Chạng vạng hôm đó, ba huynh đệ Trương Nguyên dùng xong bữa tối ở tửu lầu gần bến tàu, thong thả đi về bờ sông Tần Hoài, ngồi ở mũi thuyền hóng mát, đúng dịp trăng tròn mười bảy tháng sáu sáng tỏ như gương, sóng tâm lay động, trăng thanh tịnh không một tiếng động, Trương Đại phiền muộn nói:
- Trăng đẹp như này, mà cứ nằm ở đây sao?
Trương Ngạc lập tức đề nghị:
- Tới cầu Vũ Định thăm Vương Vi Cô, thế nào? Nhân tiện dò hỏi Lý Tuyết Y, so sánh một chút xem Vương Vi Cô và Lý Tuyết Y ai là Khúc trung đệ nhất danh kỹ?
Trương Nguyên cười nói:
- Tam huynh ngày mai không phải thi, đêm nay có thể đi uống hoa tửu, thật tốt quá.
Trương Ngạc nói:
- Giới Tử, chớ làm mất hứng, đừng có đạo đức giả, cùng đi đi.
Trương Nguyên nói:
- Tam huynh muốn đệ không làm mất hứng cũng được, nhưng không được hơi một tý lại nói là đệ đạo đức giả.
Trương Ngạc nói:
- Được, được, không nói đệ, cùng đi nhé, chưa biết chừng chừng ngày mai sau khi nhập giám xong không dễ mà ra ngoài được đâu. Nữ lang ở U Lan Quán kia ngày ngày đều mong chúng ta tới, mong chờ mòn mỏi, sao chúng ta nhẫn tâm được chứ.
Nói xong liền cười lớn.
Bỗng nghe bên thuyến một tiếng nói giòn giã như tiếng chim vàng oanh:
- Yến Khách tướng công chuyên nói nhảm sau lưng, thật khiến tiểu nữ tử khinh thường.
Lúc Trương Ngạc xấu hổ vội quay đầu lại nhìn, nhưng thấy một chiếc thuyền lá nhỏ không biết đã trôi tới bên thuyền đu từ lúc nào. Nữ lang Vương Vi dứng ở mũi thuyền, ngẩng đầu nhìn ba huynh đệ họ, trên mặt còn nở nụ cười chế nhạo.
Việt
Thuyền bơi trên mặt nước, nước chảy chậm rãi, mũi thuyền có một cái án nhỏ bằng gỗ mun, trên án có ba cái chén sứ, nước trà vừa rót đầy, mặt trăng trong chén khẽ lay động,khi ba người Trương Đại, Trương Ngạc, Trương Nguyên cùng đứng dậy, mũi thuyền lún nhẹ, ánh trăng trong cốc chao đảo.
Trong tay nữ lang đang đứng ở mũi thuyền dưới trăng kia cầm một cái giỏ trúc, thứ trái cây trong giỏ hiện ra trong suốt sáng bóng dưới ánh trăng, tròn nhỏ, màu nhạt, giống như hạt chân trâu, giọng nói của cô gái giòn tan:
- Giỏ anh đào này mời ba vị tướng công thưởng thức.
Tiểu đồng tóc dài bên cạnh nữ lang cũng đưa một giỏ khác tới, nói:
- Đây là đào môn táo, nữ lang nhà nô tài mời ba vị tướng công nếm thử.
Trương Ngạc nhận lấy cái giỏ anh đào, Trương Nguyên nhận lấy giỏ táo, Trương Ngạc cười nói:
- Hổ thẹn, nhắc tào tháo, tào tháo liền tới ngay, cô nương thật đúng là hồ tiên, xuất hiện thần không biết, quỷ không hay.
Vương Vi cười nói:
- Tiểu nữ nhớ ba vị tướng công, thật là trông mòn con mắt, oán trách mãi không thôi, thấy ba vị tướng công không tới, liền gạt hết xấu hổ mà mang trái cây tới thể hiện thành ý, ba vị tướng công hiểu được ý của tiểu nữ chứ?
Thế này thì Trương Ngạc không còn gì đển nói. Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại liếc nhau, thầm nghĩ:
- Bị nữ lang này đùa giỡn trước mặt rồi.
Trương Đại nói:
- Tu Vi cô nương, mời lên thuyền bên này, thưởng trà, thưởng nguyệt, luận thơ, thế nào?
Thuyền đu ba mái chèo cao hơn nhiều so với cái thuyền nhỏ kia, nữ lang ngẩng mặt lên, búi tóc gọn gàng, vầng trán rộng, lông my đẹp, môi đỏ răng trắng, mỉm cười đáp:
- Không dám quấy rầy, ba vị tướng công ngày mai phải thi, tiểu nữ tặng chút trái cây tươi để bày tỏ thành ý, bây giờ đi về, cung chúc ba vị tướng công học tập thành công.
Chiếc thuyền nhỏ đẩy hai mái chèo, tuy là ngược dòng nhưng thuyền đi cũng không chậm, nhanh chóng biến mất dưới ánh trăng trên sông Tần Hoài. Lại có tiếng sáo rẽ nước vọng đến, ánh trăng mênh mông, dòng nước chảy xiết, tiếng sáo cũng xa ngút ngàn dặm không thể nghe thấy nữa.
Mà ngay cả Trương Ngạc bản tính nóng vội cũng đợi cho tới khi không còn nghe thấy tiếng sáo nữa mới hỏi:
- Là Vương Vi thổi sáo sao?
Không ai trả lời, không dám xác định.
Trương Đại ngẩn người, mê mẩn nói:
- Hai mươi bốn đêm trăng sáng bên cầu, ngọc nhân dạy thổi sáo ở nơi nào?
Trương Nguyên cười nói:
- Nữ lang này lại tới trêu chọc chúng ta.
Trương Ngạc nói:
- Giới Tử ngứa ngáy rồi?
Trương Nguyên cười ‘hắc’ một tiếng, nhặt lên một quả anh đào, cho vào miệng, cực ngọt, khen:
- Ngọt quá.
Hắn bảo bọn Mục Chân Chân, Tiểu Vũ đều tới nếm thử, lại hỏi Lai Phúc và Tiểu Vũ việc tìm thuê phòng tới đâu rồi?
Lai Phúc nói:
- Bên cạnh Kê Minh tự có một chỗ rất sạch sẽ thoáng mát, bên trong còn có hoa trúc cây cỏ, trước sau rộng khoảng hai mẫu, nhưng chủ nhà đó không muốn cho thuê nửa năm, nói muốn thuê thì thuê cả năm, tiền thuê một năm là ba mươi lượng bạc, thực sự rất đắt, tiểu nhân ngày mai lại đi hỏi thăm xem, tìm nhà đẹp mà giá rẻ.
Hai mươi lượng có thể đảm bảo cơm ăn áo mặc cả năm cho nhà năm miệng ăn, thuê nhà một năm mất ba mươi lượng, theo Lai Phúc thì quá đắt.
Trương Nguyên nói với Trương Ngạc:
- Ngày mai tam huynh đi tới chỗ Kê Minh tự xem nhà, thật sự tốt thì không cần so đo mấy lượng bạc làm gì, thuê nửa năm trả người ta mười tám lượng, chắc chán sẽ đồng ý cho thuê. Khi lập khế ước cần tìm bảo trưởng hoặc giáp trưởng ở gần đó làm chứng, tránh để gây ra những phiền toái không cần thiết.
Ngày mai Trương Ngạc không cần thi, ngày kia trực tiếp nhập học luôn.
Sáng sớm ngày mười tám tháng sáu, ăn xong há cảo Kim Lăng, Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại còn cả mấy nô bộc Vũ Lăng, Mính Yên vội tới cống viện Nam Kinh. Những giám sinh mới tới Quốc Tử Giám nhập học thi ở cống viện, do thượng thư bộ Lễ Nam Kinh và Tế Tửu Quốc Tử Giám cùng chủ trì.
Trương Ngạc thì bảo Lai Phúc dẫn tới gần chỗ Kê Minh tự xem nhà, quả nhiên là yên tĩnh tao nhã, tiền viện trồng hoa, hậu viện đầy trúc cảnh, ở giữa là một cái lầu nhỏ sắp xếp các tòa nhà hình chữ phẩm (品). Trương Ngạc khá hài lòng, vừa xinh ba huynh đệ họ mỗi người một tòa. Gã lập tức bàn việc lập khế ước với chủ nhà. Chủ nhà họ Từ, thấy vị giám sinh này tới thuê nhà, xem ra là con nhà giàu có, thuê nửa năm cũng bỏ ra mười tám lượng, vậy thì còn gì để nói nữa, liền nói:
- Tiền thuê nửa năm sẽ phải trả hết một lần.
Trương Ngạc nói:
- Ai mà có đủ kiên nhẫn để bàn tiền thuê nhà hàng tháng với ông, tiền thuê nửa năm giao hết ngay cũng không sao, nhưng ông phải tìm một lý giáp làm chứng, bằng không ai biết cái nhà này có phải là của ông không, nếu ông lấy tiền của ta chạy đi, ta chẳng phải là bị oan sao.
Chủ nhà họ Từ kia vội nói:
- Sao có lý đó. Khế ước cần người làm chứng không sai, nhưng người làm chứng mà không có chút tiền nào thì ai chịu đứng ra làm chứ, lễ vật năm quan tiền là phải có, năm quan tiền này cậu phải trả.
Trương Ngạc không muốn dông dài với chủ nhà này, đồng ý đưa ra năm quan tiền. Chủ nhà họ Từ liền dẫn gã đi tìm người làm chứng để lập khế ước. Khế ước lập xong, trả luôn tiền thuê, ba bên đều điểm chỉ, mỗi bên giữ một bản. Tiểu viện dưới chân núi Kê Minh này là chỗ ở tạm của ba huynh đệ Trương thị rồi. Trương Ngạc sai Năng Trụ và mấy người hầu tới quét dọn, gã tự mình tới chỗ cống viện xem Trương Đại và Trương Nguyên thi xong chưa?
Cống viện Nam Kinh ở giữa những năm Hồng Vũ là trường thi hương, thi hội. Sau khi Vĩnh Lạc dời đô tới Bắc Kinh, nơi đây chỉ dùng cho thi hương Nam Trực Lệ, quy mô xây dựng to lớn hơn so với cống viện hành tỉnh. Đầu giờ thìn, Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại từ long môn cống viện Nam Kinh bước vào, thấy tả hữu đều có quảng trường, lần lượt là “Minh kinh thủ sĩ” và “Vi quốc cầu hiền”. Bởi vì các quan viên chưa tới, nên các giám sinh đợi thi phải đứng ở hai bên lầu Minh Viễn, chờ Nam Kinh Lễ Bộ Thượng thư Lý Duy Trinh và Nam Kinh Quốc Tử Giám Tế Tửu Cố Khởi Nguyên tới. Những giám sinh mới tới xếp thành hai hàng, có tuế cống, tuyển cống, cử giám, ấn giám, khoảng hơn hai trăm người. Nam Kinh Quốc Tử Giám này tuy không hưng thịnh như trước, nhưng hàng năm vẫn duy trì khoảng ba ngàn giám sinh tới học, phủ học và huyện học còn lâu mới bì kịp.
Minh Viễn lầu có tất thảy ba tầng, cao sáu trượng, để quan giám khảo ở trên cao nhìn xuống giám sát các thí sinh theo số thứ tự, nên bốn mặt đương nhiên là để trống không che chắn gì. Tuy là buổi sáng, nhưng cái nắng gay gắt tháng sáu cũng rất khó chịu, đợi khoảng hai khắc, mới thấy một đám quan lại tiến vào trường thi dưới sự hộ vệ của các quan sai, Lý Thượng thư nhìn dáng vẻ khoảng chừng hơn bảy mươi tuổi, hơi béo, gương mặt mỉm cười. Cố Tế tửu khoảng chừng năm mươi tuổi, vóc người bậc trung, hai mắt hơi sâu, vẻ mặt khá nghiêm túc.
Đi xuyên qua dưới lầu Minh Viễn, phía trước là “Chí công đường”, Lý thượng thư và Cố Tế tửu và một số quan viên khác ngồi vào vị trí của mình trên công đường. Các giám sinh mới nhập học đứng ở dưới đường, Lý thượng thư cũng không dài dòng, trước tiên bảo thư lại thu và kiểm tra giấy phép nhập học của giám sinh, ông nói:
- Hôm nay là kỳ thi nhập học, chỉ làm một đề Tứ thư, chỉ cần chế nghệ, thư pháp không đến mức quá kém thì sẽ không đánh trượt các ngươi. Nhưng người có chế nghệ tốt có thể vào học ở Sùng Chí đường và Quảng Nghiệp đường. Những người kém hơn thì bắt đầu học ở Chính Nghĩa đường.
Lúc này, chợt thấy một quan sai của cống viện lên công đường bẩm báo:
- Viện trưởng đại nhân, Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong yêu cầu tham dự cuộc thi ngày hôm nay, xin đại nhân chỉ thị.