giám khảo tôn sùng những câu văn ngắn gọn nhưng hàm súc thì đương nhiên không thích những bài văn dài dòng, đây là một điều rất bình thường. Trương Nguyên đã suy nghĩ đến điều này, cố gắng tìm ra con đường nhanh nhất, tiện nhất, an toàn nhất nên đã được Từ Tri phủ khen ngợi, bài văn bát cổ này của hắn cũng mang chút phong cách giống với thể phú.
Từ Tri phủ đọc bài chế nghệ của Trương Nguyên, càng đọc cao hứng, có thể thấy gã đã cảm được lời văn ý văn mà Trương Nguyên muốn truyền tải, trong lòng rất hả hê vui sướng:
- Phu sủng nữ bất tế tịch, sủng thần bất tế hiên, sàng truân thất hoan nhi huệ tâm nghiên trạng, dũ sửu yên, huống vu lai môi dịch triệu, sĩ lộ nan đồng đồng bỉ sơn xuyên tai? Thất ý đương đồ chi sĩ, di quyền quý nhân chi tâm mạo nhật tiến nhi tình nhật thối, lễ gia long nhi kỵ gia thâm.
Từ Thì Tiến đọc rất nhanh nên đã gần hết hơi, nghỉ một chút, gã quay sang nhìn Trương Nguyên, nói:
- Hậu sinh khả uý.
Rồi đọc tiếp:
- ...
Đọc xong một mạch, như được uống một bầu rượu ngon, Từ Thì Tiến nở nụ cười mãn nguyện, ngoảnh đầu nhìn học quan hai bên nói:
- Bài văn này thế nào, có thể lấy chứ?
Ba vị học quan thấy phủ tôn đại nhân mặt mày rạng rỡ, đồng thanh nói:
- Chúc mừng phủ tôn nhận được môn sinh giỏi.
Từ Thì Tiến bật cười ha hả, nhìn Trương Nguyên nói:
- Trương Nguyên, sau này ngươi gặp bổn phủ phải thì xưng hô thầy trò rồi.
Ý tứ quá rõ, Trương Nguyên đã qua được kì thi phủ này.
Trương Nguyên vui mừng nói:
- Đa tạ ân sư.
Rồi quỳ xuống hành lễ.
Từ Thì Tiến vuốt râu cười nói:
- Đúng là hiếm có, ngươi còn nhỏ mà đã đọc qua Lưỡng Hán đại phú, “Chiêu minh văn tuyển” cũng đọc qua rồi sao?
Trương Nguyên đáp:
- Học trò cũng mới gần đây mới đọc “Chiêu minh văn tuyển”, rất thích kiểu màu mè hoa mỹ Lưỡng Hán đại phú nên khi chế nghệ mới cố tình gài chút văn vẻ màu mè vào đó ạ.
Từ Thì Tiến nói:
- Gài rất khéo, người trẻ tuổi viết văn thì nên phóng khoáng hùng hồn mới có thể thể hiện hết được ý chí của mình.
Một thư lại vội vàng bước lên bẩm:
- Phủ tôn, Tốn đường có một thí sinh đột nhiên miệng sùi bọt mép, không ngừng co giật, khiến các đồng sinh ở đó đều vô cùng hoảng sợ, tiểu quan cũng rất lo.
Từ Thì Tiến chau mày, nói:
- Kêu người khiêng hắn ra ngoài, gọi thái y chữa trị cho hắn.
Tiểu quan vội vãbước nhanh ra ngoài, Trương Nguyên cũng cáo từ, vừaxách giỏ đi ra khỏi Long Môn thì thấy hai sai dịch khiêng một Nho đồng từ trong Tốn đường ra. Thiếu niên đó lúc này cũng không co giật nữa, mắt mở to, dùng tay áo lau nước bọt trắng hai bên mép, nói:
- Ta còn chưa làm bài xong mà.
Rồi chạy nhanh trở lại lều thi.
Một thư lại, hai sai dịch thấy vậy thì nhất thời sững sờ không biết xử trí ra sao, người sắp chết chớp mắt đã sống lại, còn vui vẻ chạy vào thi, chẳng lẽ chưa thi xong chết không nhắm mắt?
Trương Nguyên đi qua nói:
- Chắc là giật kinh phong, năm bữa nửa tháng lại lên cơn, lên cơn xong thì không sao hết.
Thư lại kia nhận ra Trương Nguyên, chắp tay nói:
- Trương công tử bác học, biết rộng hiểu nhiều, ban nãy thực là làm ta sợ khiếp vía.
Rồi nói tiếp:
- Trương công tử muốn ra khỏi trường thi thì còn phải đợi một lát.
Mười mấy thí sinh nộp bài lượt đầu đi ra rồi, Long Môn lại đóng, lượt hai phải qua nửa canh giờ nữa. Trương Nguyên ở Long Môn chờ khoảng hai khắc thì có lính thi ra mở cửa, liền bước ra ngoài, nhìn thấy thân hình to lớn vạm vỡ của Đại Hán Mục Kính Nham Râu vàng, bên cạnh Mục Kính Nham là Mục Chân Chân tuy xiêm y đã cũ nát nhưng nét mặt rạng ngời. Rồi bỗng nhiên có hai đứa bé chạy tới, kêu:
- Cậu Giới Tử, cậu Giới Tử.
Là hai anh em Lý Thuần và Lý Khiết.
Sau giờ ngọ, Lý Thuần, Lý Khiết đi theo Vũ Lăng và hai tỳ nữ chăm sóc chúng đến phủ học cung đợi cậu Giới Tử thi xong. Con nít không biết kiên nhẫn, cứ chốc chốc lại hỏi “ Sao cậu Giới Tử vẫn chưa ra?” Khi pháo mở cửa lượt đầu vang lên, mười mấy thí sinh đi ra, hai anh em còn chưa nhìn ra ai với ai kĩ đã luôn miệng kêu “Cậu Giới Tử” nhưng lại không thấy cậu đâu cả, cảm thấy rất thất vọng. Lần thứ hai mở cửa Long Môn thấy cậu bước ra, chúng vô cùng mừng rỡ chạy đến đón. Niềm vui của con nít chỉ đơn thuần là thế, chuyện hoàn toàn không đáng mừng cũng cảm thấy vui mừng. Trương Nguyên đang khom người nói chuyện với hai cháu ngoại thì nghe có tiếng người ở phía sau kêu:
- Giới Từ sư huynh, kỳ thi này thuận lợi chứ?
Trương vội xoay người sang chỗ khác, thấy Vương Anh Tư đầu vấn khăn, thân mang áo đạo, tay cầm quạt xếp, đang cười cười nhìn hắn.
- Anh Vương hiền đệ sao lại tới đây vậy?
Trương Nguyên có chút kinh sợ, lên tiếng hỏi, lướt mắt nhìn quanh, cách đó không xa có một cái kiệu, bên cạnh kiệu có một tỳ nữ.
Vương Anh Tư không đáp mà vội vàng hỏi:
- Sư huynh có dùng bài chế nghệ đó không ?
Nàng đã biết đề từ những thí sinh ra trước rồi, giờ phút này thật sự là không thể kiềm nén được nỗi vui mừng, nhưng lại lo Trương Nguyên không dùng bài bát cổ của nàng.
Trương Nguyên lại cười nói:
- Gấp như vậy ư, chẳng lẽ muốn lấy tiền nhuận bút?
Vương Anh Tư nghe Trương Nguyên nói như vậy, biết ngay là Trương Nguyên đã chép theo rồi, lập tức ánh mắt như reo cười mà mở to, hỏi:
- Vậy sao huynh không ra đầu tiên?
Trương Nguyên nói:
- Bài còn lại đương nhiên là phải làm hết sức để tốt hơn chứ, không thì thật hổ thẹn.
Vương Anh Tư nói:
- Sư huynh đọc bài “Triệu Mạnh chi sở” cho ta nghe được không?
Trương Nguyên nói:
- Ngày mai ta sẽ tới bái kiến thầy để bẩm báo tình hình thi hôm nay, đến lúc đó sẽ viết ra cho đệ xem.
Đúng lúc này, Trương Nguyên nghe tiếng của tỷ tỷ Trương Nhược Hi:
- Tiểu Nguyên, đệ thi tốt chứ?
Trương Nguyên xoay đầu lại nhìn, thì ra là tỷ tỷ Trương Nhược Hi, tỷ ấy cũng mặc áo đạo đầu đội khăn chít, Anh Tư sư muội quả thực rất giống tỷ tỷ Trương Nhược Hi khi còn chưa lấy chồng, thường hay cải nam trang đi chơi. Phụ thân Trương Thuỵ Dương không ở nhà thường xuyên, mẫu thân họ Lã thì rất hiền, lúc đó Trương Nhược Hi dẫn theo đệ đệ Trương Nguyên đến chùa Đại Thiện, đi miếu Long Sơn Thành, từ khi gả đến Thanh Phổ thì không còn được tự do như vậy nữa, phải ở nhà làm vợ hiền dâu thảo, thỉnh thoảng mới được cùng Lục Thao đi chơi Lần này về nhà mẹ nhưng tỷ ấy lại chưa từng bước ra khỏi nhà, hôm nay là vì thấy hai đứa Lý Thuần, Lý Khiết đi lâu như vậy mà vẫn chưa về, lại lo lắng không biết em mình thi cử ra sao nên mới mặc áo đạo hồi trước rồi kêu Y Đình cùng đi đến phủ Học cung. Vừa tới nơi thì thấy đệ đệ đang nói chuyện với một thư sinh trẻ tuổi, Trương Nhược Hi vốn tính thận trọng, mình lại là nữ giả nam trang, lúc này cũng phát hiện vị thư sinh kia cũng là con gái nên rất ngạc nhiên. Khi nàng còn chưa xuất giátuy là cải nam trang ra ngoài, nhưng ngoại trừ đi với Trương Nguyên và dì Chu thì nàng trước giờ chưa từng nói chuyện với người ngoài. Vị cô nương kia là ai?
Vương Anh Tư cũng có chút kinh ngạc nhìn Trương Nhược Hi, Trương Nguyên cảm thấy hơi khó xử, đương nhiên không nên giới thiệu hai người gặp mặt, chỉ nói với Trương Nhược Hi :
- Tỷ tỷ, phủ tôn đã xem qua chế nghệ của đệ, cho phép đệ từ nay gọi ngài ấy là thầy rồi.
Trương Nhược Hi vui vẻ nói:
- Vậy là đệ đã qua được kỳ thi phủ này rồi, tốt rồi.
Lúc nói chuyện cố ý quay sang nhìn đánh giá Vương Anh Tư. Vương Anh Tư mặt thoáng ửng đỏ, chắp tay với Trương Nguyên nói:
- Sư huynh, đệ xin về trước.
Rồi vái chào Trương Nhược Hi, vội vàng trở lại kiệu, lên kiệu rời đi!